Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước và ứng dụng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

MỤC LỤC

Học thuyết phân chia quyền lực trong thời kỳ cách mạng Tư sản

Thứ ba, cơ quan lập pháp không thể ban hành những quyết định cho phép lấy toàn bộ hay một phần tài sản của bất kỳ ai mà không có sự chấp thuận của anh ta, vì bảo toàn sở hữu là mục đích chân chính và hàng đầu của chính quyền, và cũng là nguyên nhân con người đồng ý từ bỏ trạng thái tự nhiên mà gia nhập vào cộng đồng quốc gia, nên vi phạm vào nguyên tắc này nghĩa là nhà nước đã vi phạm vào khế ước đầu tiên tạo thành xã hội. Theo Locke, nếu như trong một nhà nước mà cơ quan lập pháp không tồn tại thường xuyên, một người nào đó nắm toàn quyền hành pháp và cũng có quyền tham dự vào cơ quan lập pháp thì con người này, theo một nghĩa có thể chấp nhận được, chính là quyền lực tối cao, bởi lẽ ông ta nắm toàn quyền hành pháp, và bởi lẽ không có một cơ quan lập pháp cấp trên nào có thể thông qua một đạo luật nếu không có sự đồng ý của ông ta. Vì cả hai quyền lực này đều cần đến vũ lực của xã hội cho việc thực thi chúng, nên hầu như phi thực tế nếu đặt vũ lực của cộng đồng quốc gia vào những bàn tay riêng biệt và không phụ thuộc nhau, hay đối với cơ quan hành pháp và quyền lực liên hiệp phải được đặt vào những cá nhân có thể hành động tách rời nhau, và theo đó mà sức mạnh cưỡng bức của dân chúng sẽ được đặt dưới những mệnh lệnh khác nhau, là điều có khuynh hướng gây ra sự hỗn loạn và phá hoại, vào lúc này hay lúc khác"(1).

Có thể cần ban hành ngay một điều luật mới, có thể cần sửa đổi hay bãi bỏ ngay một điều luật cũ, có thể cần qiải quyết một vấn đề khẩn cấp của cộng đồng, cũng có khi là không có việc gì cần tới cơ quan lập pháp .., mà thời gian hội họp của cơ quan lập pháp được ghi nhận trong hiến pháp là không hợp lý ở hoàn cảnh đó, bởi vậy, một cá nhân luôn luôn hiện diện, có nhiệm vụ canh giữ cho lợi ích công, được nắm quyền triệu tập hay giải tán cơ quan lập pháp là phương cách tốt nhất có thể tìm được cho khiếm khuyết này. Nhưng sự chuyên chế của những nhà nước cộng hoà này không giống hẳn chính thể chuyên chế ở châu á, ví dụ như ở Cộng hoà Venise có sự phân quyền tương đối, khi Đại hội đồng có quyền lập pháp, các đại quý tộc Prégadi nắm quyền hành pháp, và nắm quyền tư pháp là các quý tộc Quaranties; nhưng cái dở ở nhà nước Venise này là: tuy có sự phân quyền, nhưng mọi cơ quan này đều nằm trong tay tầng lớp quý tộc, nên cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thực chất cũng chỉ là một thứ quyền lực mà thôi, thực chất là chẳng có một sự phân quyền nào cả. Nói tóm lại, qua tác phẩm Bàn về Tinh thần pháp luật của Montesquieu, ta có thể nhận thấy một bước phát triển mới của tư tưởng phân chia quyền lực, khi tác giả đưa ra quan điểm phân tách các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách triệt để, có sự giám sát, kiềm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực, và ngay giữa các cơ quan trong cùng một nhánh quyền lực với nhau, nhằm ngăn chặn sự lạm quyền, những vẫn tạo nên một bộ máy nhà nước thống nhất: "Cả ba quyền lực này do ràng buộc lẫn nhau mà dường như nghỉ ngơi hay bất động.

Trong cả 4 quyển, 48 chương của tác phẩm, Rousseau không hề đề cập tới việc: quyền lực nhà nước được chia quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; hơn thế Rousseau còn cho rằng quyền lực tối cao là không thể phân chia, ông cực lực phản đối việc chia tách các quyền: "Trong chính trị của ta, tuy về nguyên tắc thì quyền lực tối cao là không thể phân chia, nhưng trên thực tế người ta vẫn chia tách nó trong đối tượng.

Học thuyết phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay

Nhưng ông lại chỉ ra rằng phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp và hành pháp, giao chúng vào tay của cơ quan quyền lực tối cao và chính phủ là cách thức hợp lý duy nhất để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của nhà nước, cũng như ngăn chặn được xu hướng lạm quyền của cơ quan hành pháp. Đặc điểm của chính thể này là Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp, mà các biểu hiện cụ thể là Tổng thống được bầu ra do nhân dân trực tiếp bỏ phiếu chứ không phải do Nghị viện bầu chọn; Tổng thống có quyền thành lập Chính phủ, và các thành viên Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống chứ không chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Sự phân quyền một cách cứng rắn, rạch ròi trong hình thức chính thể này được thể hiện qua việc Nghị viện không có quyền giải tán Chính phủ, cũng như Tổng thống không có quyền giải tán Nghị viện; các Thẩm phán được cơ quan hành pháp bổ nhiệm với nhiệm kỳ suốt đời, _____________.

Đặc điểm của chính thể này là Nguyên thủ chỉ mang tính hình thức, không có bất cứ thực quyền nào, mà các biểu hiện cụ thể là Nguyên thủ do được thừa kế ( ở các nước quân chủ ) hoặc do được Nghị viện bầu ra ( ở các nước cộng hoà ); Nguyên thủ thành lập Chính phủ với sự tín nhiệm của Nghị viện. Đặc điểm của chính thể này là sự tham gia hạn chế của Tổng thống vào công việc hành pháp, mà các biểu hiện cụ thể là Tổng thống do nhân dân bầu ra; Tổng thống chỉ đứng đầu Nhà nước chứ không đứng đầu Chính phủ, nhưng vẫn có quyền chủ toạ các phiên họp của Chính phủ (như ở Nga) hay của Hội đồng Bộ trưởng (như ở Pháp). - Có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong những lĩnh vực cụ thể; mà chủ yếu là chính quyền trung ương sẽ giải quyết các vấn đề công, vì lợi ích của cả cộng đồng xã hội, như vấn đề về an ninh - quốc phòng, về chủ quyền quốc gia, về dịch vụ công.

; còn chính quyền địa phương sẽ phụ trách các vấn đề định hướng phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá ở địa phương, ngoài ra còn có thể chủ động tiến hành hợp tác, giao lưu với các địa phương khác hoặc các tổ chức quốc tế trong khuôn khổ quyền hạn của mình. Không giống với cách thức phân quyền ngang là có sự ảnh hưởng qua lại với hình thức chính thể của nhà nước, cách thức phân quyền dọc có thể tồn tại ở gần như hầu khắp các chính thể nhà nước hiện đại, như Philipine với chế độ Cộng hoà tổng thống, Đức với chế độ Cộng hoà đại nghị, Pháp với chế độ Cộng hoà hỗn hợp, và New Zealand với chế độ Quân chủ đại nghị ( mà nguyên thủ nhà nước hiện nay chính là nữ hoàng Anh ) đều thực hiện nguyên tắc phi tập trung hoá này. Nói tóm lại, phân quyền dọc hay phi tập trung hoá ở các nước hiện nay cũng có nhiều mức độ khác nhau, từ Philippine mới dừng lại ở mức độ tự chủ tương đối của chính quyền địa phương, tới Đức đã thừa nhận mỗi cấp chính quyền chỉ chuyên trách một số lĩnh vực nhất định, không có sự trùng lặp, chồng chéo quản lý giữa các cấp.

Bởi vậy, quyền lực của nhà nước liên bang xuất phát từ quyền mà các nhà nước bang đã chuyển giao cho nó, đó là quyền đối ngoại, quyền quốc phòng - an ninh chung, ngoài ra, còn có thể có thêm các quyền về bảo vệ môi trường, giao thông (quản lý trên phạm vi toàn liên bang), năng lượng (quản lý trên phạm vi toàn liên bang hoặc đối với nguồn năng lượng đặc biệt như năng lượng nguyên tử). Việc tập trung dần quyền lực vào chính quyền liên bang được thể hiện ở Thụy Sĩ thông qua việc Hiến pháp Liên bang 1999 quy định nhóm các bang lại thành bảy khu vực, mỗi khu vực có một thủ phủ, và có một ủy ban liên chính quyền các bang, là cơ quan tập chung giải quyết các vấn đề chung của các bang, như văn hóa, giáo. Ngày nay, phân chia quyền lực đã trở thành nguyên tắc hàng đầu trong xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước hiện đại, là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để xây dựng nhà nước pháp quyền - mô hình nhà nước mang đầy tính nhân bản, nhân văn - nhà nước của nhân dân, do nhân dân lập ra, vì nhân dân mà phục vụ.

Tiếng Việt