MỤC LỤC
Qua đề tài thấy được tổng quát về đặc điểm của ngân hàng; tình hình và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ đó thấy được điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng nhằm đề ra các giải pháp giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả trong kinh doanh tín dụng. - Luận văn tốt nghiệp:“ Phân tích hoạt động tín dụng trong nông thôn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành – Tiền Giang”, Lê Thị Ngọc Linh, trường Đại học Cần Thơ. + Phân tích hiện trạng hoạt động tín dụng, đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng để từ đó tìm ra những biện pháp đề phòng rủi ro, nhằm tối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.
Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Những loại tín dụng có thời hạn từ một năm trở xuống và thường được sử dụng để cho vay vốn lưu động của Doanh nghiệp trong lúc tạm thời thiếu vốn và cho vay phục vụ sinh hoạt cá nhân. Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác, quyền khai thác tài nguyên và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân sau khi thu được lợi nhuận mà tạm thời chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định nào đó có thể ký thác vào ngân hàng một cách có kỳ hạn. Tuy nhiên, trên thực tế do áp lực cạnh tranh, các ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện là người gửi tiền không được trả lãi hoặc chịu một mức lãi suất thấp hơn lãi suất trả cho tiển gửi có kỳ hạn, điều kiện tuỳ thuộc vào chính sách huy động của ngân hàng và loại tiền gửi định kỳ. Vì vậy, trong những trường hợp đó ngân hàng cũng có thể tiếp tục gửi vốn tạm thời chưa sử dụng vào ngân hàng khác để lấy lãi hoặc đi vay của các ngân hàng khác có phát sinh tình trạng thừa vốn để nhằm khôi phục khả năng thanh toán của ngân hàng.
Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời gian nhất định. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. - Đối với tài sản đảm bảo là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác: Mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo trên nguyên tắc giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác (nếu có).
Nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. - Khách hàng là cá nhân: Ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi người vay vốn bị tai nạn lao động, hỏa hoạn, lũ lụt, bị sa thải, thất nghiệp, thu nhập không ổn định hay sử dụng vốn sai mục đích, thiếu năng lực pháp lý. - Khách hàng là doanh nghiệp: Doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng do: lỗ lã trong kinh doanh, thị trường cung cấp vật tư, nguyên vật liệu bị biến động, không ổn định, mất thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp gặp tai nạn bất ngờ.
- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp: thu thập từ các tạp chí Ngân hàng, trang web của ngân hàng( www.mhb.com.vn), phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng tổ chức ngân hàng PTN ĐBSCL – chi nhánh Tiền Giang. - Với phương châm “gọn nhẹ nhưng hiệu quả” cơ cấu tổ chức của MHB Tiền Giang gồm: Ban giám đốc( 1 giám đốc và 2 phó giám đốc), phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng kế toán ngân quĩ, phòng kiểm tra nội bộ, phòng hành chính sự nghiệp, phòng nguồn vốn. - Thực hiện cỏc nghiệp vụ kinh tế của ngõn hàng như: thường xuyện theo dừi các khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có trách nhiệm thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng, quy định tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, thu thập các số liệu phát sinh, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn trình lên Giám đốc.
- Thực hiện công tác quản lý con dấu, quản lý và thu nhận phát hành công văn đi đến, quản lý toàn bộ tài sản, vật tư và bảo đảm sử dụng có hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các phòng để thực hiện tốt trong công tác và hoạt động.