Phân tích chiến lược cạnh tranh công ty cổ phần SOMECO Sông Đà

MỤC LỤC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Sử dụng mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô của Công ty về các vấn đề trong ngành cơ khí xây dựng như: yếu tố chính trị pháp luật, môi trường kinh tế xã hội. Sử dụng mô hình Five Forces để đánh giá phân tích yếu tố cạnh tranh. Sử dụng chuỗi giá trị để gắn kết các thông tin thu thập được và tìm ra mắt xích quan trọng cốt lừi trong bản kế hoạch.

    Sử dụng mô hình SWOT để nhận diện cơ hội và thách thức đối với SOMECO thông qua các thông tin về nội lực của SOMECO. Kiểm chứng độ tin cậy của đối tượng lựa chọn phỏng vấn bằng cách đưa ra các câu hỏi trực tiếp vào các vấn đề mục tiêu sau đó thực hiện đối chiếu với tài liệu thứ cấp thu được để bổ xung và hoàn thiện. Sử dung thống kê mô tả thông qua các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.

    So sánh đối chiếu mối tương quan giữa các đại lượng thu được sau nghiên cứu đề rút ra kết luận. Khó khăn đầu tiên tôi gặp phải là lên lịch hẹn để phỏng vấn lãnh đạo Công ty, do thời gian phỏng vấn ngắn cho nên lượng thông tin thu thập được cũng chưa nhiều mà cần phải dựa chủ yếu vào các tài liệu thứ cấp để thực hiện nghiên cứu. Mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược hiện Tôi chỉ mới được giới thiệu sơ bộ trong thời gian ngắn của môn học cho nên vẫn còn nhiều hạn chế , chưa đi sâu và vận dụng linh hoạt nên việc sắp xếp tài liệu chưa được khoa học.

    PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY SOMECO

    Nội dung phân tích

    • Phân tích nguồn lực của Công ty SOMECO 1. Phân tích Chuỗi giá trị

      SOMECO khá chú trọng yếu tố về phát triển công nghệ, có thể thấy: trong khối văn phòng nâng cấp các thiết bị điện tử văn phòng, trang bị hệ thống thảo luận trực tuyến phục vụ các cuộc họp kết nối được các chi nhánh; trong khối sản xuất đầu tư cần trục với các sức năng đến 150 tấn có khả năng phục vụ phù hợp trong vòng 5 năm tới, các thiết bị hàn cắt tự động…. Có thể thầy các trang thiết bị sẽ giúp SOMECO phát huy được hiệu quả và tạo ra sản phẩm với chất lượng cao cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác cùng ngành; tiến độ sản xuất nhanh hơn đáp ứng được yêu cầu về thu hồi vốn và tiến độ hoàn thiện của khách hàng. Nhu cầu xã hội cùng thay đổi theo sự phát triển của kinh tế, cạnh tranh khốc liệt dẫn đến đòi hỏi của khách hàng ngày càng trở nên khắt khe hơn cho nên SOMECO phải lên được kế hoạch để hoàn thiện mình một cách tối đa.

      Xã hội phát triển, tri thức nâng cao, cạnh tranh mạnh trong kinh doanh ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hành vi vi phạm pháp luật dưới nhiều hình thức, cho nên để đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều văn bản và nghị định sửa đổi pháp luật pháp luật nhằm xây dựng được thể chế luật pháp chặt chẽ và hoàn thiện hơn. Có thể nhận thấy rằng trái đất đang ngày càng nóng lên cùng tốc độ tăng trưởng của kinh tế, đó là hệ lụy của sự phát triển mà bất cứ quốc gia nào cũng đang phải gánh chịu; Tài nguyên ngày một cạn kiệt do tiến trình khai thác bất hợp lý dẫn theo nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất cụng sụt giảm nghiêm trọng. Sự phụ thuộc phần lớn tỷ trọng ngành công nghiệp vào các nước tiên tiến buộc các doanh nghiệp như SOMECO phải lên kế hoạch cho mình trong việc bắt tay với các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật trong việc trao đổi công nghệ và kinh nghiệm.

      Sức ép từ nhà cung ứng đối với SOMECO là khá lớn, nhà cung cấp các nguyên liệu như (gang thép, máy móc thiết bị…) chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Malaisia, Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cho nên họ cũng không chủ động trong vấn đề tiến độ thực hiện. Trình độ kĩ thuật và quản lý công nghệ: chế tạo nhiều sản phẩm mới (thiết bị cơ khí thủy lực nhà máy thủy nhiệt điện, thiết bị nhà máy xi măng Hạ Long, cầu trục, cổng trục … ) đều đạt chất lượng thi công tốt và được chủ đầu tư chấp nhận. - Kinh tế phục hồi tạo cơ hội cho Việt Nam ổn định phát triển, các công trình, dự án lớn của Ngành của Tập đoàn được khởi công xây dựng; nhu cầu xây lắp các công trình công nghiệp dân dụng, sản xuất điện và vật liệu xây dựng tăng.

      - Nhiều dự án lớn, công trình trọng điểm khởi công trong kì với mục tiêu tiến độ hết sức căng thẳng (đặc biệt dự án điện phục vụ KT-XH của đất nước) trong khi lực lượng lao động chưa đáp ứng kịp thời. Để vượt qua thách thức cần nghiên cứu kĩ hơn về môi trường quốc tế như lựa chọn đối tượng hợp tác để tận dụng kinh nghiệm, nguồn vốn cũng như lợi thế công nghệ; củng cố thao tác tuyển dụng và chọn lọc nhân sự cho các dự án trọng điểm hiện tại cũng như trong tương lai gần của kế hoạch.

      Hình 4-1: Mô hình phân tích PEST của công ty SOMECO  2.2. Vị trí cạnh tranh
      Hình 4-1: Mô hình phân tích PEST của công ty SOMECO 2.2. Vị trí cạnh tranh

      BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA SOMECO

        Trong kế hoạch thực thi chiến lược của SOMECO yếu tố công nghệ là vấn đề được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần từ đào tạo lao động, xây dựng nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị đến các kế hoạch hợp tác với nước ngoài. Các yếu tố đó bám sát được mục tiêu tạo sức cạnh tranh, mà cạnh tranh chỉ có thể dựa vào con người và công nghệ. Tuy vậy cần nghiên cứu sâu hơn về yếu tố môi trường và hội nhập quốc tế.

        Ngoài ra có thể thấy các đối thủ cạnh tranh đều đang có thế mạnh về nguồn vốn và quan hệ do vậy để có thể tìm được vị thế hơn thì SOMECO cần tích cực hơn trong công tác mở rộng quan hệ với các ngân hang, bên cạnh đó đẩy nhanh tiến độ niêm yết trên sàn chứng khoàn của các công ty con. Khi có nguồn vốn ổn định hơn thì SOMECO sẽ có thể đầu tư vào trang thiết bị, nghiên cứu phát triển và đào tạo nhân lực. Để thực thi chiến lược SOMECO cần phát triển nguồn lực cho phù hợp với từng mục tiêu.

        Xây dựng nguồn tài chính đủ; thiết lập hệ thống khách hàng nhằm kiểm soát công cuộc quản lý cũng như sản xuất cho phù hợp; qui trình được phân bố trên cơ sở xác định mục tiêu và điều phối theo từng chức năng cụ thể; phát triển nhân lực để phục vụ kế hoạch.

        ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY SOMECO GIAI ĐOẠN 2011-2015

        • Xây dựng bản đồ chiến lược cho Công ty SOMECO giai đoạn 2011- 2015

          Qua kết quả phân tích và nghiên cứu chiến lược của công ty SOMECO bên trên tôi có rút ra một số kết luận. Vì lần đầu tiếp xúc với mô hình nghiên cứu mới cho nên tôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn và khúc mắc khi giải quyết các vấn đề. Các bước thực hiện mô hình mới còn dựa nhiều vào sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn.

          Ngoài ra tài liệu công ty hầu hết tôi sử dụng dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp cho nờn cú những vấn đề vẫn chưa được làm rừ và mới bước đầu cú nhỡn nhận mang tớnh chủ quan. Còn đối với SOMECO tôi nhận thấy rằng Công ty đã có hướng đi đúng đắn trong việc lên kế hoạch và thực hiện mục tiờu. Hầu hết cỏc phõn tớch của tụi đều cho thấy rằng SOMECO cú định vị rất rừ rằng là nhằm vào mục tiêu thỏa mãn tối đa yêu cầu của khách hàng, tạo ra giá trị gia tăng cao nhất cho họ.

          Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một số vấn đề về nghiên cứu môi trường kinh doanh, thiết lập hệ thống khỏch hàng vẫn cũn chưa hoàn chỉnh. Vấn đề tài chớnh Cụng ty cần làm rừ hơn kế hoạch chi tiết trong việc tiếp cận nguồn vốn và thu hút vốn đầu tư để các mục tiêu đề ra có tính khả thi cao hơn. Với những kiến thức Tôi học được trong khóa học MBA phần nào đã giúp Tôi tự thực hiện nghiên cứu này.

          Tuy rằng bài viết chưa thực sự đầy đủ còn một số nội dung phân tích chưa sâu nhưng hi vọng phần nào đóng góp cho Công ty trong quá trình thực hiện kế hoạch để năng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

          Hình 6-2:Mô hình Delta project đề xuất cho chiến lược của SOMECO
          Hình 6-2:Mô hình Delta project đề xuất cho chiến lược của SOMECO