Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Vietcombank

MỤC LỤC

Các phương thức thanh toán quốc tế .1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Thanh toán ghi sổ chỉ thường áp dụng trong mậu dịch nội địa, ít dùng cho mậu dịch quốc tế bởi vì nó không có cơ sở đảm bảo cho người xuất khẩu thu kịp thời tiền hàng, nó đòi hỏi độ tin cậy rất cao giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu, thường chủ yếu dung cho các trường hợp như giữa các chi nhánh ở các nước khác nhau của cùng một công ty; giữa các công ty có quan hệ mua bán lâu đời, thường xuyên với số lượng hàng không lớn; thanh toán tiền hoa hồng dịch vụ nhỏ, tiền hàng gửi bán. Tín dụng chứng từ hay còn gọi là thư tín dụng (L/C) là một sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng ( Ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền của L/C) hoặc phải chấp nhận và trả tiền các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ phương thức chuyển tiền
Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ phương thức chuyển tiền

RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NHTM

    Rủi ro loại này có nguyên nhân từ những đe dọa, nguy hiểm luôn rình rập như những hiện tượng tự nhiên bất lợi hoặc những hành động sơ ý, bất cẩn của con người hoặc là những hành động xấu của người khác gây ra…Hầu hết, những rủi ro xuất hiện trong thực tế hiện nay đều thuộc loại rủi ro thuần túy, tức là những rủi ro có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện tủy theo những nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro. Ngân hàng phát hành bao gồm các rủi ro về mặt phát hành và về kiểm tra chứng từ: Phát hành thư không đúng theo các điều kiện của đơn xin mở L/C, hoặc có những điều khoản bất lợi, dẫn đến các rủi ro: Không những phải chịu chi phí sửa đổi, đôi khi những điều này lại có lợi cho người bán nên họ sẽ không chấp nhận sửa đổi nếu họ không có thiện chí vì vậy có thể dẫn đến rủi ro cho người mở kéo theo rủi ro cho ngân hàng. Nguyên nhân khách quan: Đối với các phương thức thanh toán, khả năng rủi ro tín dụng bao gồm các nguyên nhân rủi ro do khả năng thanh toán của khách hàng và ngân hàng nước ngoài đem lại, mà khả năng này lại phụ thuộc vao các nhân tố khách quan khác như: Đối tác của khách hàng không thực hiện hợp đồng đúng, đủ, kịp thời về hàng hóa và điều kiện thanh toán làm phá vỡ kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất – kinh doanh của khách hàng, hàng hóa bị mất mát trong qua trình vận chuyển do khách hàng xuất – nhập khẩu đảm nhiệm, hàng kém phẩm chất phát sinh trong quá trình vận chuyển, đối tác không có khả năng thanh toán, ngân hàng nước ngoài đang trong quá trình sát nhập giải thể, phá sản.

    Chẳng hạn khi trạng thái ngoại tệ của một ngân hàng là dư thừa, nếu tỷ giá biến động tăng liên tục thì đối với các nước có hệ thống ngân hàng hoạt động trên thị trường ngoại tệ không hiệu quả, hoặc khả năng dự trữ của ngân hàng trung ương yếu có thể làm cho ngân hàng đó luôn đứng trước nguy cơ khan hiếm nguồn ngoại tệ, ngược lại nếu tỷ giá giảm liên tục thì ngân hàng đó cũng luôn đứng trước nguy cơ lỗ về tỷ giá. Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bên là người mua hay người bán bà có thể cho cả hai bên thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt bởi quy trình thanh toán chặt chẽ, sự tham gia có trách nhiệm của ngân hàng được điều chỉnh theo thông lện quốc tế nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên: Người bán được đảm bảo thanh toán nếu sau khi giao hàng xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện của L/C, còn người mua cũng được đảm bảo nhận hàng đúng quy cách và thời gian quy định trong hợp đồng. Bất lợi cho người bán: Người bán đã chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa mà không được đảm bảo thanh toán: Có khả năng các sự kiện kinh tế chính trị sẽ đặt ra các quy định làm chậm trễ hoặc tạm ngừng việc chuyển tiền cho người bán; vốn của người bán bị đọng cho đến khi người mua nhận hàng, đôi khi gặp sự chây ỳ không thanh toán của người mua thì việc theo đuổi con nợ gặp phải khó khăn vì ngay từ đầu người mua đã không cần phải phát hành bất cứ chứng từ nhận nợ nào để cam kết thanh toán màng tính phi lý của mình.

    Tuy phương thức này có bắt buộc mở L/C tức là đã có sự đứng ra bắt đầu của ngân hàng tuy nhiên một rủi ro không thể tránh khỏi đó là việc ngân hàng thông báo trả tiền cho người bán và việc ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền cho ngân hàng thông báo đều dựa trên chứng từ, trong khi tình trạng thật giả của chứng từ (nếu người bán cố tình làm bộ chứng từ giả) thì không thề kiểm tra được, khi người mua phát hiện ra và không chịu thanh toán thì thiệt hại sẽ thuộc về ngân hàng.

    QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở CÁC NHTM

      * Nghiên cứu đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu Đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế chính là tài sản, tiền bạc, con người, mất đi cơ hội của các bên ngân hàng tham gia vào hoạt động thanh toán và của những cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu tiến hành thanh toán qua ngân hàng. Tác động và ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại bao gồm rất nhiều các nhân tố khác nhau từ vấn đề con người đến cơ sở vật chất và kỹ thuật; từ môi trường phát lý thể chế chính trị đến các vấn đề quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, tâm lý, xã hội của khách hàng… liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại. Dù các ngân hàng có đầy đủ khả năng vê nguồn nhân tài vật lực và các yếu tố chủ quan khác nhưng môi trường pháp lý, kinh tế xã hội không thuận lợi thì năng lực quản trị rủi ro dù được đánh giá cao cũng không thể trở thành hiện thực và không thể đóng góp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

      Sự thay đổi về cơ chế, chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia như những quy định về dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, chính sách thương mại, các điều kiện về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn về kỹ thuật anh toàn vệ sinh thực phẩm.hoặc đơn giản là do môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ồn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trước được, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. - Uy tín của khách hàng với khách hàng trong nước: Khi phát sinh rủi ro thì các khách hàng trong nước sẽ chuyển thanh toán và mở L/C sang một Ngân hàng có uy tín hơn, bên cạnh đó các khách hàng không chỉ hạn chế giao dịch các nghiệp vụ quốc tế với Ngân hàng mà còn có xu hướng giảm sút và có thể rút tất cả các giao dịch với Ngân hàng để phòng tránh rủi ro cho chính mình.

      VIETCOMBANK GIAI ĐOẠN 2005 - 2008

      GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SGD VIETCOMBANK .1 Lịch sử hình thành và phát triển

        Hiện nay, SGD có khoảng hơn 700 người chia thành các phòng ban như: phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức cán bộ, phòng đầu tư dự án, phòng tín dụng ngắn hạn, phòng hối đoái, phòng kế toán giao dịch, phòng kiểm tra nội bộ, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng ngân quỹ, phòng quản lý và khai thác tài sản xiết nợ. Cỏc khỏch hàng truyền thống của SGD như PTSC, Coalimex, công ty than miền Bắc, công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT, công ty cổ phần hóa dầu, CTCP Gas Petrolimex hầu hết là khách hàng đặc biệt của SGD có hạn mức tín dụng lớn và được mở thư tín dụng miễn ký quỹ 100% nên các công ty này luôn là những đơn vị có doanh số giao dịch cao tại SGD. Tóm lại, cùng với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp và bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ tin học hóa lĩnh vực ngân hàng, thực hiện kết nối vào mạng thanh toán quốc tế đã góp phần hoàn thiện hơn hoạt động thanh toán quốc tế ở SGD Vietcombank.

        Năm 2008 là năm kinh doanh xuất khẩu của cả nước tăng mạnh nhưng lại là năm tương đối khó khăn đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu của SGD với doanh số thanh toán L/C, nhờ thu đều giảm đáng kể so với năm trước do cuộc khủng hoảng kinh tế diến ra nghiêm trọng trên toàn cầu cùng với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt khi số lượng chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và TMCP tăng lên đáng kể trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chiết khấu chứng từ hàng xuất là một trong những hình thức tín dụng xuất nhập khẩu khá an toàn, và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, hơn nữa SGD Vietcombank lại rất có thế mạnh trong mảng thanh toán xuất khẩu, đó là lợi thế không nhỏ để phát triển hình thức tín dụng xuất nhập khẩu này.

        Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của SGD Vietcombank
        Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của SGD Vietcombank