MỤC LỤC
Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng có sẵn cho HS mà Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm hay quan điểm dạy học phát huy tính tích cực của người học có thể coi như là những hình thức khác nhau của cùng một quan điểm dạy học, trong đó ý tưởng cơ bản là cần phải phát huy hứng thú học tập, tính tích cực, tự lực và sáng tạo của người học.
Vì vậy, ngày nay, người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ngay trong trường phổ thông, không phải tự học ở nhà mà cả tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học nhóm: Nếu trình độ kiến thức tư duy học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
- Tạo ra môi trường học tập tương tác: DHTDA sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hoạt động tương tác đa chiều: Tương tác giữa GV - người học, người học - người học, người học - xã hội… và tương tác giữa các thành tố trong quá trình dạy học. Trong dạy học dự án, giáo viên không còn là người chiếm giữ kiến thức và truyền tải kiến thức đến học sinh mà là người trung gian mang đến cho học sinh những sự hỗ trợ khi cần như các nguồn thông tin, các phương tiện,.
Đối với dạy học: Góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật, cùng một nội dung những người học khác nhau sẽ học theo những cách khác nhau. Học sinh được khám phá các ý tưởng theo sở thích và khả năng, phát triển tư duy sáng tạo và niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu; Học sinh tự lực tìm hiểu và kiến tạo kiến thức; Có sự hợp tác với các bạn trong nhóm, tạo cơ hội để phát triển khả năng trình bày, giao tiếp; Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học và kĩ năng tự học suốt đời.
Trong suốt dự án, có thể thực hiện cùng đánh giá với HS để: chia sẻ mục tiêu và tiêu chuẩn học tập; tạo cơ hội cho HS tự định hướng, xác lập mục tiêu, lên kế hoạch và thực hành trong quá trình học; giám sát quá trình hướng đến mục đích, việc học tập và mức độ thấu hiểu; thúc đẩy phản hồi từ bạn học, phân tích quan niệm sai lầm; xác định xem kiến thức có được vận dụng trong các tình huống mới hay không. Muốn vậy, GV phải tạo cơ hội để HS theo dừi sự tiến bộ của chớnh mỡnh, cung cấp cỏc chuẩn rừ ràng, cỏc phương phỏp thu thập phản hồi chớnh tắc để chia sẻ với bạn học, kết hợp những phản hồi từ bạn học để tăng hiệu quả công việc, thời gian đủ để hoàn thành công việc và các sản phẩm, hỗ trợ xác lập mục đích học tập mới trong tương lai.
- Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Thu thập thông tin: từ sách báo, tạp chí, mạng internet, khảo sát, điều tra, phỏng vấn, thực địa,…; Xử lí thông tin: tổng hợp, phân tích dữ liệu (có thể biểu hiện bằng sơ đồ, biểu đồ,.…); Thảo luận thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề và kiểm tra tiến độ;. Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành một sản phẩm cuối cùng. - Bước 4: Giới thiệu phẩm trước tập thể lớp. Trình bày, giới thiệu sản phẩm bằng các cách: Bài viết, Powerpoint, bản đồ, tranh ảnh, mô hình, kể cả việc đóng kịch, kể truyện,…. - Bước 5: Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu xác định. HS tự rút ra những bài học từ việc học theo dự án: đã học được gì? Hình thành được những thái độ tích cực nào? Có hài lòng về kết quả thu được không? Đã gặp những khó khăn gì và đã giải quyết như thế nào? Những cảm nhận của cá nhân sau khi thực hiện xong một dự án? Giáo viên: Đánh giá chất lượng sản phẩm giới thiệu, kết quả tự đánh giá, phương pháp làm việc. Tổ chức hoạt động dạy học theo dự án có thể được thực hiện qua ba bước:. Lập kế hoạch: Lựa chọn chủ đề; Xây dựng tiểu chủ đề; Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập. Thực hiện dự án: Thu thập thông tin; Xử lý thông tin; Tổng hợp thông tin. Tổng hợp báo cáo kết quả: Xây dựng sản phẩm; Báo cáo trình bày sản phẩm; Đánh giá. Học tập theo dự án được thực hiện qua ba bước:. Lập kế hoạch: Lựa chọn chủ đề; Xây dựng tiểu chủ đề; Khơi gợi hứng thú; Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập. Thực hiện nghiên cứu: Thu thập thông tin; Thực hiện điều tra; Thảo luận với các thành viên khác; Tham vấn giáo viên hướng dẫn. Tổng hợp kết quả: Tổng hợp kết quả; Xây dựng sản phẩm; Trình bày kết quả; Phản ánh lại quá trình học tập. Trong quá trình thực hiện dự án, GV hướng dẫn HS thể hiện các kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, hợp tác; kỹ năng lập phiếu phỏng vấn, thống kê; kỹ năng làm các thí nghiệm; kỹ năng thu thập xử lý thông tin; kỹ năng tổng hợp và trình bày báo cáo.. Có thể tóm tắt các bước hướng dẫn học sinh học theo dự án như sau:. TT Hoạt động của giáo viên Mục tiêu. Giới thiệu phương pháp học dự án. Giới thiệu chủ đề. Hướng dẫn phát triển tiểu chủ đề. HS xây dựng ý tưởng và chọn tiểu chủ đề cho dự án theo sở thích. Hướng dẫn HS lập kế hoạch, trình bày kế hoạch. HS lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ trong nhóm. Trình bày, hoàn thiện kế hoạch. 3 Hướng dẫn HS thu thập thông tin. HS biết cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. 4 Hướng dẫn HS xử lý, tổng hợp thông tin. HS biết cách phân tích và tổng hợp thông tin. 5 Hướng dẫn HS trình bày, báo HS biết xây dựng và trưng bày/trình. cáo kết quả. bày sản phẩm với các hình thức đa dạng. 6 Hướng dẫn HS đánh giá, nhìn lại quá trình. HS đánh giá lẫn nhau và chia sẻ, rút kinh nghiệm. Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy học theo dự án:. Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hoá. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS. Xây dựng kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Thực hiện dự án: các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này, HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án GQVĐ được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn.. Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm, có thể được giới thiệu trong nhà trường, hay ngoài xã hội. Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự. án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài. Hai giai đoạn cuối này cũng có thể được mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án. Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án. Ví dụ 1: Dùng kiến thức logarit để giải quyết các vấn đề của cuộc sống Mục tiêu. - Hiểu và vận dụng các kiến thức về logarit vào cuộc sống - Phát triển khả năng giải quyết vấn đề. - Vận dụng toán học vào các môn học khác. - Phát triển kĩ năng tự học thông qua tìm kiếm và phân tích tài liệu. - Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo một vấn đề - Bước đầu cho HS kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức hội nghị Các bước tiến hành. GV chia HS trong lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một chủ đề. •Chủ đề1 : Dùng logarit giải quyết bài toán tăng dân số. •Chủ đề 2: Dùng logarit giải quyết bài toán lãi suất ngân hàng. •Chủ đề 3: Dùng logarit giải quyết bài toán tăng trưởng vi sinh vật. •Chủ đề 4: Dùng logarit trong vấn đề phản ứng hạt nhân. 2) Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc - Phác thảo đề cương. - Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm 3) Thực hiện. - Làm thế nào người ta dự toán sự tăng dân số cũng như tính dân số dự kiến tương lai (chỉ ra công thức toán học). - Ra một số bài toán có dùng logarit để liên quan dân số Chủ đề 2: Dùng logarit giải quyết bài toán lãi suất ngân hàng Đối với chủ đề này HS cần làm rừ. - Tìm hiểu về lãi suất ngân hàng, cũng như ảnh hưởng nó - Làm rừ khỏi niệm số khỏi niệm, cụng thức tớnh. - Ra một số bài toán có dùng logarit để liên quan lãi suất. Chủ đề 3 : Dùng logarit giải quyết bài toán tăng trưởng vi sinh vật Đối với chủ đề này HS cần làm rừ:. - Tìm hiểu sự tăng trưởng vi sinh vật và cũng như ảnh hưởng nó - Làm rừ khỏi niệm số khỏi niệm, cụng thức tớnh. - Ra một số bài toán có dùng logarit để liên quan vi sinh vật Chủ đề 4: Dùng logarit trong vấn đề phản ứng hạt nhân Đối với chủ đề này HS cần làm rừ:. - Tìm hiểu sự hạt nhân và ảnh hưởng nó đến thế giới ngày nay - Làm rừ khỏi niệm số khỏi niệm, cụng thức tớnh. - Ra một số bài toán có dùng logarit để liên phản ứng hạt nhân 4) Giới thiệu sản phẩm trước lớp.
Trong dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá cần lưu ý tới công cụ máy tính cầm tay nhằm giảm tải phần tính toán cũng như đổi mới cả trình bày lời giải lẫn khâu ra đề và đáp án tương ứng yêu cầu tính toán đúng hoặc tính gần đúng; khích lệ những HS có cách giải đúng bởi những kiến thức, kĩ năng có được do bản thân nỗ lực học tập. - Đảm bảo tính khách quan, khoa học thường xuyên trong quá trình đánh giá việc thực hiện DAHT của học sinh nhằm thúc đẩy việc học của học sinh và cải tiến việc dạy của giáo viên: Đánh giá không phải là một hoạt động đơn lẻ, trái lại nó là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt thời gian thực hiện các DAHT.
- Những nội dung được lựa chọn cần có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành dạy học môn Toán và gắn với những vấn đề thực tiễn: DHTDA không chỉ nhằm mục đích là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, cần thiết và có tính hệ thống mà thông qua đó còn nhằm mục đích là hình thành và phát triển ở người học những kỹ năng, những năng lực cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. - Các nội dung của DAHT phải gắn với định hướng rèn luyện và phát triển NLTD cho HS: Rèn luyện và phát triển NLTD cho HS là một trong những hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học vì thông qua hoạt động này những phẩm chất, những kỹ năng và những NLTD cần thiết của người GV sẽ được hình thành và phát triển ở mỗi HS.
CHND3: Cần phải làm cái cửa sổ mà, phía trên là hình bán nguyệt, phía dưới là hình chữ nhật, có chu vi là a mét (a chính là chu vi hình bán nguyệt cộng với chu vi hình chữ nhật trừ đi độ dài cạnh hình chữ nhật là dây cung của hình bán nguyệt). Cần lập kế hoạch để sản xuất mỗi loại bánh bao nhiêu cái để không bị động về đường, đậu và tổng số lãi thu được là lớn nhất (nếu sản xuất bao nhiêu cũng bán hết)?.
Mỗi nhóm HS được phép thuyết trình sản phẩm (thuyết trình tài liệu bằng Powerpoint và giới thiệu về sản phẩm minh họa) của mình trong khoảng thời 15 phút trước tập thể lớp, các nhóm còn lại sẽ góp ý để cả lớp thảo luận trong 10 phút, thời gian còn lại GV và HS sẽ rút kinh nghiệm và hợp thức hóa kiến thức. Với mỗi dự án, căn cứ vào mục tiêu và bộ câu hỏi định hướng cũng như yêu cầu chung của toàn bộ dự án các nhóm HS thảo luận và xác định nội dung và nhiệm vụ mà phải thực hiện, kiến thức trọng tâm cần đạt sau dự án, từ đó xây dựng các giai đoạn và kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể đến các “tổ hoạt động”.
- Đối với mục 5 và mục 6, nếu HS tự cho mình trong quá trình thực hiện dự án học tập tiếp thu được rất nhiều kiến thức và kỹ năng thì cho 10 điểm; tiếp thu nhiều thì cho 8 điểm ; tiếp thu khá thì cho 6 điểm ; tiếp thu rất ít thì cho 4 điểm;. - Đối với mục 5 và mục 6, nếu nhóm trưởng cho rằng trong quá trình thực hiện dự án thành viên được đánh giá tiếp thu được rất nhiều kiến thức và kỹ năng thì cho 10 điểm ; tiếp thu nhiều thì cho 8 điểm ; tiếp thu khá thì cho 6 điểm ; tiếp thu rất ít thì cho 4 điểm ; không tiếp thu được kiến thức và kĩ năng nào thì cho 2 điểm.
Thời gian bỏo cỏo và trình bày sản phẩm minh họa của mỗi nhóm là 15 phút, sau bài báo cáo, các thành viên của các nhóm còn lại tiến hành đặt câu hỏi hay nêu ra những vấn đề còn khúc mắc trong quá trình báo cáo, các thành viên trong nhóm báo cáo có nhiệm vụ giải thích hoặc trả lời trực tiếp trước tập thể. Ở bước 2, trong nhiều trường hợp việc đánh giá dấu bằng dựa nhiều vào vai trò bình đẳng của các biến (cụ thể trong trường hợp vai trò của các biến bình đẳng, nếu dấu “=” xảy ra khi biến này thuộc cực trị của miền X nào đó, thì biến kia cũng vậy; vậy nên dẫn tới dấu “=” xảy ra khi các biến bằng nhau), dẫn tới việc dự đoán dấu bằng được tinh giản hơn.
Mục đích thực nghiệm sư phạm (TNSP) là để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài, đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của phương án DHTDA được vận dụng trong dạy học một số nội dung Đại số lớp 10 cho học sinh THPT. Đối với lớp ĐC, GV sử dụng phương pháp dạy học truyền thống có sử dụng lồng ghép các phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, cho phép sử dụng tối đa các công cụ hổ trợ nếu có thể.
Cuối đợt TN sư phạm, HS ở cả hai nhóm TN và ĐC làm một bài kiểm tra tổng hợp để đánh giá kết quả của việc chiếm lĩnh tri thức, các khả năng tư duy bậc cao, kỹ năng làm việc theo nhóm. Căn cứ trên vào kết quả thống kê toán học, đối chiếu hiệu quả học tập của HS ở lớp TN và ĐC để đánh giá tính khả thi của việc vận dụng phương pháp DHTDA vào dạy học một số kiến thức chương Bất đẳng thức, bất phương trình Đại số 10 THPT.
Việc dạy học một số phần kiến thức có tính thực nghiệm, ứng dụng thực tế cao trên cơ sở phương pháp DHTDA đã mang lại những hiệu quả khả quan hơn so với các PPDH khác hiện nay. Sự phong phú về nội dung và hình thức của sản phẩm thu được sau tiến trình thực hiện dự án đã thực sự đem lại không khí học tập sôi nổi, hào hứng có sức thuyết phục cao trong hoạt động nhận thức của từng HS.
Các nhóm trưởng năng động, thể hiện tốt khả năng lãnh đạo và điều hành nhóm ; các thành viên còn lại thích ứng với những vai trò và trách nhiệm khác nhau, đa số thực hiện tốt công việc được giao ; HS trong các nhóm biết đồng cảm; tôn trọng và giúp đỡ nhau, tinh thần thi đua giữa các nhóm đôi khi được đẩy lên rất cao. Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng tôi tiến hành kiểm tra phần kiến thức đã dạy theo phương pháp DHTDA sau khi đã thực hiện hai dự án bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm,trong đó 7/10 điểm là phần kiến thức cần đạt theo chuẩn kiến thức (giống các lớp học bình thường khác) và 3/10 điểm là kiểm tra mức độ phát triển tư duy bậc cao của HS.