Giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ trên các tuyến phố cổ: Hàng Ngang - Hàng Đào và Hàng Cân - Lương Văn Can

MỤC LỤC

Hiện trạng tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can

Trên tuyến đường có 8 điểm giao cắt đồng mức với với các tuyến phố khác như phố Cầu Gỗ, Phố Hàng Buồm, Phố Lãn Ông, Phố Hàng Gai… trong đó có các tuyến phố có lưu lượng phương tiện lớn như Phố Hàng Gai, Hàng Bồ. Các phương tiện chuyển động trong dòng giao thông hỗn hợp, lưu lượng phương tiện tại mỗi đoạn tuyến liên tục thay đổi với sự tách nhập của các dòng giao thông từ các giao cắt đồng mức. Một phần người dân tham gia giao thông có nhu cầu mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề phát sinh như vi phạm trật tự an toàn giao thông, đỗ xe, lấn chiếm vỉa hè….

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay chủ yếu các hình thức sử dụng đường đều là hỗn hợp, tức là người dân sử dụng đường dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm: phục vụ nhu cầu đi lại, phục vụ nhu cầu buôn bán kinh doanh, phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh…, hai tuyến phố nghiên cứu trong khu vực phố cổ cũng được sử dụng dưới hình thức trên. Rất nhiều vị trí dưới lòng đường trên khu vực làn xe thô sơ có xe ô tô đỗ trái phép, các vị trí này thường là trước khu vực các cửa hàng, quán ăn, thậm chí là ngay tại nút giao thông…. Theo quan sát, tại vị trí này tồn tại rất nhiều xung đột giao thông, vấn đề an toàn cho người đi bộ chưa được đảm bảo, tình trạng đỗ xe trái phép tại nút gây giảm năng lực vàviệc thiết kế đảo giao thông không hợp lý.

Các vạch dọc đường trên tuyến đường bao gồm: Vạch sơn màu vàng (dải an toàn sát dải phân cách tim đường), vạch sơn trắng đánh dấu lề đường bên phải và phân chia làn đường rẽ, vạch sơn đứt màu trắng phân chia làn đường.

Hình 2.4: Hiện trạng buôn bán hàng trên vỉa hè ở Phố Hàng Cân
Hình 2.4: Hiện trạng buôn bán hàng trên vỉa hè ở Phố Hàng Cân

Đánh giá hiện trạng năng lực và mức phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và Hàng Cân –Lương Văn Can

Việc không có vỉa hè, hay vỉa hè quá hẹp lại bị lấn chiếm bởi hoạt động kinh doanh buôn bán và đỗ xe trái phép dẫn tới vấn đề là người đi bộ hoặc không dám đi trên tuyến phố đi bộ này hoặc phải đi tràn xuống lòng đường gây cản trở sự tham gia giao thông của các loại phương tiện khác và nguy hiểm cho người đi bộ. Với hiện trạng trên cần có giải pháp tổ chức giao thông hợp lý hơn như việc cấm một số loại phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên tuyến để có thể hạn chế xung đột giao thông nâng cao năng lực và mức phục vụ trên tuyến. Theo tài liệu về dự án tăng cường ngườn nhân lực an toàn giao thông tại Hà Nội (TRAHUD), nguồn gốc hành vi tham gia giao thông nói riêng và hành vi của con người nói chung được định nghĩa như là hàm của tác động môi trường và yếu tố con người.

Do đặc điểm của các tuyến phố ở nước ta là khá phức tạp đồng thời điều kiện bãi đỗ xe chưa cho phép nên việc đưa ra giải pháp cấm đỗ xe dọc tuyến là chưa khả thi tuy nhiên có thể đưa ra giải pháp cẫm đỗ xe hay sử dụng trái phép vỉa hè theo các khoảng thời gian, hoặc cho phép dỗ xe tại một số đoạn mà chiều rộng vỉa hè tương đối lớn như trên phố Hàng Đào, đoạn gần nút giao Hàng Gai cùng với đó là phương pháp quản lý, cưỡng chế nghiêm ngặt sẽ có hiệu quả cao. Mức độ giảm năng lực thông hành thực tế của tuyến đường phụ thuộc vào từng hình thức sử dụng đường phi giao thông.Ta có thể lượng hoá mức giảm năng lực thông hành bằng cách tính toán mức độ lấn chiếm lòng đường của từng loại hành vi như: đỗ xe trái phép, buôn bán, lấn chiếm lòng đường…. Vì đây là tuyến phố có lưu lượng giao thông rất lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm và lòng đường thì tương đối hẹp nên cần thiết phải có biện pháp cấm tuyệt đối việc đỗ xe dưới lòng đường và buôn bán trên vỉa hè.

Với hiện trạng là một tuyến đường có đông dân cư, hoạt động kinh doanh buôn bán rất sôi động, đây lại là khu vực có rất nhiều du khách nước ngoài sinh sống và tham quan nên vấn đề đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ nói riêng và trên toàn bộ tuyến nói chung là rất cần thiết.

Hình 2.8: Minh hoạ đoạn thắt cổ chai trên tuyến phố Hàng Cân – Lương Văn Can
Hình 2.8: Minh hoạ đoạn thắt cổ chai trên tuyến phố Hàng Cân – Lương Văn Can

HÀNG CÂN – LƯƠNG VĂN CAN

Mặc dù số lượng người đi bộ rất đông nhưng việc tổ chức giao thông cho người đi bộ trên tuyến chưa được quan tâm đúng mức, vỉa hè dành cho người đi bộ bị lấn chiếm vào các hoạt động phi giao thông một cách nghiêm trọng, tại các nút giao thông không có sự ưu tiên cho người đi bộ. Nhờ thiết kế đèn tín hiệu cho người đi bộ mà việc sang đường của người đi bộ an toàn hơn, giảm được các xung đột của dòng người đi bộ đối với các phương tiện khác. Việc thiết kế đèn tín hiệu cho người đi bộ đã được áp dụng tại một số nút giao thông trên địa bàn Hà Nội như tuyến Thái Hà – Chùa Bộc đã đem lại hiệu quả tốt đối với việc giảm xung đột giao thông nói chung, nâng cao năng lực phục vụ tại nút và trên tuyến nói riêng.

Một cá nhân có phương tiện cơ giới cá nhân chắc chắn sẽ lựa chọn đi bằng phương tiện cơ giới cá nhân đến nơi họ cần đến khi khu vực đó có thể đáp ứng nhu cầu đỗ xe. Trên cơ sở hiện trạng giao thông tĩnh trong khu vực, nghiên cứu đề xuất tổ chức dải đỗ xe trên hè phố để góp phần đáp ứng được một phần nhu cầu đỗ xe của người dân, (chủ yếu là khách mua sắm và đối tượng nhân viên và chủ cửa hàng) giảm được hiện trạng đỗ xe trái phép trên hè phố và dưới lòng đường. Giữ nguyên hiện trạng vỉa hè trên tuyến, tiến hành sơn và đặt biển báo đỗ xe trên đoạn vỉa hè dọc tuyến phố và bố trí đỗ xe theo hình thức vuông góc để tận dụng tối đa sức chứa của bãi đỗ.

Do điều kiện chiều rộng vỉa hè hạn chế, mà nhu cầu đỗ xe lại rất lớn nên việc bố trí dải đỗ xe chỉ là giải pháp bổ trợ, nhằm hạn chế tình trạng đỗ xe trái phép trên hè phố và dưới lòng đường, góp phần nâng cao năng lực phục vụ trên tuyến.

Bảng 3.2: Lưu lượng dự báo trên tuyến Hàng Ngang  - Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can  (HK/h)
Bảng 3.2: Lưu lượng dự báo trên tuyến Hàng Ngang - Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can (HK/h)

Phố Hàng Gai

Nhóm giải pháp trung hạn

- Mục đích lớn nhất là để nâng cao năng lực và mức phục vụ đồng thời thức đẩy dòng giao thông đi bộ trong khu vực phố cổ nói chung và trên hai tuyến phố Hàng Ngang – Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can nói riêng. Căn cứ vào lượng khí thải tính cho mỗi chuyến đi khi sử dụng các phương tiện khác nhau kết hợp với số liệu dự báo về số lượng hành khách vào năm 2014 để tính toán mức đô ô nhiễm môi trường trong phương án tổ chức VTHKCC trên cặp tuyến đường nói trên. Theo như phương án thiết kế, thì xe buýt sẽ được phân cách với dòng xe thô sơ và người đi bộ nên vấn đề an toàn giao thông sẽ được nâng cao tránh được những xung đột của xe buýt đối với các phương tiện khác.

Do được phân cách nên khi xe buýt dừng tại các điểm dừng đỗ sẽ không đi tạt vào làn đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ đồng thời quyền sử dụng đường dành cho xe buýt được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi để xe buýt lưu hành. Xuất phát tự hiện trạng về năng lực và mức phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang –Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can thì việc thực hiện nhóm giải pháp ngắn hạn như lắp đặt đèn tín hiệu cho người đi bộ sang đường, tổ chức dải đỗ xe trên hè phố và mở rộng lòng đường ở những đoạn thắt cổ chai sẽ có ý nghĩa giải quyết được những thiếu hụt về năng lực phục vụ hiện tại trên tuyến. Nhưng trong tương lai khi nhu cầu giao thông ngày càng tăng thì cần thiết phải có những giải pháp mang tính dài hạn, có thể giải quyết được các vấn đề giao thông phát sinh như tắc nghẽn, tai nạn giao thông…Chính vì vậy mà chương 3 của nghiên cứu đã đề xuất giải pháp tổ chức cơ cấu phương tiện bằng biện pháp cấm xe con lưu hành trên tuyến và tiến hành tổ chức VTHKCC bằng xe buýt.

Những giải pháp này có thể nâng cao được năng lực và mức phục vụ trên tuyến lên nhiều mức đồng thời nó cũng phù hợp với định hướng phát triển đô thị khu vực phố cổ Hà Nội, góp phần thúc đẩy dòng giao thông đi bộ trên tuyến.

Bảng 3.7: Sức chứa bình quân một phương tiện (hành khách/ phương tiện)
Bảng 3.7: Sức chứa bình quân một phương tiện (hành khách/ phương tiện)