Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nam

MỤC LỤC

Tổng tài sản Có

Hiệu quả kinh doanh của NHTM

Kết cấu chi này có xu hướng giảm tương đối vì do các ngân hàng có mức tăng lương, tăng lao động chậm hơn so với gia tăng nhanh chóng các loại hình dịch vụ và sự tăng cường kỹ thuật, đặc biệt là sử dụng tin học, nên dù hoạt động ngân hàng được mở rộng, khối lượng công việc tăng lên không ngừng (tài sản ngân hàng tăng nhanh) nhưng lao động, chi phí tiền lương vẫn giảm tương đối. Phân tích hoạt động ngân hàng thông qua các chỉ tiêu về thu nhập, chi phí, chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu về lợi nhuận, đó là một yêu cầu để nhận ra ưu thế, tìm ra các tồn tại, rủi ro tiềm ẩn để phòng ngừa và phát hiện lợi thế tiềm năng, trên cơ sở đó đánh giá mức độ lành mạnh, vững chắc, an toàn, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM

Sự thay đổi lãi suất làm tăng chi phí, giảm thu nhập (trường hợp lãi suất cho vay hạ, lãi suất huy động vốn tăng) làm dự trữ tài chính của ngân hàng giảm dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh, thậm chí lãi suất cho vay không bao hàm mức để bù đắp rủi ro trong hoạt động. Các ngân hàng có khách hàng quan hệ thuộc thành phần kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao, nằm trong những khu kinh tế- xã hội phát triển, hiệu quả của hoạt động ngân hàng tăng lên, so với các khu vực kinh tế khác và đối tượng phục vụ thuộc các thành phần kinh tế kém phát triển hơn.

Kết quả tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Hà Nam qua các năm

Khái quát về mô hình tổ chức hoạt động của NHCT Hà Nam

Hoạt động nghiệp vụ chính của ngân hàng được tổ chức theo các phòng ban chuyên môn đó là: Phòng kinh doanh; Phòng kế toán tài chính; Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ; các Phòng giao dịch; các Quỹ tiết kiệm. - Các khách hàng chủ yếu: Khách hàng truyền thống của NHCT Hà Nam là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu.

Thực trạng hoạt động kinh doanh NHCT Hà Nam (1999 - 2001)

NHCT Hà Nam thực hiện theo mô hình tổ chức của NHCT Việt Nam bao gồm: Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại chi nhánh. - Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo từng thời kỳ: Nguồn vốn có lãi suất thấp là nguồn tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn trên các tài khoản thanh toán của cá nhân, các tổ chức kinh tế năm 1999 chiếm 19% tổng nguồn vốn trên địa bàn, đến năm 2001 chiếm 12%.

Biểu số 2.2: Bảng tổng kết tài sản của NHCT Hà Nam.
Biểu số 2.2: Bảng tổng kết tài sản của NHCT Hà Nam.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của NHCT Hà Nam

Chất lượng tín dụng tại NHCT Hà Nam

Tuy nhiên, NHCT Hà Nam đã đầu tư cho thành phần kinh tế này một lượng vốn rất lớn, có thời điểm chiếm trên 30% tổng dư nợ và trên thực tế một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng hoàn trả vốn ngân hàng như : Công ty xuất nhập khẩu, Công ty Khách sạn dịch vụ Hà Nam, chỉ riêng hai công ty này đã có số dư nợ quá hạn chiếm trên 70% tổng số nợ quá hạn và hầu hết là nợ khó đòi. + Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu như không có vốn tự có, phải dựa 100% vào vốn vay ngân hàng, nhiều doanh nghiệp gánh chịu lỗ của đơn vị cũ chuyển sang kèm theo số lượng cán bộ công nhân viên lớn không có việc làm, không tìm được hướng phát triển trong sản xuất kinh doanh nên thua lỗ triền miên, dẫn đến bất cứ rủi ro nào của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Chất lượng dịch vụ thanh toán tại NHCT Hà Nam

Nghiệp vụ này đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng, góp phần đưa tỷ trọng thu dịch vụ tăng dần trong tổng thu, qua đó phản ánh trình độ và công nghệ ngân hàng được đầu tư đáng kể, thông qua công tác thanh toán đã hình thành nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, nguồn vốn có chi phí rất thấp. Việc phát triển, mở rộng mạng lưới thanh toán, đầu tư trang thiết bị chưa làm cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển, đánh giá một cách khách quan là do thói quen của người dân cũng như cả các tổ chức kinh tế thường sử dụng thanh toán bằng tiền mặt trong hầu hết các hoạt động.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam

+ Khả năng tài chính và cơ sở vật chất được nâng cao: Qua các số liệu quyết toán tài chính theo cơ chế tài chính của NHCT Việt Nam, tuy NHCT Hà Nam mới có chênh lệch và quỹ thu nhập vừa đủ chi lương theo quy định (ở mức các chi nhánh có lãi), song trong kết cấu chi phí của ngân hàng đã đáp ứng được một phần cơ bản về tài sản như trụ sở giao dịch, công cụ lao động, thiết bị đủ tốt (mỗi năm lên tới hàng tỷ đồng), đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh trên cơ sở nâng cấp và hiện đại hoá. Hiện nay sản phẩm dịch vụ chủ yếu của NHCT là dịch vụ thanh toán, trong khi đó đòi hỏi đối với ngành Ngân hàng là phải cho ra đời nhiều loại hình dịch vụ phục vụ cho hoạt động tiền tệ, trên thực tế NHCT Hà Nam chỉ có dịch vụ thanh toán, chi trả kiều hối còn hầu hết các loại dịch vụ của NHCT Việt Nam vẫn chưa được thực hiện và ngay cả các dịch vụ trên cũng chỉ mang tính hoạt động tự phát trên tài khoản tiền gửi của khách hàng đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thu dịch vụ của NHCT Hà Nam chỉ chiếm 3% trong tổng thu.

Định hướng hoạt động của NHCT Hà Nam

- Phương hướng mục tiêu 5 năm (2001-2005): Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả và đa dạng sản phẩm, đồng thời ưu tiên phát triển công nghiệp-xây dựng, xuất khẩu với tốc độ nhanh để thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả. - Mở rộng kinh doanh đa năng như kinh doanh hối đoái, chi trả kiểu hối, kinh doanh vàng bạc đá quý, dịch vụ thanh toán bằng thẻ, các dịch vụ thanh toán khác dịch vụ thu hộ, chi hộ tiền mặt cho khách hàng, dịch vụ trả lương cho công nhân, cán bộ đối với khách doanh nghiệp và tổ chức kinh tế- xã hội.

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NHCT Hà Nam

+ Đánh giá xếp loại khách hàng: Khách hàng đối với ngân hàng vừa là người cung cấp vốn cho hoạt động ngân hàng, vừa là người sử dụng vốn của ngân hàng thông qua hoạt động cho vay, thông qua đánh giá và xếp loại, nhất là đối với khách hàng vay vốn giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro về đạo đức, tiết kiệm chi phí thẩm định cho vay đối với khách hàng vay vốn thường xuyên và có uy tín. + Tích cực chủ động trong quan hệ với khách hàng (kể cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng). Đây là bài học từ thực tế hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam kể cả trong những giao dịch đơn giản nhất. + Tạo môi trường kinh tế ngoài quốc doanh nhất là các hộ sản xuất kinh doanh, kinh tế nông nghiệp, nông thôn là môi trường có mặt bằng dân trí thấp, người dân có tính thực tế cao. Martketing trong hoạt động ngân hàng ngoài quảng cáo, tuyên truyền, phải chú trọng đến chất lượng của các giao dịch đối với người dân, chính người dân khi tin tưởng trong quan hệ giao dịch với ngân hàng lại là những tuyên truyền viên cho ngân hàng có hiệu quả cao nhất trong cộng đồng và môi trường của họ. Hoạt động ngân hàng phải coi marketing vừa là công cụ phòng ngừa rủi ro từ xa vừa là nhân tố đem lại hiệu quả thiết thực và toàn diện hơn trong tương lai. Tăng cường các biện pháp khơi tăng nguồn vốn huy động trên địa bàn. - Mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Với chức năng trung gian thanh toán, NHTM thông qua thanh toán không dùng tiền mặt, để thu hút nguồn vốn tiền gửi trên tài khoản tiền gửi thanh toán với thực tế hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Để làm được việc đó NHCT Hà Nam cần chú trọng các giải pháp cụ thể sau:. + Tuyên truyền quảng cáo cho các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Thực tế cho thấy với mặt bằng dân trí thấp và thói quen thanh toán của người dân, hầu như họ am hiểu rất ít về hoạt động thanh toán của ngân hàng. Như vậy, việc làm cho khách hàng hiểu, tin tưởng để tham gia vào dịch vụ ngân hàng, trước hết ngân hàng bắt đầu marketing từ nội bộ, hỗ trợ tối đa cho khách hàng, giúp cho mức độ thoả mãn của khách hàng ngày càng cao hơn. + Lựa chọn khách hàng có quan hệ thanh toán thường xuyên làm nhân tố để tiếp thị thông qua hoạt động marketing. Khi kiến thức về dịch vụ tài chính cá nhân của các khách hàng này mang lại lợi ích, khách hàng sẽ trở nên trung thành với ngân hàng và họ sẽ là cầu nối, tuyên truyền với khách hàng tương lai. + Hiện nay việc trả lương cho người lao động, cán bộ thuộc khối hành chính sự nghiệp, các đối tượng khác thuộc quỹ bảo hiểm, thương binh xã hội, hầu hết quan hệ chi trả bằng tiền mặt, dẫn đến tốn kém về chi phí, lượng tiền mặt tập trung lưu chuyển trong một thời điểm lớn. Hiện chưa có doanh nghiệp nào trả lương cho người lao động thông qua tài khoản cá nhân tại NHTM, trong khi Ngân hàng luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ này. Hiện nay thị trường. dịch vụ thanh toán tiền lương còn sơ khai, bỏ ngỏ, do đó nên mở rộng dịch vụ này tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội.. Trước hết là bản thân ngân hàng áp dụng trả lương 100% thông qua tài khoản cá nhân, bên cạnh việc vận động và tuyên truyền với các doanh nghiệp và tổ chức khác. Khối hành chính sự nghiệp, các đối tượng hưởng lương từ nguồn ngân sách, ngân hàng nên phối hợp với kho bạc Nhà nước và đơn vị thực hiện trả lương thông qua tài khoản cá nhân mở tại NHTM. + Để khuyến khích thanh toán qua tài khoản cá nhân trong thời gian hiện nay, ngân hàng nên miễn phí hoàn toàn, vì lợi ích của ngân hàng thu được thông qua nguồn vốn trên tài khoản được sử dụng kinh doanh là muc tiêu chính. Bên cạnh đó ngân hàng nên sử dụng lãi suất linh hoạt, ưu đãi phù hợp với tiền gửi tài khoản cá nhân. - Tăng vốn đầu tư để phát triển công nghệ và phương tiện thanh toán tiên tiến, hiện đại. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, cơ chế thanh toán phải đi trước một bước, song hiện nay đang bộc lộ nhược điểm là chậm đổi mới. Hàng loạt yêu cầu cần thiết chưa đáp ứng được như: Séc và thẻ thanh toán, gửi tiền một nơi - rút nhiều nơi, máy rút tiền tự động, dịch vụ ngân quỹ chi hộ khách hàng, so với yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng phải có giải pháp cơ bản là xem xét lại năng lực tổ chức thực hiện, cụ thể:. + Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất Kỹ thuật-Công nghệ hiện đại cho hoạt động thanh toán, hiện chỉ tập trung ở hội sở nên việc thanh toán tại các phòng giao dịch rất chậm, không kịp thời, mất khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng. + Phát triển đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nhằm đáp ứng kịp yêu cầu ngày càng cao của hoạt động dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Khơi tăng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. + Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong dân cư, việc đa dạng hoá phải tiến hành đa dạng hoá cả thời hạn gửi tiền như áp dụng thêm kỳ hạn 1,2,3 tuần và kỳ hạn 2,3,5,10 năm), đa dạng cả về loại tiền huy động (huy động nhiều loại ngoại tệ cả USD, DEM, FRF, JPY..) và đa dạng cả về cách thức huy động (huy động qua tiền gửi, qua tiết kiệm, qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, huy động tại điểm cố định và cả tại gia..) qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người gửi tiền trong việc lựa chọn hình thức và cách thức gửi.

Một số kiến nghị

+ NHNN cần đi trước trong việc thực hiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tập trung đầu tiên vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế đều thông qua các định chế tài chính, đặc biệt là ngân hàng, tăng nhanh vòng quay vốn và hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông. - Cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các NHTM hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế đất nước, Chính phủ cần cho phép các NHTM được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư trong nước như các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực đầu tư hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng quan trọng và thiết yếu.