MỤC LỤC
Khái niệm truy xuất ngẫu nhiên có nghĩa là bất kỳ một vị trí nhớ nào cũng có thể được mở ra hoặc được gọi ra ở bất kỳ lúc nào, các thông tin không cần phải đọc ra hay ghi vào một cách tuần tự. Như vậy nội dung BIOS của máy tính có thể được thay đổi để tương thích với những mở rộng và nâng cấp hệ thống, mà điều này là không thể thực hiện đối với những máy tính thế hệ cũ sử dụng BIOS dùng PROM hoặc EPROM.
Mã lệnh đọc vào từ bộ nhớ được đưa đến đầu vào của bộ giải mã, các thông tin thu được từ đầu ra của nó sẽ được đưa đến mạch tạo xung điều khiển, kết quả thu được là các dãy xung khác nhau tuỳ theo mã lệnh, để điều khiển hoạt động của các bộ phận bên trong và bên ngoài CPU. Việc thay đổi giá trị của các thanh ghi đoạn làm cho các đoạn có thể dịch chuyển linh hoạt trong không gian 1 Mbyte, vì vậy các đoạn có thể nằm cách nhau khi thông tin cần lưu trong chúng đòi hỏi dung lượng đủ 64 Kbyte hoặc cũng có thể nắm trùm nhau do có những đoạn không dùng hết độ dài 64 Kbyte và vì thế các đoạn khác có thể bắt đầu nối tiếp ngay sau đó.
Khi gặp lệnh trở về RET, vi xử lý kết thúc ctc lấy lại địa chỉ trở về, bao gồm địa chỉ IP (trường hợp gọi gần) hoặc IP và CS (trong trường hợp gọi xa) của lệnh tiếp theo sau lệnh CALL, được đặt trong ngăn xếp. Trong chế độ địa chỉ này toán hạng đích là một thanh ghi hay một ô nhớ, còn toán hạng nguồn là một hằng số và ta có thể tìm thấy toán hạng này ở ngay sau mã lệnh (chính vì vậy chế độ địa chỉ này gọi là chế độ địa chỉ tức thì). Ta có thể dùng chế độ này để nạp dữ liệu cần thao tác vào bất kỳ thanh ghi nào (trừ các thanh ghi đoạn và các thanh ghi cờ) hoặc vào bất kỳ ô nhớ nào trong đoạn dữ liệu DS.
Trong chế độ địa chỉ này một toán hạng là một thanh ghi được sử dụng để chứa địa chỉ lệch của ô nhớ chứa dữ liệu, còn toán hạng kia chỉ có thể là một thanh ghi mà không được là ô nhớ. Trong chế độ này các thanh ghi cơ sở như BX và BP và các hằng số biểu diễn các giá trị dịch chuyển (displacement values) được dùng để tính địa chỉ hiệu dụng của toán hạng trong các vùng nhớ DS và SS. Trong chế độ địa chỉ này các thanh ghi chỉ số như SI và DI và các hằng số biểu diễn các giá trị dịch chuyển (displacement values) được dùng để tính địa chỉ của toán hạng trong vùng nhớ DS.
Bộ nhớ của vi xử lý có thể xem như bao gồm có bộ nhớ ROM và bộ nhớ RAM. Bộ nhớ RAM của vi xử lý chính là các thanh ghi (thanh ghi chung, thanh ghi chỉ số, thanh ghi đoạn, thanh ghi ngăn xếp, thanh ghi trạng thái, thanh ghi cờ, các bộ đệm số liệu/ địa chỉ/ điều khiển..). Còn bộ nhớ RAM là bộ phận giải mã lệnh để phát ra các vi lệnh.
Nhằm mục đích quản lý được số lượng địa chỉ nhớ (ảo) nhiều hơn số đường địa chỉ của bộ vi xử lý và bảo vệ các vùng nhớ của các nhiệm vụ khác nhau (task) và của hạt nhân (kernal) chống truy nhập không hợp pháp, các vi xử lý có các cách tổ chức đặc biệt các thanh ghi địa chỉ (bộ phận phân trang, điều khiển đoạn của các nhiệm vụ). Các bộ vi xử lý từ thế hệ 486 trở đi còn có một bộ nhớ Cache Memory với kích thước nhiều Kbyte để chứa mảng các lệnh và số liệu đang thường dùng lấy từ bộ nhớ RAM, nhằm tăng tốc độ truy nhập. Để tăng tốc độ tính toán các phép toán dấu chấm động, trong các bộ vi xử lý từ 486 trở đi còn có bộ phận dấu chấm động (FPU, Floating Point Unit), bộ phận này cũng có các thanh ghi FPU phục vụ riêng cho nó.
Ta cũng dùng vi mạch 74F646 là các đệm 2 chiều với thanh ghi, nó có thể dùng như một bộ đệm đơn giản hoặc dùng với chức năng đệm - thanh ghi trong đó số liệu truyền từ bus này vào một thanh ghi bên trong với một dãy tín hiệu điều khiển, và từ thanh ghi trong ra bus kia với tín hiệu điều khiển khác. Trong trường hợp Cache 2 đường, có hai Cache Directory là A và B ứng với các Bank A và Bank B của nhớ Cache, mỗi Bank chứa 4 KByte từ kép, do đó trong Controller chứa hai tập lối vào (Set Entry) dài 27 bit. Nếu TAG_BIT = 1 thì mỗi bit trong 8 bit của LINE_VALID_BITS bằng 1 có nghĩa rằng dòng tương ứng trong Cache chứa thông tin hữu hiệu, tức là thông tin trong đó sẽ được cập nhật tự động.
Khi VXL 386 bắt đầu chu kỳ đọc nhớ, nó cấp địa chỉ song song ra cho 3 nơi là Latch địa chỉ của local bus của controller, lối vào địa chỉ của controller và interface nhớ Cache. Nếu hai điều kiện đầu thoả mãn, còn LINE_VALID_BIT = 0 thì trượt Cache, tức là ENTRY của SET trong Directory tương ứng với trang đúng của nhớ chính, nhưng dòng từ kép cần phải đọc vào VXL lại chưa được chuyển sang Cache, gọi là trượt dòng. Bằng cách này một trang hữu hiệu và ENTRY dòng được lập nên và tất cả các ENTRY khác trong SET baay giờ tương ứng với thông tin trong một trang khác của nhớ chính trở nên không hữu hiệu.
Mạt khác, sẽ xảy ra trượt Cache nếu không khớp các TAG hoặc nếu cả hai VALID_BIT bị xoá, hoặc nếu LINE_VALID_BIT không được lập trong bất cứ lối vào nào, khi đó algorithm sẽ kiểm tra bit cờ LRU đối với SET được chọn bởi địa chỉ SET để xác định xem lối vào của BANK A hay BANK B là lâu không được dùng hơn, sau đó thông tin được đọc vào từ bộ nhớ chính và viết vào BANK nhớ nào lâu không được dùng. Khi controller đã có byte đầu tiên, nó gửi DMA Request(DREQ) cho DMAC, nếu channel đó của DMAC không bị che chắn , DMAC gửi HOLD REQUEST tới chân HOLD của VXL, VXL treo các bus cao và gửi ra HLDA cho DMAC, khi DMAC nhận HLDA của VXL, nó cho tín hiệu điều khiển để đặt ba khoá về vị trí DMA, cắt VXL ra, sau đó DMAC cho ra địa chỉ cấp cho nhớ, DMAC gửi DMA-Acknowlege (DACK0) cho ổ đĩa để nó đưa ra số liệu, cuối cùng nó cấp MEMW#=0 và IOR#=0 ra bus điều khiển, nhờ vậy liệu được đọc vào từ ngoaị vi và viết ra ô nhớ, khi truyền số liệu hoàn thành DMAC thu lại tín hiệu HRQ, do đó VXL lấy lại các bus của nó cho đến lần DMA sau.
CPU có thể định cấu hình cho 8255A bằng cách nạp giá trị cho các thanh ghi trạng thái bên trong vi mạch này. - Bộ đệm số liệu để trao đổi dữ liệu hai chiều (vào, ra) giữa vi xử lý và vi mạch. - Bộ logic điều khiển đọc/ghi, tức là bộ giải mã địa chỉ lệnh cho các thanh ghi đệm và thanh ghi điều khiển.
- Trạm A và trạm B, mỗi trạm này được gắn với một thanh ghi chốt 8 bit, có chức năng vào hoặc ra tuỳ theo chương trình khởi phát. Tuỳ theo chế độ sử dụng được xác lập bởi lời điều khiển, trạm C có thể được dùng để trao đổi dữ liệu vào hoặc ra (chế độ 0); điều khiển hoặc đối thoại với thiết bị ngoài và vi xử lý khi trạm A và trạm B ở chế độ 0 bằng cách xác lập và xoá từng bit PCj ; điều khiển hoặc đối thoại với thiết bị ngoài và vi xử lý khi các trạm A và B ở chế đọ 1 và 2.
Ghi nhận trạng thái TBN hay yêu cầu trao đổi tin của TBN, xử lý yêu cầu ưu tiên, gửi yêu cầu vào MT và xác nhận trao đổi tin từ MT. Mỗi thanh ghi đệm (điều khiển, trạng thái, số liệu đọc vào, số liệu đưa ra) của KGN được chọn để ghi và đọc tin nhờ các lệnh đọc, ghi từ khối giả mã địa chỉ - lệnh. Lối vào được nối với bus I/O của MT, để nhận các tín hiệu địa chỉ (A0. An), tín hiệu điều khiển đọc, ghi, các tín hiệu chốt địa chỉ, chốt dữ liệu.
Khi nhận, che chắn yêu cầu trao đổi tin của TBN, xử lý ưu tiên và đưa yêu cầu trao đổi tin vào MT. Khối có thể biến đổi mức (TTL), biến đổi công suất (cho các TBN là các mạch điều khiển công suất) và biến đổi về dạng tin. Điều khiển hoạt động của các khối, như khối phát nhịp thời gian, chế độ hoạt động, vv.