Hệ thống hóa và nghiên cứu bản đồ giáo khoa treo tường trong giáo dục địa lí

MỤC LỤC

Cơ sở thực tiễn

BĐGK mở rộng khái niệm không gian cho học sinh, cho phép các em thiết lập mối quan hệ tương hỗ và nhân quả của các hiện tượng và các quá trình trong tự nhiên và trong xã hội, phát triển óc tư duy logic và óc quan sát, hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, xây dựng tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc với Tổ quốc mình. BĐGK có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành trong học sinh quy luật phân bố các đối tượng Địa lí, quy luật phân bố lực lượng sản xuất của một đơn vị lãnh thổ (một vùng, một quốc gia…) nghĩa là BĐGK giúp cho học sinh hiểu được trên lãnh thổ có cái gì, ở đâu và tại sao?. BĐGK là mô hình – hình ảnh kí hiệu tổng hợp đặc biệt, nó trình bày những đặc điểm không gian dứoi dạng tổng quát, trực quan và dễ hiểu, nó được sử dụng không chỉ như những thành tựu nghiên cứu phân bố không gian, tuyên truyền những thành tựu kinh tế trong công cuộc xậy dựng xã hội ở nước ta mà còn là công cụ quan trọng để dự báo và kế hoạch hóa trong tương lai.

Bản đồ giúp các nhà khoa học tìm hiểu những quy luật phân bố, sự lan truyền của các đối tượng, hiện tượng và những mối tương quan của chúng trong không gian, cho phép phát hiện những quy luật tồn tại và dự đoán con đường phát triển của chúng trong tương lai. Ngày nay, bản đồ còn là một phương tiện có hiệu quả để phổ biến các tri thức, nâng cao dân trí, cung cấp nhưng hiểu biết về khoa học Trái Đất, về các nước trên thế giới, về quê hương đất nước, từ đó giáo dục lòng yêu nước, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do điều kiện khác nhau về nhiều mặt, việc sử dụng BĐGK trong dạy học ở các địa phương khác nhau có những tồn tại khác nhau nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao, đặc biệt là ở các trường vùng sâu, vùng xa mặt bằng nhận thức của học sinh còn hạn chế bên cạnh nhiều khó khăn khác (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy hoc của nhà trường …).

Hiện nay số lượng, chất lượng cũng như việc sử dụng BĐGK treo tường trọng dạy – học Địa lí ở trường phổ thông còn chưa đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của yêu cầu dạy và học, đặc biệt là trong xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã và đang trở thành phương pháp tích cực, hiệu quả và được coi trọng.

Chương trình Địa lí THPT (ban Nâng Cao)

+ Các kiến thức thực tiễn (hay kinh nghiệm) là những kiến thức phản ánh những đặc điểm bên ngoài của các sự vật hiện tượng Địa lí mà học sinh có thể nhận biết được một cách tương đối dễ dàngbằng con đường kinh nghiệm, dựa vào các giác quan của bản thân. Thuộc các kiến thức Địa lí lí thuyết có các khái niệm Địa lí, các mối quan hệ nhân quả, các quy luật, các học thuyết, các tư tưởng, các vấn đề phương pháp luận của Địa lí học, các kiến thức về phương pháp học tập và nghiên cứu Địa lí. Tính hệ thống của chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao Chương trình Địa lí THPT ban C nói riêng và chương trình môn Địa lí THPT nói chung là một bộ phận trong hệ thống chương trình Địa lí phổ thông.

Ở cấp Tiểu học, một số yếu tố Địa lí được bố trí trong các chủ đề có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh trong môn Tự nhiên – Xã hội của các lớp 1, 2, 3 và một số kiến thức ban đầu về Địa lí tự nhiên đại cương trong môn Khoa học của lớp 4, 5, nhằm giúp các em gắn bó với cuộc sống ở địa phương hơn. Mạch nội dung Địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế - xã hội) được đưa vào các lớp đầu cấp - lớp 10, nhằm giúp học sinh có được một hệ thống kiến thức mang tính phổ thông về bản đồ, Trái Đất – môi trường sống của con người, về dân cư trên Trái Đất làm cơ sở cho việc học Địa lí thế giới và Địa lí Việt Nam. Mạch nội dung Địa lí Việt Nam được sắp xếp ở lớp cuối cấp – lớp 12 nhằm giúp cho học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế và các vấn đề đặt ra đối với đất nước, các vùng, địa phương nơi học sinh đang sống; chuẩn bị cho phần lớn học sinh ra đời, tham gia vào quá trình lao động sản xuất.

Ngoài nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng tương đối hệ thống về bản đồ từ các lớp đầu của mỗi cấp học, những kiến thức, kĩ năng bản đồ được phát triển trong suốt quá trình học tập của học sinh phổ thông, góp phần nâng cao trình độ khoa học và tính thực tiễn của bộ môn Địa lí.

Tính tương ứng của hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường

Trong chương trình Địa lí THPT, ở lớp 10, học sinh được học về Trái Đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất như: địa chất kiến tạo, địa hình địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Ở lớp 11, bên cạnh các nội dung về dân số thế giới, môi trường địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế các châu lục, các em còn được học về địa lí kinh tế - xã hội thế giới (dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và thông tin liên lạc) và Địa lí kinh tế các nước, các khu vực. Các bản đồ về các thành phần tự nhiên của Trái Đất như: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, cảnh quan….

Các bản đồ các quốc gia: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc … Trong chương trình Địa lí lớp 12, học sinh được học các vấn đề về điều kiện tự nhiên, dân cư và các vấn đề kinh tế của Việt Nam như: Các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, lịch sử địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật…); các vấn đề về dân cư (dân số, nguồn lao động…);. Các bản đồ về dịch vụ: giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch. Số lượng và nội dung của các BĐGK treo tường có mối quan hệ mật thiết với chương trình môn Địa lí ở nhà trường THPT.

Hệ thống bản đồ này đảm bảo các yêu cầu về mặt khoa học và tính sư phạm, phù hợp với nội dung của môn Địa lí ở từng lớp học.

Bảng 2.1. Danh mục bản đồ giáo khoa năm 2008
Bảng 2.1. Danh mục bản đồ giáo khoa năm 2008

Mục đích của hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường 1. Đối với nội dung dạy học Địa lí ở trường THPT

HỆ THỐNG HểA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TƯỜNG (CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ THPT - BAN NÂNG CAO).

Một số đề xuất trong hệ việc thống hóa bản đồ để sử dụng hiệu quả trong dạy học Địa lí ở trường THPT

Có nhiều ý kiến cho rằng các BĐGK treo tường chỉ phục vụ cho quá trình giảng dạy trên lớp do đặc trưng về kích thước bản đồ, tính trực quan và khối lượng kiến thức của nhóm bản đồ này (đã phân tích ở trên). Tuy nhiên, trong xu hướng dạy học mới hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm (trung tâm ở đây được hiểu là trung tâm của quá trình lĩnh hội tri thức) thì một số ý kiến cho rằng nên hình thành một hệ thống các BĐGK treo tường phục vụ cho việc tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp (ở nhà). Mặc dù vậy, trong điều kiện hiện nay của nước ta, để trang bị một hệ thống bản đồ như vậy không phải là vấn đề dễ dàng đối với tất cả các trường THPT, đặc biệt là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Hệ thống hóa trong quá trình dạy học Địa lí ở trường THPT Hệ thống hóa BĐGK là công việc thường xuyên, liên tục trong quá trình dạy – học Địa lí ở nhà trường THPT. Các bản đồ được lựa chọn cho một tiết học (bài học) Địa lí không những cần thiết là phải phù hợp với nội dung của bài học mà còn cần được sắp xếp, hệ thống hóa một cách khoa học theo trình tự của giáo án của mỗi giáo viên. Các bản đồ cần được sắp xếp phù hợp với nội dung bài giảng, đảm bảo việc hướng dẫn của giáo viên và việc chủ động khai thác tri thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh diễn ra thuận lợi.

Hệ thống bản đồ cần được bảo quản trong một không gian riêng, đảm bảo thuận lợi cho công tác hệ thống hóa cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ trong dạy – học Địa lí.