MỤC LỤC
Vì vậy, ngân hàng liên doanh chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về đầu tư, đặc biệt là các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác. Như vậy, ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng không chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan quản lý chuyên trách về hoạt động đầu tư tại Việt Nam mà ngân hàng liên doanh chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Do vậy, ngân hàng liên doanh ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh đồng thời của hai hệ thống văn bản pháp luật: Các văn bản pháp luật về đầu tư và các văn bản pháp luật về ngân hàng. Tuy vậy, xuất phát từ tính đặc thù trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng liên doanh có sự khác biệt với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác.
Phương ỏn hoạt động 3 năm đầu trong đú nờu rừ hiệu quả và lợi ớch kinh tế của hoạt động ngân hàng; Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc); Mức vốn góp, phương án góp vốn, và danh sách những tổ chức cá nhân góp vốn; Tình hình tài chính và những thông tin liên quan về cổ đông lớn; Ý kiến chấp nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của tổ chức tín dụng; Điều lệ của tổ chức tín dụng nước ngoài; Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài; Văn bản của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cho phép tổ chức tín. Ngoài ra, Điều 98 Luật các TCTD quy định: “ Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng mà tổ chức tín dụng đó vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thì có thể bị Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.” Tuy nhiên, theo Nghị định 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 hướng dẫn việc áp dụng Luật phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt thì do tính chất đặc thù của ngân hàng liên doanh nên ngân hàng liên doanh không tiến hành phá sản theo thủ tục thông thường tại Nghị định này mà thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Về mặt pháp lý, bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay (Khoản 1, Điều 2 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/ QĐ-NHNN ngày 26/6/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước). Nghiệp vụ cấp tín dụng của bảo lãnh ngõn hàng thể hiện rất rừ ở chỗ khi xem xột bảo lónh, ngõn hàng phải tiến hành một loạt các nghiệp vụ tín dụng thông qua việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, chấp nhận đề nghị… Khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp người vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với người cho vay, tính toán và thực hiện các tỷ lệ dư nợ liên quan đến việc thực hiện các hệ số phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro nhằm bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật.
Các ngân hàng liên doanh còn thực hiện nghiệp vụ xúc tiến việc đi vay vốn của các ngân hàng nước ngoài để cho vay lại (ví dụ như ngân hàng FVB trong tháng 11 năm 1993 đã vay được 40 triệu USD từ ngân hàng KOREA FISTBANK để cho vay lại các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam trong việc thiết lập cân đối vốn năm 1993 có lợi cho hoạt động năm 1994 của ngân hàng FVB). Từ năm 1991 đến 1993, các ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam, so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hoạt động tín dụng của các ngân hàng liờn doanh rừ ràng được triển khai nhanh hơn và mức độ khỏ ổn định, trong khi tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn của các ngân hàng cổ phần Việt Nam hầu như không thay đổi, còn với các chi nhánh ngân hàng tăng rất chậm thì tỷ lệ này tăng mạnh đối với các ngân hàng liên doanh.
Để giảm đi sự phức tạp trong các ngân hàng liên doanh và nhằm tạo ra những kênh an toàn trong việc thu hút vốn từ nước ngoài, hầu hết các ngân hàng liên doanh tại Inđônêxia và Trung Quốc đều là ngân hàng liên doanh giữa hai bên: một bên là các ngân hàng thương mại trong nước có tiềm lực kinh tế với một bên là các ngân hàng thương mại có tầm cỡ trên thế giới. Tuy nhiên, chủ trương cho phép thành lập các ngân hàng liên doanh, biện pháp quản lý và sự điều chỉnh các quy định trong quá trình quản lý ở hai nước khác nhau: Inđônêxia với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, chiến lược phát triển kinh tế mở cửa hướng ngoại ngay sau khi giành độc lập nên đã khuyến khích tối đa sự có mặt của các ngân hàng liên doanh.
Bên cạnh những cơ hội đó, hội nhập quốc tế cũng đặt ra những khó khăn, thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam như việc mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ…áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, trong khi khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng trong nước còn kém. Do vậy muốn hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng một môi trường pháp lý ngân hàng trong nước hấp dẫn với các cơ chế, chính sách nhất quỏn cú quy định quyền sở hữu rừ ràng, cụng tỏc thanh tra giỏm sỏt an toàn với mức độ độc lập cao, chế độ báo cáo và kiểm toán minh bạch, tạo lập một sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng (trong nước và nước ngoài) phát triển.
Với quy định này, trong trường hợp tổ chức tín dụng nhận cầm cố tài sản mà không thực hiện đăng ký (trên thực tế tổ chức tín dụng khi nhận cầm cố - giữ các tài sản cầm cố, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao như vàng, kim khí quý, đá quý…đều không thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm), tài sản cầm cố đó lại được dùng để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho một chủ nợ khác và chủ nợ này đã tiến hành việc đăng ký giao dịch bảo đảm thì chủ nợ nhận thế chấp có đăng ký giao dịch bảo đảm này sẽ được ưu tiên thanh toán trước tổ chức tín dụng, cho dù tổ chức tín dụng đã nhận cầm cố tài sản trước. Đồng thời, để thu hút được các ngân hàng lớn vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, trong cam kết cũng đã đưa ra yêu cầu về tổng tài sản có đối với tổ chức tín dụng nước ngoài muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, cụ thể là để mở một chi nhánh của ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh, trong khi đó mức yêu cầu đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 10 tỷ đô la Mỹ; đối với mở công ty tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính liên doanh, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm xin phép.