Giải pháp nâng cao Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại

- Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước quy định… Đặc điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho Ngân hàng có được lượng vốn sở hữu lớn vào lúc cần thiết. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các Ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn ( ví dụ như tiền gửi với các kì hạn khác nhau, tiết kiệm bằng ngoại tệ, bằng vàng…). Nếu lượng vốn huy động không đủ đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng hay nhu cầu đầu tư của Ngân hàng, có nghĩa là Ngân hàng đã bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư và cho vay hay nói cách khác Ngân hàng đã bỏ qua một phần thu nhập.Nếu Ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu rư cho vay thì rất đắt đỏ nguyên nhân là do chi phí trả cổ tức thường cao 20% - 30% đẩy chi phí vốn của Ngân hàng lên cao.

Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất huy động vốn của Ngân hàng thường phụ thuộc vào các yếu tố sau: thời gian đáo hạn của khoản tiền gửi, khả năng chuyển hoán giữa các kỳ hạn, tỷ lệ lạm phát dự kiến, mức rủi ro và lợi nhuận mang lại từ các khoản đầu tư khác, và cuối cùng là lãi suất cho vay mà Ngân hàng có thể áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Các ngân hàng cần phải đổi mới nhanh chóng trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ… Thông qua chính sách marketing Ngân hàng cần phải nâng cao các hoạt động huy động vốn với lãi suất, thời hạn hợp lý phù hợp với từng giai đoạn của Ngân hàng để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng chủng loại sản phẩm của Ngân. Như vậy, muốn hoạt động hiệu quả thì các cán bộ nhân viên Ngân hàng cũng cần phải học hỏi và nân cao chất lượng của chính mình để có thể sử dụng các phương tiện hiện đại, nắm bắt kịp thời các thông tin về kinh tế, thị trường phục vụ cho hoạt động kinh daonh của Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của công việc cũng như nhu cầu của khách hàng.

Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội

Khái quát về Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội

Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh đã tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt tiếp cận sự phục vụ khách hàng trên địa bàn Chi hánh và địa bàn lân cận, là cầu nối trong thanh toán giữa hai nước, thông qua công tác chuyển đổi LAK/VND đã góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào. - Thực hiện theo các quy định của pháp luật, các quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt về đảm bảo cho vay trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; tổ chức thực hiện định giá tài sản làm cơ sở trình Giám đốc ký Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, của bên thứ ba với khách hàng theo đúng quy định; quản lý và hoạch toán tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay vốn, bảo lãnh…. - Lập thực hiện theo dừi kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm, hàng năm), xây dựng chương trình công tác (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tháng, quý, năm) của Chi nhánh; lập báo cáo nhanh; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc, của nghành, của Cơ quan có thẩm quyền.

- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc thực hiện các chính sách đối với người lao động như: ký hợp đồng lao động, nâng bậc lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, ốm đau, thai sản, nghỉ phép, thôi việc, nghỉ hưu… phối hợp với phòng Kế toán - Điện toán trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế … cho cán bộ, nhân viên của Chi nhánh.

SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC LÀO-VIỆT BANK, HÀ NỘI BRANCH  TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2007
SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC LÀO-VIỆT BANK, HÀ NỘI BRANCH TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2007

Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội

Nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư trong môi trường cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, Chi nhánh đã tiến hành xây dựng và thực hiện đồng bộ nhiều chương trình như: áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, mở rộng các hình thức huy động, áp dụng chương trình khuyến mãi có hiệu quả, giao chỉ tiêu huy động cho từng cán bộ, nhân viên, tăng cường công tác marketing, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng… Đặc biệt, do làm tốt công tác thông tin, tiếp thị khách hàng nên mặc dù di chuyển trụ sở làm việc đến địa điểm mới song lượng khách hàng vẫn ổn định và lượng tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Điều đó cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đang dần phát huy hiệu quả và có những định hướng khai thác nguồn vốn rẻ trong dân cư bằng cách mở rộng các dịch vụ và tiện ích thỏa mãm tối đa nhu cầu của khách hàng. Xu hướng các nguồn có kỳ hạn >12 tháng đã tăng đáng kể dần dần đáp ứng và đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn của Chi nhánh Hà Nội.Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng đối với công tác huy động vốn tại Chi nhánh.

Định hướng và phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới là một mặt nâng cao tỷ trọng huy động vốn tại chỗ đồng thời tham gia tích cực thị trường tiền tệ liên ngân hàng nhằm khai thác hiệu quả nguồn vốn này.

Bảng 2: Hoạt động sử dụng vốn giai đoạn năm 2005-2007
Bảng 2: Hoạt động sử dụng vốn giai đoạn năm 2005-2007

Đánh giá chung hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội

Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng song Chi nhánh vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của mình trong vai trò là cầu nối thanh toán, đại lý giải ngân cho các dự án của Chính phủ Việt Nam cho Lào, chưa đáp ứng được nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư giữa hai nước. Đây là nguồn vốn có tính thời điểm thời gian nhận gửi ngắn trước kia Chi nhánh cần có sự hỗ trợ của BIDV, tuy nhiên BIDV đã chuyển nguồn vốn vay thấu chi sang cơ chế tiền gửi liên Ngân ahngf với lãi suất thị trường, vay trả theo thời hạn quy định của hợp đồng. Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là khối các Ngân hàng Thương mại cổ phần như lãi suất huy động tăng cao, mở rộng mạng lưới các chi nhánh huy động, phòng giao dịch …Ngay trên tuyến phố nơi chi nhánh đóng trụ sở chỉ hơn 1Km mà đã có tới hơn 14 điểm giao dịch của các Ngân hàng Thương mại, cả Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng thương mai cổ phần.

Sự biến động phức tạp của thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ, đặc biệt là lãi suất tiền gửi liên Ngân hàng tăng đột biến trong những tháng cuối năm 2007 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và Chi nhánh nói riêng.

Chương3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội

    Bên cạnh đó, Ngân hàng căn cứ vào định hướng phát triển của nền kinh tế, khẩn trương xây dựng một chiến lược huy động vốn với thời hạn dài, trong đó điều kiện quan trọng là phải thiết kế và đưa vào thị trường các sản phẩm đầu tư tài chính tiền tệ ngắn, trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của. Cải tiến và nâng cao chất lượng thanh toán bù trừ, đẩy mạnh việc mở rộng và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân, mở rộng sử dụng thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và máy rút tiền… Thông qua các hoạt động dịch vụ, Ngân hàng trở thành người cung cấp thông tin, các phương tiện thanh toán và tư vấn đầu tư cho khách hàng. - Có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn: Chính phủ cần có các chính sách ngoại giao, tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn.

    - Đối với NHTM quốc doanh: Nhà nước cần cấp đủ, bổ sung thêm vốn điều lệ để tăng năng lực tài chính cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh để hòa nhập với xu thế chung của các NHTM trong khu vực; cần có sự tách bạch giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại, trừ một số trường hợp nhất định (phải được Bộ Tài chính bảo lãnh); việc tái cấp vốn phải căn cứ vào thực trạng hoạt động của NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế để có báo cáo chính xác với NHNN và Bộ tài chính.