Đặc trưng nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái

MỤC LỤC

Phương pháp so sánh

- Hệ thống với những người cùng thời: muốn nghiên cứu Hồ Anh Thái thì chí ít cũng phải đặt trong tương quan với các nhà văn cùng thời, với xu hướng sáng tác chung của văn học.

Phần nội dung

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái

Từ cuộc đời của cô bé Kamla (Đàn kiến) bị đem bán, cho đến cuộc đày ải kéo dài cho đến hết đời cô thiếu nữ xinh đẹp Nilam (Tiếng thở dài qua rừng kim tước) đã làm ám ảnh người đọc bằng một cảm giác: “Tiếng thở dài qua rừng kim tước cứ hun hút luồn sâu vào trái tim người đọc một nỗi đau không chịu đựng nổi và một câu hỏi không thể rời khỏi trí óc: có lẽ nào mọi chuyện lại vẫn tiếp tục như thế được?” [8;320]. Xuất hiện chủ yếu trong sáng tác của Hồ Anh Thái giai đoạn này là những loại người hám danh lợi, cơ hội và hãnh tiến (Phòng khách, Sân bay, Bóng ma trên hành lang, Chim anh chim em…), những loại người nhỏ nhen, ích kỷ, đố kỵ (Mây mưa mau tạnh, Tự truyện…), những loại người luôn ảo tưởng, kỳ vọng về tài năng, nhan sắc của mình (Trại cá sấu, Tin thật lòng…), những loại người tha hoá, biến chất, giả dối, đơm đặt (Cây hoàng lan hoá thành cây si, Chợ, Cả một dây theo nhau đi…).

Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, diện mạo và tên gọi của nhân vật

Hai con ốc nhồi thao láo trên một cái đĩa tây” [9;33]; của bà vợ và ba cô con gái ông kiến trúc sư Nguyễn Toàn Thích trong Vẫn tin vào chuyện thần tiên: “Ba đứa con cộng thêm một bà vợ, bốn người đàn bà mặt lưỡi cày lưỡi cuốc cong vênh như cái nhà kho chứa nông cụ phế phẩm” [9;80]; của hai nàng Cá Sấu (Trại Cá Sấu): “Một mắt nhìn núi Đôi một mắt nhìn sông Nhị, một thân hình rắn giả lươn, một thân hình cá trắm lai cá chép trứng, một khuôn mặt sủi cảo, một khuôn mặt mưng mưng thủ lợn thiu răng cửa phi nước đại, răng hàm đi nước kiệu”. Ôi anh là con ma xó, bố mẹ sinh chúng em vào cái thời tem phiếu bao cấp, phải ăn bánh mì nắp hầm nên lấy đồ ăn của Tây đặt tên con cho đỡ thèm.” [9;81]… Thậm chí những thói quen hành động cũng được gọi thành tên: Thằng Phập, Thằng Rú, Trạng Hít (Chạy quanh công viên mất một tháng)… Và những đặc điểm nào đó của nhân vật cũng được gọi thành tên tạo thành sự liên tưởng thú vị cho người đọc như: Bạch Cốt Tinh – “tóc bạc như ma nữ đầu bạc”, Củ Tam Thất – “đen thui như củ tam thất”, Thỏ Lon – “hôi nách cực kì” và “hồn nhiên hết sức” (Bãi tắm) [9;102], Nguyễn Toàn Thích – cái gì cũng thích (Vẫn tin vào chuyện thần tiên)….

Xây dựng nhân vật qua hành động

Đây là hành động của ông giáo sư khả kính trong phòng khách sang trọng, hào nhoáng: “Giáo sư uống nốt ly vang đỏ bỏ cái ly vào túi áo vét”, lần khác có vẻ kín đáo hơn“ông bỏ cái ly vừa uống cạn vào túi quần, sửa sang kéo vạt áo vét che cái cục cồm cộm lềnh lệch” [9;18]… Hành động đó là biểu hiện của cái tính tắt mắt, được giấu đằng sau cái vẻ đạo mạo đàng hoàng. Không chỉ có thế, ông ta còn là một người láu cá, khi tạo ra âm thanh giả để khoả lấp cái dòng âm thanh mất lịch sự mà mình đã lỡ gây ra: “Miệng vẫn thao thao kể chuyện tiếu lâm “lịch sử là cái thằng cha nào mà nó bắt chúng ta gồng gánh cái sứ mệnh hao người tốn của đến thế”, miệng kể chuyện, ông đánh mông thuần thục một thao tác trượt, trượt theo kiểu nhúc nhắc bên phải một cái, bên trái một cái rồi trượt sát sạt trên bề mặt giả da.

Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật

Với thứ ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm này, nhân vật như mong muốn tìm ở độc giả một sự cảm thông, chia sẻ về những tâm sự đang đè trĩu trong lòng mà nếu như được kể ra, được nói ra họ sẽ như tìm thấy sự đồng tình, sự an ủi và sự thanh thản nào đó. Đằng sau sự giễu cợt ấy là một tấm lòng rất nhân văn mà nhà văn thường giấu kín - “ngay cả lúc đang nói chuyện với mình thì dường như anh cũng đang lắng nghe, đang cảm nhận một cái gì đấy quanh anh để rồi sau đó khi đối mặt cùng phím chữ của chiếc máy vi tính, cuộc sống lại được hoá thân” [11;242].

Xây dựng nhân vật qua thế giới nội tâm và thế giới tâm linh Thế giới nội tâm và thế giới tâm linh vốn thuộc thế giới bên trong luôn

Nó trở thành mảng hiện thực đặc sắc trong quan niệm về hiện thực, cuộc sống của một số nhà văn tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng (sau 1975), của Nguyễn Huy Thiệp, Ngụ Tự Lập, Bảo Linh, Vừ Thị Hảo… Hồ Anh Thỏi cũng khụng nằm ngoài xu hướng trên. Như vậy, qua khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn Hồ Anh Thái (từ miêu tả ngoại hình, hành động tính cách đến khai thác thế giới nội tâm, tâm linh), có thể khẳng định Hồ Anh Thái là một nhà văn rất sắc sảo trong cảm nhận và diễn tả con người.

Không gian nghệ thuật

Tuỳ vào đặc điểm của tác phẩm, thể loại, mục đích mà tác giả có thể tổ chức không gian nghệ thuật như thế nào đó cho phù hợp (Ví dụ: văn học trung đại chú ý đến việc xây dựng không gian nghệ thuật một cách cụ thể như không gian nghệ thuật của kiểu nhân vật “thánh nhân”, “dị nhân”, danh nhân, không gian nghệ thuật của kiểu nhân vật là con người bình thường, con người tự nhiên kiểu “phàm nhân”). Khác với loại truyện về danh nhân và các bậc thánh nhân quân tử, loại truyện về nhân vật là con người bình thường thì thường mô tả trong không gian hẹp, có tính chất riêng tư nhiều hơn như: bến đò, dòng sông, ao chuôm, con đường quanh co trong làng, bãi chăn trâu, cây gạo….

Thời gian nghệ thuật

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng khẳng định: “Thế giới nghệ thuật trong văn học không phải giản đơn chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian mà là một hình tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm” [86;190]. Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

Mối tương quan chặt chẽ giữa không gian và thời gian nghệ thuật

Văn học hiện đại đã có nhiều thể nghiệm trong việc tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật tạo nên những kiểu trần thuật phức điệu, đa thanh đem lại hiệu quả lớn cho tác phẩm văn học, đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu của độc giả hiện đại. Thuộc lớp nhà văn trưởng thành từ phong trào đổi mới văn học và thêm nữa có điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người trong xã hội, Hồ Anh Thái đã có sự khám phá hiện thực ở những tầng sâu mới: “Hiện thực trong thế giới nghệ thuật Hồ Anh Thái vì thế không phải thứ hiện thực “dẹt”,.

Không gian xã hội trong truyện ngắn Hồ Anh Thái

Wayne Karlin cho rằng: “Nền kinh tế thị trường mở cửa có tác dụng từ năm 1986 ở Việt Nam, và đổi mới đã để lại dấu ấn không phai mờ trong văn học Việt Nam theo nhiều cách: Cả tính không hiệu quả và tham nhũng của hệ thống cùng những hậu quả suy đồi và tan vỡ mà nền kinh tế thị trường gây ra cho văn hoá và xã hội Việt Nam đã trở thành đề tài cho những nhà văn giàu tưởng tượng và mẫn cảm nhất. Lời thề của Riva trước thần tình yêu Kama và thần lửa Agni (Tiếng thở dài qua rừng kim tước), lời thề của Ananda với thần Agni (Người đứng một chân) giống như những ký ức thiêng liêng giữa con người với thần linh để họ lấy lại sức mạnh tinh thần cho mình, mặc dù để thực hiện những lời thề đó, họ có thể mất cả cuộc đời: “Hoá ra là một buổi chiều, sau cơn bão ghê người, viên giám đốc cho xe ra khỏi nhà máy và thấy Ananda nằm co quắp ở nơi ông ta vẫn đứng lâu nay.

Không gian thiên nhiên trong truyện ngắn Hồ Anh Thái

Mảnh đất ấn Độ với không gian thiên nhiên rộng rãi trầm tích cả chiều sâu văn hoá đã hiện lên thật sinh động qua những trang truyện ngắn Hồ Anh Thái: một sông Hằng vĩ đại và linh thiêng, một Đền Vàng lộng lẫy đến choáng ngợp, thành phố nghìn lẻ một đêm Jai Salmer, Sa mạc Thar với thời tiết 47 – 490C… Tất cả đã được Hồ Anh Thái tái hiện và tái tạo bằng tài năng và tình yêu cái đẹp, để thiên nhiên ấn Độ hiện lên một cách mê hoặc trong những trang văn của nhà văn Việt Nam uyên bác và tài năng này. Đó là một bãi biển đã không còn mang vẻ nguyên sơ với những cơn gió biển dịu mát và những con sóng vui tươi, hồn nhiên mà là một bãi biển – bãi tắm nhấp nhô và nghìn nghịt những quần soóc cây dừa vào áo tắm xanh đỏ và không hiếm những khuất tất đáng buồn của đời sống nhiều tệ nạn hôm nay (Bói tắm).

Sáng tạo thời gian nghệ thuật theo trình tự thời gian tuyến tính

Đặc biệt ở kỷ nguyên hiện đại này, khi mà dòng chảy xã hội và những thông tin bùng nổ chóng mặt thì việc thay đổi cách tổ chức thời gian nghệ thuật và cách trần thuật cũng góp phần làm tăng hiệu quả của tác phẩm. Những tác phẩm được kết cấu theo thời gian tuyến tính này có thể kể đến như: Những cuộc kiếm tìm, Nằm ngủ trên ghế băng, Chàng trai ở bến đợi xe, Gặp nhau cú một lần, Cỏnh vừng khụng người, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Lá quốc thư, Chuyện cuộc đời Đức Phật… Trong những tác phẩm này các bình diện thời gian quá khứ – hiện tại – tương lai ít bị xáo trộn, những hồi ức của nhân vật đưa người đọc trở về với xuất xứ của truyện.

Thời gian nghệ thuật đảo ngược, đan xen các sự kiện

Hoàng thái hậu cầu xin khẩn thiết để được gặp đức vua nhưng tên vua trẻ từ chối và không đổi ý: “Mẫu hậu tưởng rằng tiếp tục đánh lừa được ta sao?..mẫu hậu đã phục sinh cho cái thi thể kia bằng lời an ủi rằng cái thứ luân lý mà lão thầy tu nọ đã reo rắc rốt cục sẽ chiến thắng trên thế gian này, và rằng ông ta bị trục xuất nhưng chẳng đi đâu xa, nhất định sẽ có ngày ông ta trở lại. Mặc dù không như tiểu thuyết có thể miêu tả không gian và thời gian rộng dài nhưng truyện ngắn với thế mạnh của nó có thể xoáy sâu vào một điểm nào đó để làm nốt nhấn, làm cái cớ để thể hiện những vấn đề có ý nghĩa bao quát lớn về xã hội và nhân sinh.

Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái

Đây là một đoạn trong truyện Bóng ma trên hành lang: “Ma cà rồng hút máu người hoá thành trai thanh gái tú mò đến các hộp đêm, các tiệm rượu, rủ được một nạn nhân nào đó ra chỗ khuất thì răng nanh chúng chợt mọc dài ra, các móng tay cũng dài ra, chúng ghì lấy nạn nhân mà hút máu, kẻ bị hút máu lại hoá thành ma cà rồng, lại giả trang để đi tìm người. Khi nhà văn kể về việc Tảo ăn cắp thức ăn ở bốn cái tủ lạnh để dọc hành lang, người đọc đã nhận ngay ra sự mỉa mai khinh miệt đối với những kẻ ban ngày thì đường hoàng ông nọ, bà kia mà đến đêm lại thành con mèo hoang đi ăn cắp thức ăn của kẻ dưới quyền: “Thế rồi, khi hành lang đã tắt đèn, thường có một bóng người lọ mọ đi dọc theo dãy tủ lạnh.

Lý luận chung về giọng điệu trần thuật

Đúng thế, cái quan trọng là tiếng nói của mình, cái quan trọng là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác… muốn nói được như vậy và muốn có được cái giọng ấy thì phải có cái cổ họng được cấu tạo một cách đặc biệt, giống như của loài chim vậy. Khrapchenkô khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh”.(cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học- Nxb Tác phẩm Mới, HN 1978).

Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái

Một phòng khách danh giá, chuyên đón tiếp những nhà nghiên cứu văn học, sử học, những viện sĩ, những kiến trúc sư đầu ngành của cả nước thực chất là một “trạm trung chuyển” cho những người muốn vươn tới các sứ quán và bay ra ngoại quốc mà những vị khách đến đó được gọi là một “lớp người chuyên đi ăn tiệc” nhờ vào những giá trị giả. Nhưng không giống như các nhà văn đi đến các miền đất phương xa thông thường là viết những bản tụng ca về khung cảnh vàng son, về tình hữu nghị lâu đời, Hồ Anh Thái đã “rẽ trái, đạp cỏ tranh, lách mình qua khu rừng già tìm đến một ngôi đền cổ… bước qua ngưỡng cửa ngôi đền trong cuộc hoà nhập thế kỉ giữa nền văn hoá phương Tây và nền văn hoá cổ truyền ấn Độ” (Vũ Bão, Đi sứ và làm văn, Báo văn nghệ TP.

Phần kết luận

Và đây cũng là yếu tố luôn có sự biến động theo thời gian: giọng trẻ trung, tinh nghịch, gắn với cái cười nhẹ nhàng trong những trang truyện ngắn giai đoạn đầu và giọng phê phán, châm biếm sâu cay, nhiều khi đến gay gắt trong những trang truyện giai đoạn sau, mà Tự sự 265 ngày là mốc biến đổi. Với những nhân vật sống động, được tạo hình bởi hệ thống ngôn từ hoạt náo, với cách viết đa thanh trong giọng kể nhiều biến điệu bất ngờ, với không – thời gian nghệ thuật rộng dài, nhiều chiều kích, chứa đựng chiều sâu văn hoá… Hồ Anh Thái đã góp một phần làm nên diện mạo mới mẻ đầy sức hấp dẫn và những giá trị đáng trân trọng của truyện ngắn Việt Nam đương đại - truyện ngắn Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI hôm nay.