MỤC LỤC
Tuy nhiên, nếu một nước có khả năng cạnh tranh tốt đối với những sản phẩm dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc những hàng hoá mà khi sản xuất chúng có khả năng ô nhiễm cao thì thương mại quốc tế lại làm cho nước đó bị gia tăng ô nhiễm môi trường, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngược lại, môi trường với vai trò là giá đỡ của cuộc sống, bảo vệ môi trường, hạn chế khai thác quá mức, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên không tái tạo là cơ sở để phát triển kinh tế, thương mại và thương mại quốc tế một cách bền vững.
Với sự lưu ý tới các vấn đề gắn thương mại vơí môi trường, quy tắc này đảm bảo rằng những chính sách bảo vệ môi trường quốc gia sẽ không được thông qua với ý định phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện giữa hàng ngoại và hàng nội, hoặc giữa những hàng hoá nhập khẩu từ các đối tác kinh doanh khác nhau. + Hơn nữa, các quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới không công nhận sáng chế cho một số đối tượng khi việc ngăn chặn sự thương mại hoá của các đối tượng này là “cần thiết” để duy trì ổn định xã hội, giữ gìn đạo đức xã hội, bảo vệ cuộc sống của con người, động thực vật và tránh những ảnh hưởng xấu đến môi trường.’.
Một điều quan trọng là tất cả các nước thuộc các nước phát triển hoặc đang phát triển đều có một mong muốn là gia nhập tổ chức này(WTO) để tìm kiếm các cơ hội thuận lợi trong việc phát triển kinh tế của đất nước và coi đó là một mục tiêu cần phải đạt được. Tuy nhiên, nhiều hiệp định môi trường đa phương (MEAs) như công ước Basel về những chất thải nguy hiểm, Nghị định thư Montreal về những chất huỷ diệt tầng ôzôn hoặc Công ước buôn bán quốc tế về những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ( CITEs) là những hạn chế đáng kể trong buôn bán quốc tế.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lí sự tác động của các hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ của họ đối với môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan cho các Tổ chức doanh nghiệp để quản lí sự tác động của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiện môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên của cơ sở từ người sản xuất trực tiếp đến các cán bộ quản lí. Các yếu tố của hệ thống quản lí môi trường được chi tiết hoá trong ISO 14001 phải được áp dụng , lập thành văn bản và thực hiện sao cho cơ quan Chứng nhận bên thứ ba có thể xác minh và cấp giấy chứng nhận trên cơ sở của các bằng chứng xác thực rằng tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng tốt và có thể duy trì HTQLMT được.
Ngoài Luật bảo vệ môi trường nói trên, trong những năm qua đã có nhiều văn bản pháp lý điều tiết vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường như Luật đất đai (1993), Luật bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng (1991), Luật khoáng sản (1996) Pháp lệnh về nguồn thuỷ sản (1989), Pháp lệnh thuế tài nguyên (1990)… Song song với các văn vản Luật nêu trên, Chính phủ cũng đã ban hành chiến lược về cải tiến công tác quản lý môi trường, bao gồm việc thực hiện Chương trình nghị sự 21, chương trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và đô thị, chương trình quốc gia về bảo vệ rừng, loại bỏ các chất làm thủng tầng ôzôn, hành động quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học. - Những loại hàng hoá có liên quan đến môi trường thuộc thẩm quyền chung của Bộ thương mại: Ngoại trừ các loại hàng hoá liên quan đến an ninh, quốc phòng, trật tự đô thị, thuần phong mỹ tục, hầu hết hàng hoá liệt kê trong danh mục cấm của Quyết định số 46 là các loại hàng hóa có liên quan đến môi trường, bao gồm: Các loại ma tuý; Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: hàng dệt may, giày dép, quần áo, hàng điện tử, hàng điện lạnh, hàng điện gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thuỷ tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và vật liệu khác.
Trong thời gian qua Nhà nước cùng các ngành đã ban hành nhiều chính sách cũng như các văn bản quy định pháp luật trong quản lí môi trường biển và ven bờ; phê chuẩn các công ước quốc tế về môi trường biển; xúc tiến thực hiện các chương trình nghiên cứu môi trường quốc tế, khu vực và quốc gia trong phạm vi vùng biển và ven bờ nước ta và đã thành lập Ban chỉ đạo biển và hải đảo, lực lượng cảnh sát biển. Trong năm 1999 và đầu những năm 2000, một số chính sách áp dụng cho quản lí bảo vệ và phát triển rừng đã được Nhà nước phê chuẩn điều chỉnh, phù hợp hơn và khích lệ tính xã hội của nghề rừng, là động lực mới thúc đẩy phát triển lâm nghiệp.Trong các năm tới cần tích cực thực hiện Chương trình trồng rừng 5 triệu ha đến năm 2010; áp dụng các biện pháp kinh tế và luật pháp cần thiết để tăng nhanh tỷ lệ che phủ của rừng, thực hiện nghiêm chỉnh lệnh tạm thời đóng cửa rừng tự nhiên, bảo vệ rừng đi đôi với việc giải quyết đời sống cho dân sinh sống với rừng.
Đối với hoạt động chế biến rau quá tuy khối lượng rau quả đưa vào chế biến của ta chưa nhiều (chỉ khoảng 2-5% so với tổng lượng rau quả sản xuất ra), nhưng do điều kiện trang thiết bị và kỹ thuật của các nhà máy hầu hết trong tình trạng lạc hậu, không đồng bộ, hơn nữa chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề chống ô nhiễm môi trường nên thường xảy ra tình trạng rác thải và chất thải ứ đọng, không được xử lý gây nên mùi hôi thối và làm ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Để hạn chế ảnh hưởng của hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng ở Đức người ta đã áp dụng các biện pháp như: giới hạn khu vực canh tác để đảm bảo việc sử dụng hóa chất độc tránh xa các nguồn nước; giảm số lượng phân bón dùng trong nông nghiệp mà nhất là việc sử dụng phân đạm; áp dụng các biện pháp tạo nên một nền nông nghiệp sạch, trong đó có cả việc tổ chức các khóa tập huấn về nghiệp vụ và giáo dục ý thức cho người nông dân trong việc sử dụng hóa chất cũng như vấn đề bảo vệ môi trường.
Theo điều tra thực tế, mức độ ô nhiễm môi trường do các giao thông ở Việt Nam hiện đang gia tăng nhanh chóng, nhất là ở các nơi tập trung dân cư hay khu công nghiệp và các thành phố lớn, đó là ô nhiễm không khí (qua phân tích nồng độ các chất thải độc hại: CO, CO2, NO2, Pb, bụi lắng, bụi lơ lửng và các nhân tố gây ô nhiễm không khí khác); ô nhiễm bụi (các loại bụi đá, bụi cao su, bụi kẽm, đồng, rôm,. niken, sắt, bụi các bon); ô nhiễm tiếng ồn (từ các động cơ, sự rung động của các bộ phận..); ô nhiễm đất và nước (do các loại chất thải rơi vãi gây ~ ra, cả chất thải rắn và lỏng như cặn xăng dầu); ô nhiễm nhiệt, bụi chì (do vẫn còn sử dụng xăng pha chì). Trong khi đó, Singapore lại áp dụng các biện pháp như sử dụng các loại nhiên liệu sạch và áp dụng công nghệ lọc khí thải từ động cơ các loại phương tiện GTVT; thu thuế ô nhiễm môi trường và cấp giấy phép hoạt động cho các loại xe ở từng khu vực Kinh nghiệm của Thái Lan lại cho thấy: một trong những biện pháp tích cực trước mắt để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường là tăng cường sử dụng xe ô-tô chạy khí tự nhiên hóa lỏng và ô-tô chạy điện thay cho những loại xe chạy bằng dầu diezel, đồng thời khuyến khích người dân sử dụng các loại xe có bộ lọc khí xả để giảm mức độ ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, để tham gia vào hệ thống thương mại và kinh tế thế giới, Việt Nam phải thay đổi hệ thống chính sách của mình phù hợp với các quy định của thế giới, tuân thủ các nguyên tắc, luật lệ buôn bán…Mọi cản trở đặt ra cho ngoại thương trong tương lai là khi các hàng rào thuế quan được bãi bỏ thì sức cạnh tranh của hàng hoá trong buôn bán quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật, trong đó đặc biệt quan trọng là các tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm. Quá trình này mang tính hai mặt, một mặt, tạo ra những tiền đề để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng trong việc bảo vệ môi trường, mặt khác nếu không có sự quản lí và kiểm soát chặt chẽ sự phát triển của các loại hình dịch vụ ( như lưu thông hàng hoá- đặc biệt là các chất gây ô nhiễm như xăng dầu, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống chợ, hệ thống dịch vụ ăn uống, các điểm giết mổ, các cơ sở sản xuất và chế biến, hệ thống kho thương mại…) thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất lớn.
Những quy định này một mặt ngăn ngừa ô nhiễm môi trường xuyên biên giới đồng thời bảo vệ sản xuất trong nước như Luật kiểm soát các chất độc hại; Luật liên bang về các chất trừ sâu, nấm, và côn trùng; Luật về xuất nhập khẩu các chất cần kiểm soát; Luật về bao bì và nhãn phù hợp; Luật về kiểm tra các sản phẩm trứng; Luật liên bang về nhập khẩu sữa; Luật liên bang về kiểm tra sản phẩm thịt; Luật về nhập khẩu chè; Luật về bảo vệ chất lượng thực phẩm…. Mặc dù không phải là các quy định về môi trường có liên quan đến sản phẩm nhưng những chính sách của chính phủ đối với những sản phẩm thân thiện với môi trường cũng có thể tác động đến việc nhập khẩu của các quốc gia đang phát triển sang thị trường Hoa Kì.Tổng thống Clintơn đã đưa ra một sắc lệnh nhằm hướng dẫn Chính phủ cần ưu tiên mua xả hơi và máy tính có hiệu suất năng lượng cao và những sản phẩm sử dụng các hoá chất gây ra ít tác hại đối với tầng ôzôn.
Chức năng của Bộ bao gồm: (i) Lập chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án liên quan tới khoa học, công nghệ và mụi trường; (ii)Kiểm soỏt, chỉ đạo, ra lệnh, thực hiện theo dừi và đỏnh gía các công việc liên quan đến khoa học, công nghệ, năng lượng và môi trường theo chính sách, kế hoạch , chương trình và dự án hoặc cải thiện chúng cho phù hợp; (iii) Xây dựng công nghệ trong nước cho sản xuất và tiếp thị. Những nhiệm vụ chính của Bộ là: Xây dựng công nghệ trong nước, các kế hoạch, chính sách môi trường, kiểm soát và giám sát thực hiện, giúp chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước; Phối hợp với các cơ quan của chính phủ và các cơ quan khác trong việc bảo tồn năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng an toàn và bền vững; Thu thập, phân tích và phổ biến các dữ liệu khoa học và những thông tin về việc triển khai các hạng mục liên quan đến khoa học công nghệ và môi trường.
Chiến lược này được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ mối liên hệ tổng thể giữa môi trường và phát triển, mục tiêu là sự phát triển điều hoà giữa kinh tế , xã hội, khoa học kĩ thuật với dân số, tài nguyên và môi trường với tiền đề giữ vững tốc độ phát triển kinh tế cao, thực hiện việc sử dụng tổng hợp và lâu dài tài nguyên, không ngừng cải thiện chất lượng môi trường, không những làm cho người Trung Quốc đương đại có thể lấy từ kho tài sản quý giá của thiên nhiên những gì mà mình cần, đồng thời còn để lại cho đời sau môi trường sinh thái và tài nguyên để họ có thể tiếp tục sử dụng những gì mà họ cần. Nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 14000… đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu phổ biến công nghệ sạch, năng lượng sạch cho các cơ sở sản xuất , cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của nước nhập khẩu.
Đồng thời chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia phải phù hợp với nguồn lực của quốc gia, được xây dựng trên cơ sở tiếp thu cac bìa học kinh nghiệm của các nước, thu hút được đầu tư của nước ngoài và là cơ sở pháp lí cho việc xây dựng các kế hoạch môi trường quốc gia trung hạn và ngắn hạn. Căn cứ vào những nguyên tắc và nội dung phát triển bền vững của chương trình này, Việt Nam đã xây dựng chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững, trong đó tập trung chủ yếu vào việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu cũng như quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như vấn đề hợp tác quốc tế về phát triển bền vững, đấu tranh với đói nghèo, thay đổi các mẫu hình tiêu thụ, dân số và bền vững, đấu tranh với phá rừng, phát triển bền vững vùng núi, dân số và phát triển bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lí công nghệ sinh học, sử dụng an toàn các chất độc hại, phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn , quản lí đại dương, quản lí chất thải, thương mại và môi trường….
Ngoài ra cần tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hàng thuỷ sản, dệt may, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy tính,…Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm là 15,9%; trong khi đó nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp chiếm 43% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp, tăng bình quân hàng năm 22%.
Trong nền kinh tế thị trường có tính đến các yếu tố môi trường và hoà nhập với du lịch, tự do hoá thương mại toàn cầu, nhất thiết phải xem xét việc thay đổi mẫu hình tiêu thụ, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, chuẩn bị cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, năng lượng đồng thời với việc xem xét đồng bộ vấn đề môi trường xã hội, văn hoá, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Hiện trạng về công tác quản lí môi trường đang có nhiều vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu của quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường, hệ thống tổ chức quản lí hiện nay còn nhiều bất cập về nhân lực, vật lực và trang bị kĩ thuật và cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các bộ/ ngành và địa phương; đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn quá ít và thiếu tập trung, hệ thống chính sách, luật pháp còn chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, các chính sách công cụ kinh tế trong quản lí môi trường còn ít được áp dụng.
So với đanh mục những sản phẩm không thân thiện/hoặc gây ô nhiễm/hoặc có nguy cơ gây tổn hại cho môi trường được đề cập đến trong các Hiệp định đa phương về môi trường hoặc các tài liệu liên quan của các tổ chức quốc tế như UN, FAO, WHO thì danh mục các sản phẩm bị cấm hoặc cần có giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam còn quá ít và thiếu tính cụ thể trong quản lý đối với các sản phẩm nguy hại về môi trường đã và đang được các nước trên thế giới chấp thuận. - Thương mại đối với các sản phẩm từ đa dạng sinh học ( sản phẩm từ các hệ sinh thái trên đất liền, thuỷ học và biển), các sản phẩm thực vật và động vật liên quan đến công ước đa dạng sinh học, công ước cấm buôn bán các loài động vật quý hiếm; Thương mại đối với các sản phẩm có nguồn gốc hóa chất độc hại, các chất thải liên quan đến công ước quản lý, vận chuyển các chất nguy hiểm xuyên qua biên giới; Thương mại xuất nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường;.
Tìm kiếm thông tin và điều kiện dễ dàng để kiểm nghiệm các sản phẩm bị cấm trên thế giới và hậu quả môi trường của chúng, đồng thời phổ cập các thông tin nói trên cho các Bộ, ngành hữu quan, nhất là các cơ quan điều hành xuất nhập khẩu và doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về tình hình buôn bán các sản phẩm nguy hại đối với môi trường và đối sách của các nước, từ đó tìm ra biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Do kinh tế của ta có xuất phát điểm thấp, kinh nghiệm quản lý nền kinh tế thị trường còn thiếu, nên hội nhập mà không có sự chuẩn bị tốt nước ta sẽ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá có chất lượng thấp, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu của các nước có nền kinh tế phát triển hơn, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, phá hủy môi trường sinh thái mà chi phí để tái tạo sẽ khó lường hết được.