MỤC LỤC
Đây còn là khó khăn lớn, vì mức đầu tư cho CSHT ở tỉnh Sơn La còn cao so với các nước khác, số người được sử dụng ít, hiệu quả không cao, mặt khác do thu nhập bình quân của người dân còn thấp nên việc huy động nguồn vốn từ nhân dân cho các công trình phúc lợi còn nhiều hạn chế. Sơn La có 12 dân tộc anh em trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều ở các dân tộc, sự đa dạng về dân tộc cũng đã dẫn tới sự đa dạng về văn hoá, về tập quán dân tộc vì vậy cũng gây nên sự trở ngại cho việc nâng cao nhận thức cộng đồng như (tiếng nói, chữ viết, phát triển duy trì bản sắc văn hoá dân tộc..).
Tỉnh còn huy động lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ cho các xã, bản vùng ĐBKK gần 500 tỷ đồng, hỗ trợ đầu tư xây dựng 108 công trình giao thông, mở mới 926km đường giao thông; làm 9 cầu treo, cầu tràn với khối lượng hoàn thành 1 nghìnm; 106 công trình thủy lợi tưới cho 2.850 ha ruộng 2 vụ; 172 công trình cấp nước; 50 công trình lớp học cắm bản với khối lượng hoàn thành 2.600m2; Các công trình trường lớp, nhà ở giáo viên, học sinh bán trú, cơ sở y tế, trạm thu phát hình, công trình khuyến lâm khuyến công, chợ, cửa hàng, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo Sơn La trong những năm qua ngày càng phát triển và hoàn thiện: Giáo dục phổ thông cơ bản đã ổn định; Quy mô giáo dục được mở rộng, mạng lưới trường lớp ổn định và phát triển với nhiều loại hình; giáo dục vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa ngày càng được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục - đào tạo từng bước được nâng lên; việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm; cơ sở vật chất trang thiết bị trường học tiếp tục được bổ sung; công tác xã hội hoá bước đầu thu được kết quả đáng trân trọng; tạo nên phong trào học tập sôi nổi trong các tầng lớp xã hội. Để đạt được mục tiêu, hoàn thành chương trình xoá mù chữ và bổ túc tiểu học cho 164 trưởng bản, trưởng các đoàn thể của 64 bản đặc biệt khó khăn tuyến biên giới và phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-35 đạt trên 98%, 25-30% lực lượng lao động qua đào tạo, 100% cán bộ công chức, viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, Sơn La đã và đang tiếp tục tranh thủ các nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển trường lớp ở những vùng khó khăn, chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt công tác XHHGD.
Cùng với việc đầu tư nâng cấp, xây mới cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, chất lượng chăm súc sức khoẻ ban đầu, mà cốt lừi là chăm súc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em được đảm bảo tốt hơn trước, công tác giám sát dịch bệnh được tiến hành chặt chẽ, việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời ngay cả khi bệnh mới xuất hiện đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và tử vong phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ. Cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế, xoá đói nghèo, các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh, nhất là ngành y tế đã và đang giành nhiều nguồn vốn đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường đào tạo đội ngũ y tế, từng bước đưa mạng lưới y tế cơ sở thực hiện đúng chức năng là nơi đầu tiên để người dân tiếp cận khi ốm đau; là nơi thực hiện các dịch vụ ban đầu về chăm sóc sức khoẻ, phát hiện dịch bệnh sớm và phòng chống dịch bệnh, cung ứng các loại thuốc thiết yếu và vận động nhân dân thực hiện các biện pháp KHHGĐ, tăng cường sức khoẻ… Tránh tình trạng vượt tuyến, gây quá tải cho tuyến trên đối với các bệnh nhân mà tuyến cơ sở đủ sức đảm nhiệm. Đi đôi với đó là việc triển khai các chương trình y tế có mục tiêu và công tác y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh, công tác vệ sinh ATTP; chú trọng các chương trình nâng cao sức khoẻ như: sức khoẻ sinh sản, bảo vệ bà mẹ trẻ em, sức khoẻ người già, sức khoẻ vị thành niên, nâng cao tỷ lệ đẻ tại trạm y tế, tăng tỷ lệ dân được dùng nước hợp vệ sinh… Tăng cường kết hợp quân dân y; đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời các loại thuốc thiết yếu và trang thiết bị cho các tuyến y tế cơ sở; đẩy nhanh tiến độ đạt chuẩn y tế quốc gia tuyến cơ sở; xã hội hoá công tác công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được tiếp cận với các tiến bộ trong công tác khám chữa bệnh.
Từ tác động của CT 135 Sơn La đã có đường giao thông đi lại khá hơn, giao lưu kinh tế, văn hóa được mở rộng, cơ cấu cây trồng ở 86 xã vùng III được chuyển đổi khá nhanh, cây thuốc phiện bị loại trừ, chăn nuôi đại gia súc phát triển, những cây trồng mới như ngô lai, măng bát độ, chè, sơn tra được trồng phổ biến, nhiều nơi an ninh lương thực được đảm bảo. Có thể nói, Chương trình 135 được đầu tư cơ bản đúng địa bàn, đúng đối tượng, đúng chế độ, chính sách, đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh sản xuất, giúp đồng bào vùng ĐBKK ổn định cuộc sống, niềm tin của nhân dân với Đảng ngày càng thêm bền chặt. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, các xã bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới đã được dùng nước sạch hợp vệ sinh; giảm số xã chưa có đường ô tô với TT xã từ 43 xã năm 1999 đến nay chỉ còn 3 xã; 9/23 TTCX có đường nhựa hóa và được xây dựng đủ 6 hạng mục công trình (đường giao thông, điện, trường học, nhà khuyến nông, chợ, phòng khám đa khoa. khu vực, hỗ trợ san ủi mặt bằng..), nhiều xã có trường PTCS, PTTH, hầu hết các xã được phổ cập tiểu học, đội ngũ giáo viên được củng cố, tỷ lệ các em được huy động tới trường chiếm 90%, con em các dân tộc vùng 3 thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học ngày một tăng.
Việc Chính phủ quy định khống chế suất đầu tư bình quân 500 triệu đồng/hộ dẫn đến công tác lập quy hoạch chi tiết của các địa phương gặp nhiều khó khăn (do phải vừa đáp ứng cả yêu cầu đền bù đầy đủ, ổn định cuộc sống lâu dài cho dân, đồng thời vẫn phải bảo đảm không vượt quá mức trần đền bù đã quy định).
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật là con em các dân tộc trong tỉnh phục vụ cho xây dựng công trình thủy điện Sơn La và chương trình tái định cư, xây dựng bản mới phát triển toàn diện; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở; thực hiện chính sách thu hút đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, khoa học xã hội và nhân văn phục vụ chương trình phát triển kinh tế - công nghệ trên tất cả các lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng một số khi công nghệ cao tại cao nguyên Mộc Châu và một số trung tâm đô thị lớn, vùng sản xuất tập trung; nâng cao chất lượng cao tại thành phố Sơn La, các thị xã Mại Sơn, Mộc Châu, công trình thủy điện và các khu tái định cư; tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, trọng tâm là xóa đói giảm nghèo và phòng chống tệ ma túy. Thứ tư, giữ vững quốc phòng –an ninh, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Nhiệm vụ trọng tâm là Sơn La tập trung phát triển hạ tầng, đặc biệt là phát triển đường giao thông, quản lý tốt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng như tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án; gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của của sự phát triển.
Củng số kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, chống tái mù chữ, phấn đấu đến hết năm 2007 hoàn thành công tác phổ cập giáo dục phổ thông trung học cơ sở và triển khai phổ cập THPT; hoàn thành chương trình xoá trường, lớp tạm, kiên cố hoá trường lớp học, nhà ở bán trú cho học sinh và nhà ở giáo viên.