MỤC LỤC
Cũng như các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội do người dân thành phố trực tiếp bầu nên, là cơ quan quyền lực nhà nước ở thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ và các nghị quyết của hội đồng nhân dân thành phố. Ngoài các sở, ban như những tỉnh khác, thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội còn có thêm báo Hà Nội mới, báo Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Ban Chỉ đạo 1000 năm Thăng Long, Ban quản lý khu phố cổ.
Hơn nữa nhu cầu lại rất phong phú như cho đối tượng chính sách, cho sinh viên, cho người lao động ngoại tỉnh cư trú tạm thời hay định cư dài hạn, người thu nhập cao, trung bình và đặc biệt là cho người thu nhập thấp. Thực tế trong số này nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 60 đến 70%, đây là những đối tượng ít hoặc không có khả năng sở hữu đất riêng để tự do chỗ ở. Đây chính là thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh nhà ở để xây dựng những chung cư cao tầng với chi phí thấp vừa tiết kiệm diện tích đất, vừa tranh thủ được chính sách khuyến khích của thành phố và đặc biệt có thể nói là không phải lo đầu ra.Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng công trình thế nào để có thể đến được tay những lao đông nghèo, người thu nhập thấp.
Thứ hai, đầu tư phát triển nhà ở Hà Nội còn nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ thiết thực của UBND thành phố và trung ương thông qua các chủ trương chính sách. Đặc biệt, đối với đối tượng có thu nhập thấp, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi như giành quỹ đất xây dựng nhà ,miễn giảm tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn vào xây nhà ở cho người thu nhập thấp. Thứ ba, địa bàn thủ đô còn là nơi tập trung nhiều đơn vị xây dựng bao gồm các công ty và tổng công ty lớn như tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng VINACONEX, Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, Công ty tu tạo và phát triển nhà, Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội…Đây là những đơn vị mạnh, có truyền thống trong ngành xây dựng của Việt Nam, có đóng góp lớn lao đối với sự nghiệp xây dựng đất nước trước kia cũng như trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Trong khi nguồn cung đang bị “ách” lại bởi cả những lý do khách quan và chủ quan khác nhau thi nhu cầu từ phía người dân lại rấy lớn : Tại khu vực đô thị còn khoảng 600-700 ngàn cán bộ, công chức ( chiếm 1/3 số cán bộ, công chức, viên chức ) và nhiều đối tượng thu nhập thấp khác còn gặp khó khăn về chỗ ở. Nhà ở nhu cầu vốn rất lớn, cho thuê thì thời hạn kéo dài nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp, vì vậy Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính, vốn ngân hàng, vốn trong dân để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở cho thuê, tiềm năng của thị trường này rất lớn. Cụ thể, việc xác định giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp được xác định trên cơ sở do CĐT xây dựng và UBND tỉnh thẩm định nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ các chi phí và lợi nhuận định mức (nhưng tối đa phải đảm bảo không vượt quá 10% chi phí đầu tư, không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước (như tiền sử dụng đất, thuê đất, thuế…) vào giá bán nhà.
Nguyên tắc xác định giá này nhằm đưa ra mức “giá trần” để đảm bảo phù hợp với điều kiện thu nhập của người mua, đồng thời vẫn tạo sự chủ động cho các CĐT trong quá trình định giá dự án.Đây quả là những tín hiệu tích cực cho vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp vốn đang rơi vào tình trạng không ít khó khăn. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này theo cơ chế thị trường không dễ dàng, do đây là lĩnh vực kém hấp dẫn về doanh lợi và thường không được xếp hàng đầu trong các ưu tiên của các tổ chức và thể chế thị trưiờng có liên quan, từ các tổ chức tài chính-tín dụng, đến các công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản. Bản thân thị trường nhà cho người có thu nhập trung bình và thấp này thiếu đồng bộ, sản phẩm hàng hoá chưa đáp ứng được các nhu cầu đa dạng, phương thức thanh toán còn kém linh hoạt, còn thiếu và chưa có sự tham gia mạnh mẽ của các công cụ tài chính hỗ trợ, làm cho hiệu quả xã hội của chính sách này chưa cao.Hơn nữa, còn thiếu sự đồng bộ giữa thị trường nhà ở xã hội với các thị trường khác, đặc biệt là thị trường tiền tệ.
Vấn đề về giá, về chất lượng, đặc biệt là cơ chế để làm sao khuyến khích được doanh nghiệp tích cực tham gia chủ trương lớn của chính phủ, tạo ra được sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường đang đặt ra cấp bách.Đồng thời, để phát triển quỹ và thị trườn nhà ở xã hội đạt hiệu quả cao không thể thiếu vai trò nhạc trưởng của nhà nước. Dưới góc độ khả năng tài chính của người có thu nhập thấp, thì bất chấp xu hướng chựng lại hoặc giảm giá ở mức độ nhất định cả về nhà ở lẫn đất đai trên thị trường bất động sản trong nước, vẫn có thể khẳng định rằng giá cả hiện tại là quá cao so với thu nhập của họ làm cho người thu nhập thấp cũng khó có thể chạm tay vào những ngôi nhà này. Vì thế, yêu cầu công bằng đòi hỏi phải đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các lợi ích của nhà nước - chủ đầu tư - người dân, tuyệt đối tránh tư tưởng “ trăm dâu đổ đầu tằm “, chỉ chú trọng lợi ích của chủ đầu tư, của nhà nước mà coi nhẹ, thậm chí hi sinh quyền lợi của người dân, nhất là nông dân và các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp trong các dự án tái định cư.
Bên cạnh đó cần có những giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở để bán trả dần, cho thuê…Đồng thời, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích hình thành và phát triển các nguồn vốn vay dài hạn, có quy mô khoản vay, điều kiện thế chấp, lãi suất phù hợp với khả năng của đối tượng thu nhập thấp để hỗ trợ đối tượng này cải thiện chỗ ở. Mục đích của HTX nhà ở là cung cấp nhà ở lâu dài và liên tục cho xã viên với giá phấn đấu ở mức thấp nhất có thể được; cung cấp các dịch vụ tốt cho xã viên với mức chi phí thích hợp; đảm bảo môi trường tự nhiên và xã hội tốt trong khu vực nhà ở… Nhờ đặc điểm đó nên mô hình HTX nhà ở rất thành công ở nhiều nước trên thế giới như: Úc, Đan Mạch, Estonia, Đức, Hungari, Hà Lan, Nga, Thuỵ Điển, Mỹ, Canada, Achentina, Uruguay, Jamaica, Ai Cập, Nam Phi, Aán Độ, Malaixia, Philipin…. Mặt khác, cần đề cao vai trò của nhà nước trong phát triển và quản lý quỹ, thị trường nhà ở xã hội, bao gồm từ hoàn thiện cơ sở pháp lý cần thiết theo hướng tự do hoá và thị trường hoá phát triển quỹ nhà xã hội, phê duyệt và giám sát thực hiện các quy hoạch không gian và kiến trúc tổng thể, các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật xây dựng đảm bảo an toàn và hài hoá cảnh quan đô thị, ngăn chặn và xử phạt nghiêm khắc các hành vi gian dối, tham nhũng và lãng phí trong xây dựng, quản lý nhà xã hội.
Đặc biệt, Chính phủ có thể dành ưu đãi nhiều chính sách (nhất là về thủ tục và miễn giảm tối đa thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến đất đai và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp), cũng như mạnh dạn sử dụng Ngân sách nhà nước trong gói kích cầu của mình để thực hiện xây dựng các quy hoạch, tiến hành giải phóng mặt bằng và cung ứng cơ sở hạ tầng cần thiết (điện, nước và các dịch vụ công khác), tạo cú hích và định hướng các dòng đầu tư xã hội cho các dự án phát triển nhà ở xã hội.