MỤC LỤC
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, năng lực chế biến của doanh nghiệp còn yếu… cộng với thách thức về cạnh tranh rất gây gắt trong việc giành thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, thách thức về áp lực thiếu hụt nguyên liệu. “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp” nhằm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam có được cái nhìn tổng quát lại toàn cảnh bức tranh của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta luôn gặt hái được nhiều thành quả rất to lớn, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn lớn hơn năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. - Nghiên cứu xây dựng đưa ra các chiến lược và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản, đưa ra các kiến nghị đối với Hiệp hội ngành gỗ, kiến nghị với Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, ngân hàng Nhà nước… trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam.
- Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua. Rút ra được những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, đưa ra chiến lược và các giải pháp mang tính vĩ mô, để từ đó các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn, phù hợp với khả năng, thế mạnh, thuận lợi riêng ở mỗi doanh nghiệp.
- Đưa ra các kiến nghị với Chính Phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bộ Tài chính, góp phần khắc phục những khó khăn, thách thức hiện tại, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cho năm 2009 và cho những năm sắp tới.
Từ đó làm cơ sở cho việc đề ra chiến lược, các giải pháp thực thi chiến lược, giải quyết khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản.
Trước đây, ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt Nam có thể chen chân vào các siêu thị lớn trên thế giới thì nay, hầu hết các siêu thị lớn trên thế giới đều có bán đồ gỗ chế biến tại Việt Nam. Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ quốc tế tới tham dự hội chợ EXPO đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong 4 năm qua, để tìm hiểu và ký kết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới.
Về thương hiệu của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản còn nhiều hạn chế, theo kết quả khảo sát qua thực tế, kết quả: Trừ sản phẩm của các doanh nghiệp đã có tên tuổi và đã khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới và tại thị trường Nhật Bản như sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, sản phẩm của công ty Khải Vy…Còn lại sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa khẳng định được tên tuổi tại thị trường Nhật Bản. Trong tháng 8 năm 2008, đơn giá xuất khẩu trung bình hàng đồ nội thất như mặt hàng bàn trang điểm xuất khẩu vào thị trường Nhật trong tháng 8/2008 đạt 125 USD/chiếc – giá xuất FOB; Mặt hàng tủ quần áo đạt 101 USD/chiếc – FOB; Mặt hàng tủ đầu giường đạt 55,62 USD/chiếc – FOB; Mặt hàng nôi dùng cho em bé đạt 70 USD/chiếc –FOB…Nhìn chung giá cả của các sản phẩm gỗ Việt Nam tại Nhật Bản thì có giá ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan.
Tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp, ngày 20 tháng 11 năm 2008, ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành quyết định số 2809/QĐ-NHNN điểu chỉnh mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm xuống còn 11%/năm và ngày 3 tháng 12 năm 2008 vừa qua, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống còn 10%/năm, và mới đây ngày 19 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam còn 8.5%/năm, điều này đã phần nào làm giải tỏa bớt căng thẳng cho doanh nghiệp trong vấn đề tiếp cận và vay vốn từ ngân hàng. Kết luận: Qua việc đánh giá lại chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chúng ta nhận thấy rằng “mặc dù Nhật Bản luôn được xác định là một trong ba thị trường lớn, trọng điểm đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam nhưng việc đưa ra chiến lược có bài bản, mang tính lâu dài và kèm theo chiến lược là những giải pháp thực thi, giải pháp phòng chóng rủi ro, đã gần như bị bỏ quên, hoặc có chăng chỉ là đầu tư mang tính thời điểm, theo đơn hàng.
Nhìn chung, trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Hàn Quốc …và các doanh nghiệp trong nước có tên tuổi và đã khẳng định mình ở thị trường trong nước và quốc tế như: Công ty Khải Vy, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, công ty Savimex, Tập đoàn Tiến Timper…, còn lại đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác có tốc độ đổi mới máy móc, công nghệ và trang thiết bị cho sản xuất diễn ra chậm, đầu tư máy móc chưa đồng đều, mức đầu tư cũn thấp, đầu tư chưa theo một định hướng phỏt triển rừ rệt mà chỉ đầu tư theo đơn hàng. Thiết nghĩ, để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật có thể cạnh tranh mạnh mẽ và thắng lợi so với các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… tại thị trường Nhật Bản này thì cần phải gấp rút đưa ra các chiến lược và các giải pháp khắc phục ngay các khó khăn đang tồn tại, nhất là vấn đề nguồn vốn, máy móc công nghệ cho sản xuất, vấn đề đẩy mạnh công tác Marketing, liên doanh liên kết trong sản xuất và xuất khẩu giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các Hiệp hội ngành gỗ trong nước, giữa doanh nghiệp với các Hiệp hội ngành gỗ của Nhật Bản….
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng đạt được là 2.75 điểm> số điểm trung bình là 2.5 điểm, cho thấy các yếu tố tác động từ môi trường bên trong (môi trường nội bộ) của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chỉ trên mức trung bình đôi chút. Do đó, doanh nghiệp cần phải tập trung vào phát huy tối đa các thế mạnh hiện tại của doanh nghiệp, của sản phẩm gỗ mà đã được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận, ưa thích, đánh giá cao, đưa ra các giải pháp tiếp tục phát huy các thế mạnh của doanh nghiệp, sản phẩm chủ lực, sản phẩm hiện đang có thế mạnh, đồng thời khắc phục ngay các điểm yếu còn đang tồn tại.
Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh, góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm và làm nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản. Sau gần hai năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp VN có nhiều cơ hội để chuyển giao và tiếp cận công nghệ mới, sản phẩm không bị phân biệt đối xử….
Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang khẳng định vị trí trên thị trường đồ gỗ quốc tế. VN ổn định về chính trị, kinh tế đang phát triển rất nhanh, có tốc độ phát triển kinh tế đứng thứ hai khu vực.
Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật trên tất cả các khía cạnh từ sản phẩm, kim ngạch, hình thức xuất khẩu, thực trạng về Logistic, những mặt thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), đánh giá chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân tích các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài tác động đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật, phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp, phân tích ma trận SWOT chưa đầy đủ. Qua việc rà soát, phân tích, đánh giá lại thực trạng của ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản của nước ta, phân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như: Kinh tế, Chính trị, Pháp luật, Văn hoá Xã hội, môi trường tự nhiên, nhà cung cấp, người mua, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, các cơ hội, nguy cơ đang tác động trực tiếp đến việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật…ta thấy rằng các yếu tố trên của môi trường bên ngoài đã và đang tác động rất tích cực đến ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản của nước ta trong thời gian qua cũng như trong những năm sắp tới.
Thứ sáu, do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã lan toả ra gần như mang tính toàn cầu, sự suy thoái kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian gần đây, đã làm ảnh hưởng lớn đến sức mua đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường này. Tiến tới xây dựng thị trường đồ gỗ Việt Nam phát triển bền vững: Các lô hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất sang các nước nói chúng và đối với thị trường Nhật Bản nói riêng đều phải thỏa mãn các tiêu chí nghiêm ngặt, nguyên liệu sử dụng có đầy đủ chứng chỉ rừng FSC, chứng chỉ ISO về quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục tăng cường công tác Marketing thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như qua mạng internet, liên tục cập nhật thông tin về sản phẩm, giá cả, mẫu mã sản phẩm trực tiếp lên trang web, từ các kênh truyền hình của Nhật Bản…để từ đây khách hàng có thể dễ dàng cập nhật, liên hệ khi có nhu cầu; Tích cực, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ EXPO diễn ra tháng 10 hàng năm tại Việt Nam và các kỳ hội chợ về ngành đồ gỗ hàng năm của Nhật Bản như: Hội chợ về đồ gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một lần, Hội chợ triển lãm ngành đồ gỗ tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Bên cạnh đó, kết hợp và liên kết chặt chẽ với các Hội về đồ gỗ của Nhật Bản như: Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp đồ gỗ của Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà bán lẻ đồ gỗ Nhật Bản, thông qua các Hội, Liên đoàn của Nhật này sẽ quảng bá về doanh nghiệp, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam.
Hai là, các doanh nghiệp ngoài việc tiếp tục duy trì với các đầu mối cung ứng gỗ từ các nước như: Campuchia, Malaysia, Hoa Kỳ…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập hợp vốn lại để tạo nên sức mạnh về tài chính, cùng lên kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu ổn định, dài hạn và tiếp tục mở rộng ra các thị trường gỗ nguyên liệu dồi dào như: Canada, Châu Phi, Nga …, nguyên liệu gỗ sau khi được nhập về sẽ phân chia theo tỷ lệ vốn góp, từ đó mỗi doanh nghiệp sẽ chủ động hơn về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tránh được tình trạng tranh giành nhau mua, đồng thời hạn chế được tình trạng mua gỗ lậu, ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch Marketing thông qua việc chủ động điều tra, khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản, nắm bắc thông tin thị trường một cách thường xuyên và liên tục, luôn cập nhật những thông tin thay đổi về nhu cầu mới sản phẩm, thị hiếu mới của khách hàng, các phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm gỗ của doanh nghiệp về mặt chất lượng, mẫu mã, giá cả, hệ thống phân phối, dịch vụ hậu mãi … Nhanh chóng khắc phục khuyết điểm, đưa ra các giải pháp đáp ứng nhanh chóng và làm thỏa mãn khách hàng.
Đối với các khu rừng trồng thuộc dự án năm triệu ha rừng và các khu rừng thuộc chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 – 2020 đặt mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu của ngành gỗ Việt Nam với sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn từ 7 năm đến 10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên thì Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức quốc tế và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các địa phương chuẩn bị đầy đủ thủ tục để khi bắt đầu khai thác nguyên liệu gỗ chúng ta có được chứng chỉ FSC. Liên kết đào tạo với các chương trình quốc tế của các nước về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển của ngành gỗ hoặc cho phép, khuyến khích các doanh nghiệp được phép liên kết trực tiếp với các trường, các tổ chức nước ngoài về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành gỗ, liên kết với tổ chức JODC của Nhật Bản (về việc cử chuyên gia sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, trao đổi kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực), liên kết với các tổ chức nước ngoài chuyên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển ngành gỗ.
Việc đưa ra các chiến lược và giải pháp khắc phục khó khăn, hướng đến đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh lúc này thiết nghĩ sẽ là những đóng góp tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thiếu thốn, khó khăn tứ bề, có được cái nhìn lại tổng quát toàn cảnh bức tranh mà trong đó có mình, nhìn và thấy được tất cả các khía cạnh từ thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, nhìn lại chính mình.