Phân tích thực trạng và giải pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Công Thương tỉnh Nam Định

MỤC LỤC

Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định

+ Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng không ổn định do chưa lựa chọn được phương hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn hoặc chưa định canh định cư ổn định, dẫn đến thu nhập không ổn định và ảnh hưởng đến việc trả nợ vay. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, không xây dựng được chính xác các chỉ tiêu quan trọng như : Định mức tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu giá thành, chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu không đầy đủ, chính xác. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp cũng chính là rủi ro trong công tác tín dụng của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng ở nhiều cấp độ khác nhau, tương ứng với từng cấp độ rủi ro doanh nghiệp phải hứng chịu.

Nguyên nhân này được xếp vào loại nguyên nhân rủi ro về tư cách đạo đức của người đi vay.Một phần do cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm, một phần do chạy theo mức dư nợ tín dụng hoặc một mối lợi nhỏ nào đó đã quyết định cho vay và rủi ro là tất yếu. + Ngoài ra, còn có thể kể đến những nguyên nhân khác như cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp yếu kém, lạc hậu, sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng kém, khó cạnh tranh với doanh nghiệp khác hoặc do tình trạng tham nhũng, gian lận trong nội bộ doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng chưa được đào tạo đầy đủ, không am hiểu về ngành nghề mà mình tài trợ, trong khi ngân hàng không có đủ thông tin các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá khách hàng, phân tích khả năng tiêu thụ thị trường hiện tại và tương lai, tính toán chu kỳ và vòng đời sản phẩm, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dự án.

Bên cạnh đó, ngân hàng lại quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật bảo đảm chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay mà coi nhẹ kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực thi dự án, phòng ngừa rủi ro…. Nhiều ngân hàng đã ra sức đưa mức dư nợ tín dụng lên cao mà bỏ qua nhưng điều kiện cần thiết hoặc hạ thấp tiêu chuẩn cho vay, cho vay không thẩm định kỹ các thông tin, cho vay không có thế chấp, thẩm định phương án kinh doanh trên giấy tờ, mang nặng tính hình thức. Các ngân hàng thương mại chưa được cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin, do chưa có một cơ quan trung gian đủ năng lực và tin cậy đứng ra kinh doanh để thu thập và cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng, mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đã được thành lập và đi vào hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao.

+ Cán bộ tín dụng không phát hiện được hết các điểm yếu về mặt pháp lý, các sai sót trong hồ sơ chứng từ xin vay của doanh nghiệp, hoặc đôi khi chính cán bộ tín dụng lại thông đồng với khách hàng, nhận hối lộ, cố tình làm sai nguyên tắc, do đó tăng khả năng rủi ro cho ngân hàng.

Kết quả kinh doanh đạt được trong năm 2007 1. Hoạt động huy động vốn

 Đối với trường hợp bảo đảm đối nhân (bảo lãnh): Ngân hàng có thể gặp rủi ro khi người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho người vay tín dụng khi người này không có khả năng trả nợ. Nguyên nhân là bản thân người bảo lãnh cũng gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng trả nợ thay hoặc có thể do họ cố ý không trả nợ. Bên cạnh việc thực hiện cơ chế cho vay mới của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định 1627/NHNN, Chi nhánh tập trung nâng cao chất lượng tín dụng hiện có, tăng dư nợ cho vay khách hàng sản xuất kinh doanh hiệu quả, tài chính lành mạnh.

Công tác đầu tư vốn đảm bảo đúng định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh, chỉ đạo của NHCT Việt Nam, đúng mục đích, đúng đối tượng, phục vụ tốt tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống với mọi đối tượng khách hàng. Từ đó từng bước chuyển dịch cơ cấu dư nợ cho vay phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần tích cực vào việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp. Để có được kết quả trên, Chi nhánh đã triển khai kịp thời các chủ trương chỉ đạo của ngành và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, tập trung vốn tăng thị phần đầu tư cho các dự án vừa và nhỏ, các khách hàng có tình hình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Môi trường hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh trong năm qua gặp không ít khó khăn: Tỷ giá ngoại tệ và giá vàng biến động tăng liên tục, các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Song đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế của Chi nhánh luôn nỗ lực cố gắng học hỏi, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu mới của công việc nên hoạt động thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ ổn định,đạt hiệu quả.

Mua bán ngoại tệ

Chất lượng tín dụng được đảm bảo, không có nợ quá hạn mới phát sinh, nợ tồn đọng cũ dần được giải quyết.

Thanh toán quốc tế

Cùng với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động và đầu tư tín dụng, năm 2007 công tác thu chi tiền mặt được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ. Với khối lượng tiền mặt lớn như trên, đặc biệt khi Ngân hàng Nhà nước phát hành thêm tiền mới vào lưu thông (tiền polymer và tiền kim loại), nhưng đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác kho quỹ vẫn nâng cao tinh thần trách nhiệm, đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 47 món với số tiền 107.388.000đ, phát hiện và thu hồi 480 tờ tiền giả với tổng số tiền 21.625.000đ. Với phương châm phát hiện và kịp thời ngăn ngừa những sai sót trong hoạt động kinh doanh nên Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định rất chú trọng công tác kiểm tra nội bộ trên tất cả các mặt nghiệp vụ: Huy động vốn, tín dụng, kế toán, kho quỹ tại tất cả các đầu mối giao dịch của toàn Chi nhánh.

Thông qua hoạt động kiểm soát từ xa và kiểm soát tại chỗ, thanh tra kiểm soát đã kịp thời phát hiện những sai sót trong chuyên môn, giúp các phòng ban chỉnh sửa, khắc phục kịp thời,. Tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn để cân đối với cơ cấu sử dụng vốn.,Đây cũng là một trong các yêu cầu của công tác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Nhiệm vụ trọng tâm về công tác tín dụng trong năm 2008 và năm 2009 là tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, thay đổi cơ cấu tín dụng trên cơ sở thay đổi cơ cấu lại khách hàng, chủ động kiềm chế tăng trưởng kiểm soát tín dụng phù hợp với khả năng quản lý kiểm soát, trọng tâm là nâng cao chất lượng tín dụng và đầu tư lành mạnh nợ trong hạn; rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, cương quyết rút dư nợ đối với khách hàng kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ; tiếp thị, chăm sóc và có cơ chế thích hợp đối với khách hàng có năng lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Tập trung khai thác, mở rộng cho vay đối tượng là khách hàng nhỏ lẻ, kinh tế tư nhân, cá thể, hộ sản xuất công thương, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề truyền thống. Làm tốt công tác thẩm định cho vay, đặc biệt thẩm định các dự án xin vay vốn: Thực hiện kiểm tra đánh giá chính xác công nghệ thiết bị, dự toán đầu tư, các yếu tố rủi ro biến động khi thực hiện dự án, so sánh tham khảo các dự án tương tự đã thực hiện, so sánh giá thiết bị ở các nước có thể cung cấp, tính chính xác dòng tiền trả nợ; thực hiện các thủ tục hồ sơ.