Hiện trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Đông Hà Nội trong giai đoạn 2004 - 2007

MỤC LỤC

Các yêu cầu phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Tuy nhiên, để công tác điều hành có hiệu quả cao, cần phải xây dựng một thể chế, quy trình cụ thể cho hoạt động thanh toán quốc tế sao cho bất cứ một dụng nào của hoạt động thanh toán quốc tế cũng có những quy định thống nhất chung cho toàn ngân hàng, cho mọi cán bộ ngân hàng thực hiện theo. Công nghê ̣ thông tin là một công cu ̣ quan trọng trong quản lý, kinh doanh bảo đảm an toàn và hiệu quả, thông qua viê ̣c tập trung hoá tài khoản khách hàng, kiểm soát tốt nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ hiện đại. Từ yêu cầu của thị trường ở hiện tại và trong tương lai, nắm bắt các xu hướng phát triển của khoa học công nghệ kết hợp với khả năng tài chính có ưu tiên của ngân hàng để lựa chọn trang bị công nghệ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngoài ra, trong chiến lược phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng, ngân hàng cần tính đến việc đào tạo lực lượng cán bộ có thể đảm trách được công việc trước khi mở rộng và phát triển các sản phẩm ngân hàng. Theo cách nhìn của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại thì dịch vụ nói chung hay dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng là hàng hoá gắn liền với mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, nó vừa mang yếu tố vật chất: khối lượng, giá trị … vừa mang yếu tố phi vật chất: tiện lợi, thói quen, sở thích, thị hiếu và tập quán tiêu dùng. Ngoài việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế thích ứng với yêu cầu thị trường như trên thì trong chiến lược phát triển sản phẩm thanh toán quốc tế cần phải được đặt trong chiến lược phát triển chung của toàn ngân hàng.

Sự phát triển sản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế cần phải được đặt trong sự gắn kết với các sản phẩm và dịch vụ khác của ngân hàng như: tín dụng, thanh toán qua thẻ, giao dịch thanh toán … Bởi lẽ một doanh nghiệp khi đến giao dịch với ngân hàng không chỉ có nhu cầu về thanh toán quốc tế mà còn có rất nhiều các nhu cầu khác. Yêu cầu phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển tốt mà còn đòi hỏi việc tổ chức mạng lưới hoạt động thanh toán quốc tế hợp lý để cung cấp các dịch vụ đó. Tuy nhiên, việc xây dựng mạng lưới thanh toán quốc tế có liên quan đến các yếu tố cơ bản như: khách hàng, trung gian môi giới, hệ thống tài sản cố định hiện có (hệ thống kho tàng, trụ sở làm việc, trang thiết bị công nghệ và hệ thống thông tin quản lý ….).

Sự cần thiết phải thực hiện các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đặc biệt trong hoạt động thanh toán quốc tế, có độ rủi ro cao, nên khách hàng hoặc các đối tác của họ thường tìm các ngân hàng có uy tín lớn nhằm giảm các chi phí không cần thiết khi quan hệ với các ngân hàng có uy tín không cao. Nếu một ngân hàng chỉ phát triển theo kiểu được chăng hay chớ thì trong một nền kinh tế thị trường - với sự cạnh tranh quyết liệt với vô vàn những rủi ro khó lường, ngân hàng đó không thể tồn tại vững vàng trong tâm trí khách hàng. Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội là một ngân hàng thương mại nhà nước tham gia vào quá trình cung ứng các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế phục vụ cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước.

Với vị trí thuận lợi, 23 B Quang Trung – Hà Nội, nằm ở trung tâm của thủ đô nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, gần hồ Hoàn Kiếm nơi có nhiều khách du lịch, ngay từ khi mới thành lập ngân hàng đã xác định phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế là một việc làm quan trọng nhằm tận dụng lợi thế của chi nhánh và góp phần vào sự thành công của ngân hàng. • Trước sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn, đòi hỏi các ngân hàng thương mại trong quá trình cung ứng các dịch vụ ngân hàng phải luôn coi khách hàng là trung tâm, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ thiết thực nhất cho nhu cầu của khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo được lợi ích cho ngân hàng. Để giải quyết những khó khăn trên, Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội cần có kế hoạch phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của ngân hàng trong thời gian dài.

Như vậy, việc thực hiện các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển ổn định, lâu dài, nâng cao sức cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập và phát triển.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTHANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ĐÔNG HÀ NỘI

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đông Hà Nội

Ngày 15/11/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam như tên gọi hiện nay. Với tên gọi đó, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Không chỉ có lợi thế về vốn và quy mô, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam còn là một Ngân hàng luôn đi đầu trong công tác đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của Ngân hàng nhằm đưa ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao tới khách hàng hướng tới một ngân hàng phát triển bền vững trong tương lai.

Bên cạnh việc phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, Ban lãnh đạo Chi nhánh Đông Hà Nội luôn chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực vì coi đây là yếu tố quyết định tới sự thành công của Chi nhánh trong tương lai. Năm 2004, tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của toàn chi nhánh như: Nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam nên tới 4.1 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2003; Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới; chính. Song năm 2005 cũng là năm có nhiều biến động bất lợi cho nền kinh tế nói chung cũng như ngành ngân hàng tài chính nói riêng như: diễn biến khó lường của giá dầu, thời tiết, dịch bệnh, sự tăng lãi suất của các ngoại tệ mạnh như USD, EUR ….

Việt Nam đã có sự cải cách mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính tiền tệ ngân hàng nói riêng; thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh; luồng vốn đầu tư FDI và FPI chảy vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Đông Hà Nội Năm
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Đông Hà Nội Năm

Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007

Chính sách đầu tư đúng hướng, theo đó Chi nhánh chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiên quyết chỉ cho vay các dự án có hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, để đảm bảo an toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong điều kiện khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, Chi nhánh đã thực hiện không chi vay các dự án, các phương án không khả thi. Có những tháng trong năm, tỷ lệ nợ xấu lên đến trên 8% song được sự chỉ đạo kiên quyết của Ban lãnh đạo cùng với những cố gắng của đội ngũ cán bộ tín dụng, đến cuối năm nợ xấu giảm còn 5,7%/tổng dư nợ (trong đó tỷ lệ nợ xấu kế hoạch giao là < 7%).

Thị phần thanh toán xuất khẩu của chi nhánh còn khá nhỏ so với một số chi nhánh khác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, và một số ngân hàng thương mại cổ phần khác. Do đó, các hình thức thanh toán quốc tế phát sinh mới chỉ mang tính tự phát và rất nhỏ lẻ, không ổn định qua các năm (xem bảng 2.3). Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007.

Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội được thành lập vào tháng 07/2003 nhưng hoạt động thanh toán quốc chỉ chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2004.

Bảng 2.3: Doanh số thanh toán xuất khẩu NHNNo Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007. Đơn vị: ngàn USD
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán xuất khẩu NHNNo Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007. Đơn vị: ngàn USD