Đặc điểm kinh doanh sản xuất của hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì - Hà Nội

MỤC LỤC

CHƯƠNG 2

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn huyện Thanh Trì

Thanh Trì là 1 huyện ngoại thành của đô thị lớn, lại nằm trên trục lộ giao thông chính nên có nhiều thuận lợi về giao thông, bưu điện, có thị trường lớn tiêu thụ lương thực, thực phẩm, các sản phẩm dịch vụ, thương mại phục vụ đô thị, cũng như việc sử dụng lao động nông nhàn, tạo nhiều nguồn thu cho người dân hay hưởng lợi do giá đất ven đô tăng nhanh…. Là một huyện ngoại thành nên Thanh Trì cũng có những khó khăn của huyện ngoại thành, đó là môi trường sản xuất kinh doanh không ổn định, phụ thuộc trực tiếp vào mọi sự biến động của thị trường đô thị, khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất chế biến thấp thua các doanh nghiệp nội thành, nguồn. Cùng với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng của đô thị và ảnh hưởng của các nhà máy sử dụng hoá chất ở Thanh Trì, của Nghĩa trang thành phố….làm cho môi trường của huyện bị ô nhiễm ngày càng nặng thêm, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện: cá chết, gia súc gia cầm dịch bệnh, tỷ lệ người bị bệnh đường hô hấp, phụ khoa cao nhất thành phố….

Ngoài ra sự phát triển các khu đô thị mới như Pháp Vân… cũng làm cho hàng vạn người dân thất nghiệp, giá đất đai các xã vùng vên đô tăng nhanh, nhiều gia đình bán đất thu những khoản thu tiền lớn bất ngờ, ruộng đất canh tác bị giảm, nạn thất nghiệp tăng, tệ nạn nghiện hút có xu hướng gia tăng, phát sinh tình trạng đua đòi, ngại lao động. Phòng Kế hoạch - Kinh doanh được tổ chức như sau: 01 Trưởng phòng phụ trách chung, 01 Phó trưởng phong giúp việc Trưởng phòng, trực tiếp phụ trách thẩm định các khách hàng là doanh nghiệp và thay thế Trưởng phòng điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng, 02 cán bộ làm tổng hợp, báo cáo thống kê, 01 cán bộ phụ trách cho vay các doanh nghiệp, số cán bộ còn lại phụ trách các xã về công tác ngân hàng.

Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì

Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, quan hệ giưa tiêu dùng và sản xuất của các hộ sản xuất, biệu hiện.

Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì

Đánh giá chung về chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì

Các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng rất đa dạng, cụ thể, cùng với việc triển khai thực hiện khá kiên quyết và liên tục, nên đã mang lại những hiệu quả thiết thực: Từ vị trí là một trong những Chi nhánh có tỷ lệ nợ qúa hạn cao nhất, kinh doanh thua lỗ của hệ thống NHNo & PTNT VN, Thanh Trì đã hạ thấp được tỷ lệ nợ quá hạn xuống tương đương tỷ lệ chung của toàn hệ thống và bưóc đầu ssã có lãi trong hoạt động, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của Chi nhánh đã bắt đầu sáng sủa hơn. Những giải pháp này rất cần tổng hợp và hoàn chỉnh thành các bài học bổ ích không chỉ cho công tác nghiên cứu mà còn cần phổ biến rộng rãi cho toàn hệ thống NHNo & PTNT VN nói riêng và cho các NHTM nói chung khi hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. - Cho vay sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao ( chiếm trên dưới 60% dư nợ kinh tế hộ ), cho vay thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, nơi có nhiều ao hồ, ruộng trũng để nuôi trồng huỷ sản và có nhiều làng nghề chưa được đầu tư phát triển.

Hoặc có hiện tượng những chỉ tiêu nào của Trung ương nhắm thấy không thực hiện được thì bỏ lơ, không phản hồi, cụ thể như chỉ tiêu tỷ trọng vốn đầu tư trung và dài hạn cho các chi nhánh ngoại thành, hay chỉ tiêu chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào đối với các chi nhánh ở đô thị có sự cạnh tranh cao…. - Mặt khác, khi các dự án giao thông, xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư được thực hiện, người nông dân được đền bù một khoản tiền rất lớn (mà từ xưa tới nay họ chưa bao giờ có được) nên nông dân có tiền trả nợ Ngân hàng và không vay nữa, thậm chí còn có tiền gửi vào Ngân hàng.

Định hướng phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì đến năm 2010

Định hướng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà Nội (giai đoạn 2004 - 2010)

* Mở rộng dịch vụ Ngân hàng theo hướng hiện đại hoá công nghệ và nâng cao trình độ nhân viên. - Bảo đảm tăng trưởng từng bước vững chắc, tăng trưởng dư nợ đi đôi với nâng cao chất lượng cho vay. Chú trọng cho vay các làng nghề, các hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại, chế biến nông sản, cho vay thuỷ sản với các loại thuỷ sản cao cấp như tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi lai… phục vụ thành phố Hà Nội và xuất khẩu.

- Mở rộng đối tượng cho vay, như cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất đối với kinh tế hộ, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay trả góp mua xe, mua nhà có bảo đảm tài sản từ vốn vay….

Những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo &

Trong xu thế ngày càng trao quyền tự quyết định cho các NHTM thì có thể nói rằng: Cán bộ là nhân tố quyết định chất lượng tín dụng của hoạt động NHTM, từ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, cho vay đúng, quản lý vốn và khách hàng vay sâu sát, thu nợ kịp thời, đến việc tư vấn giúp đỡ hộ sản xuất tìm thị trường và nguồn tiêu thụ để giảm thiểu rủi ro. - Xây dựng quy chế luận chuyển cán bộ định kỳ: Công bố định kỳ luân chuyển cán bộ thay thế để cán bộ cũ có điều kiện tự kiểm tra hoàn chỉnh các sai sót, trong khi đó cán bộ mới có điều kiện tiếp cận dần địa bàn mới, phận định trách nhiệm đối với cán bộ mới và cán bộ cũ trong việc thu nợ, xử lý nợ tồn đọng trên địa bàn hoạt động. - Thường xuyên nắm được tình hình tài chính, tình hình sản xuất - kinh doanh, tình hình vật tư đảm bảo, nắm được thời gian tiêu thu sản phẩm để đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời, ngoài ra cũng cần chú ý tới những thông tin khác có liên quan để dự báo khả năng trả nợ của khách hàng, đề ra biện pháp xử lý.

Nhiều chi nhánh khi kiểm tra phát hiện những vấn đề sai lệch có khả năng gây ra thất thoát vốn nhưng không báo cáo lãnh đạo cấp trên xem xét mà cố tình che dấu làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, vì thế phòng kiểm tra kiểm soát của NHNo & PTNT Thanh Trì cần thiết phải bổ sung thêm cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, đủ năng lực và có đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai sót có thể dẫn đến tổn thất về vốn và nhằm không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng. Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng ở NHNo & PTNT Thanh Trì là sự ủng hộ và tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như: Thông tư liên tịch 2308 số 117/CVLT-2000 giữa hội nông dân Việt Nam và NHNo Việt Nam ngày 06/03/2000, đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn, phát triển đời sống, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, nâng cao độ an toàn vốn vay và năng lực tài chính.

Một số kiến nghị

Để tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của cấp uỷ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng trong phạm vi toàn huyền để không ngừng cải thiện chất lượng tín dụng ở NHNo Thanh Trì. - Hỗ trợ các nguồn vốn rẻ cho NHNo & PTNT Việt Nam cho vay ở nông thôn từ các nguồn vốn tái cấp vốn, các dự án, chương trình phát triển cho nông nghiệp và nông thôn, các nguồn vốn đóng góp của các NHTM khác. - Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thông qua các chính sách cụ thể như: Chính sách hỗ trợ sản xuất chuyển đổi lô thửa, chính sách khuyến nông, chính sách bảo hiểm, chính sách hỗ trợ kinh phí cho nông dân nuôi trồng thử nghiệm các giống cây con có năng suất chất lượng cao….

- Hoàn thiện hành lang pháp lý cho cả Ngân hàng và khách hàng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, việc điều tra xử án, thi hành các án kinh tế, xử lý đất đai khi vi phạm hợp đồng vay vốn…. - Chính quyền các cấp địa phương hỗ trợ, phối hợp với các NHTM trong việc tuyên truyền vận động xã hội hoá ngân hàng, cung cấp thông tin khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay….