MỤC LỤC
Trên thị trường Hà Nội có nhiều nhà cung ứng sản xuất dây và cáp điện lớn và có uy tín như CADIVI, Công ty cổ phần dây và cáp điện Taya Việt Nam… trong khi công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long là một công ty nhỏ, nguồn vốn ít nên càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với các đối thủ lớn. Công tác dự báo nguồn vốn lưu động ngoài việc phụ thuộc vào trình độ của cán bộ chịu trách nhiệm dự báo của công ty còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh kinh doanh, cơ sở vất chất cùng với trang thiết bị phục vụ cho quá trình dự báo, sự biến động của thị trường như giá cả nguyên vật liệu, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế, và cả đối thủ cạnh tranh.
Tỷ lệ của tài sản lưu động cao cũng một phần là do đặc điểm của ngành sản xuất dây cáp điện có giá nguyên vật liệu trực tiếp cao: giá đồng, nhôm, các phụ phẩm… và nguyên vật liệu lại chủ yếu là nhập khẩu còn chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái là tương đối cao. Đối với giai đoạn từ năm 2008 đến 2009 tuy về quy mô tổng tài sản có tăng nhưng tỷ lệ gia tăng có chậm lại đó là do nhà xưởng, máy móc thiết bị đã hoạt động với mức công suất cao và đi vào ổn định trong khi công ty chưa mở rộng quy mô nhà xưởng và máy móc. Qua bảng và biểu đồ cho thấy nguồn vốn của công ty tăng đều hàng năm vì tổng tài sản của công ty cũng tăng đều hàng năm vì để đáp ứng được sự mở rộng quy mô tài sản thì quy mô nguồn vốn cũng phải tăng tương ứng.
Mặc dù cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thấp nhưng về quy mô luụn gia tăng theo cỏc năm ngoại trừ năm 2008 cú sự giảm, điều này được thể hiện rừ trong biểu đồ biến động của nguồn vốn.Và điều đáng mừng là sự gia tăng về vốn chủ sở hữu những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng vốn vay. Về tổng thể nguồn vốn tăng đều qua các năm nhưng lượng tăng là không ổn định, điều này cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố thị trường trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 có nhiều biến động: nhu cầu của thị trường, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất ngân hàng, chính sách tiền tệ của chính phủ….
Tỷ trọng các khoản phải thu có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây điều này thể hiện lượng vốn của công ty bị chiếm dụng là rất lớn, đây là một điều gây bất lợi cho quá trình kinh doanh của công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Khoản phải thu là một yếu tố chiếm tỷ lệ cũng tương đối cao trong vốn lưu động, trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 thì khoản phải thu có xu hướng gia tăng qua các năm ngoại trừ có một mức giảm nhẹ năm 2008. Để đánh giá hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn lưu động đồng thời đánh giá hợp lý trong mô hình tài trợ vốn lưu động của Công ty, ta sẽ phân loại nguồn hình thành vốn lưu động trên cơ sở căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn.
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long) Qua bảng số liệu ta nhận thấy một điều nổi bật là vốn lưu động thường xuyên 4 năm đầu trong giai đoạn đều âm, điều này chứng tỏ công ty không có nghĩa vụ chi trả nợ ngắn hạn, điều này đáng báo động. Tuy hiện tượng này cũng thường gặp ở các doanh nghiệp Việt Nam khi mà các ngân hàng thường ít cho vay dài hạn vì nguy cơ khó thu hồi được vốn cũng như việc huy động nguồn vốn dài hạn qua các nguồn khác là khó khăn.
Các chỉ tiêu về hệ số đảm nhiệm của công ty có xu hướng tăng trong khi mức sinh lời của công ty lại liên tục giảm và ở mức rất thấp, không những thế các chỉ số về thanh toán nợ ngắn hạn cũng ở mức rất thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính, đây là dấu hiệu đáng báo động trong hoạt động quản lý sử dụng vốn lưu động của công ty. Qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long giai đoạn 2006-2010 có thể nhận thấy nhiều rủi ro xuất hiện về khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty, các chỉ số khả năng thanh toán của công ty có nhiều biến động, tuy rằng 2 năm gần đây các chỉ số này có được cải thiện nhưng vẫn ở mức khá thấp. Việc dự báo các chỉ tiêu trong công ty là rất cần thiết, nhưng việc dự báo của công ty lại chủ yếu dựa trên khả năng tăng trưởng dự đoán, không có bộ phận nào của công ty phụ trách việc tính toán các chỉ số để làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch, do vậy công tác lập kế hoạch chưa thực sự hiệu quả cho công ty trong quá trình sản xuất mà chỉ mang tính thủ tục.
Quản lý các khoản phải thu luôn là một công việc khó khăn đối với các nhà quản trị, để quản lý được tốt nhà quản trị khụng những phải thường xuyờn theo dừi sỏt xao cỏc khoản nợ, nhanh chóng thu hồi tiền hàng…mà còn phải giữ được các khoản này ở một tỷ lệ hợp lý, đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp cũng như khả năng thu được nợ. Thông qua các chỉ tiêu tài chính của công ty như hệ số thanh toán, các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn có thể thấy trong vấn đề tài chính công ty còn gặp rất nhiều rủi ro và có khả năng không thanh toán được nợ ngắn hạn, tuy năm 2010 tình hình này có được cải thiện nhưng không đáng kể.
Đặc biệt là từ các nhà cung ứng, do công ty là công ty sản xuất nên nguồn nguyên vật liệu là đặc biệt cần thiết đối với công ty vì vậy công ty cũng cần đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ với các nhà cung cấp, không nên quá lạm dụng ưu thế của khách hàng mà gây khó dễ với nhà cung cấp. Trong nguồn vốn tín dụng thương mại còn có một phần khách hàng trả trước và nợ người lao động, tuy lượng này không lớn nhưng chiếm dụng vốn của khách hàng thể hiện niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp, công ty vẫn cần tận dụng lợi thế của mình để chiếm được niềm tin nơi khách hàng để khách hàng tin tưởng vào công ty mình. Trong quá trình thực tế sản xuất của công ty nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh thường thay đổi qua các thời kỳ khác nhau, do đó trong quá trình kinh doanh cụng ty cần thường xuyờn theo dừi quỏ trỡnh vận động của vốn lưu động hàng tháng, hàng quý..lập báo cáo hàng tháng về tình hình sử dụng vốn lưu động, xem xét mức nhu cầu dư báo và thực tế sử dụng ra sao để có các biện pháp điều chỉnh và khắc phục nhằm sử dụng hiệu quả nhất lượng vốn lưu động.
Doanh nghiệp giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản thanh toán ngân hàng thường có lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của doanh nghiệp). Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của doanh nghiệp phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính: chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao động, trả thuế; dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch; dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột. Đối với nợ phải thu khó đòi, tại Thông tư số 13/2006/TT-BTC (27/2/2006) của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập dự phòng như sau: doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.
Thông thường ở các đại lý xảy ra tình trạng chậm thanh toán, cố tình dây dưa công nợ để chiếm dụng vốn của công ty, vì vậy công ty cần đặt ra kỷ luật thanh toán chặt chẽ, tốt nhất là phải có tài sản thế chấp, yêu cầu các đại lý thiết lập hệ thống sổ sách chứng từ đầy đủ vì sản phẩm của công ty thường có giá trị cao nên càng phải chú ý hơn.