Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 323 Hà Nội

MỤC LỤC

Các bước tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp

Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị..trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra : Xử lý thông tin là quá trình xắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.

Các phương pháp dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán không những giúp cho các chủ nợ giảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảo toàn được vốn của mình mà còn giúp cho bản thân doanh nghiệp thấy được khả năng chi trả thực tế để từ đó có biện pháp kịp thời trong việc điều chỉnh các khoản mục tài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán. Tài sản lưu động thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác..Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính trong doanh nghiệp 1. Chất lượng thông tin sử dụng

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành.

Giới thiệu chung về công ty

-Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu công ty và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, có trách nhiệm triệu tập và chủ tọa đại hội đồng cổ đông và các cuộc họp của hội đồng quản trị. - Phòng hành chính nhân sự: Trực tiếp phụ trách về mặt nhân sự, con người - Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ sửa số kế toán, ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, tổng hợp thanh toán quyết toán theo định kỳ, thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tham mưu những quyết định chính xác kịp thời, có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn kinh doanh xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty. - Kế toỏn vật tư tài sản: Là kế toỏn theo dừi cỏc nghiệp vụ kinh tế phỏt sinh về sự biến động của vật tư, tài sản tại công ty, kiểm tra ghi chép trước khi chuyển chứng từ cho kế toỏn trưởng duyệt, lập cỏc bỏo cỏo, ghi sổ theo dừi chi tiết.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

Đánh giá thực trạng công tác tài chính tại Công ty Cổ Phần Đầu tư và xây dựng công trình 323_ Hà Nội

Cả ba năm 2009, 2010, 2011 tổng nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty phải đi vay vốn hoặc chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác dưới nhiều hình thức như mua trả chậm, nợ các đơn vị khác một lượng vốn rất lớn, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, khả năng tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu nhiều tác động của các chủ nợ. Giá vốn hàng bán cũng biến động theo sự biến động của doanh thu bán hàng Doanh thu hoạt động tài chính giảm qua các năm chứng tỏ các hoạt động tài chính như : thu nhập về các hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, lãi cho vay, lãi trái phiếu, đầu tư vào các công ty khác…cũng giảm đi. Các chi phí và thu nhập khác cũng giảm đi chứng tỏ đến năm 2011 công ty kinh doanh kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, công ty sẽ phải bù đắp một khoản tiền rất lớn, do đó công ty cần có những biện pháp khắc phục kịp thời nếu không sẽ nhanh dẫn đến tình trạng phá sản.

Thực tế cho thấy, nếu hệ số thanh toán của vốn lưu động tính ra mà lớn hơn 0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của công ty quá nhiều, bảo đảm thừa khả năng thanh toán, còn nếu nhỏ hơn 0,1 thì công ty lại không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số tăng từ 2009 đến 2010 cho thấy năm 2010, công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả và thu được lợi nhuận, nhưng đến năm 2011 do công ty gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên hệ số này đã giảm đi rất nhiều kéo theo doanh thu thu về cho công ty cũng bị sụt giảm rất nhiều.

Bảng 2.2. Bảng kết cấu nguồn vốn
Bảng 2.2. Bảng kết cấu nguồn vốn

Một số giải pháp chính để nâng cao hiệu quả tài chính của công ty 1. Một số giải pháp về hoạt động tài chính của công ty

- Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến động về cơ cấu tài sản của công ty : Tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản của công ty là khá lớn, phản ánh sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng bên cạnh đó tỷ trọng của tiền chiếm trong tổng số tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn là quá nhỏ, điều này gây khó khăn lớn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thậm chí không đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Theo kế hoạch phân tích đã đặt ra, ta đi tiến hành phân tích tài chính của công ty, với việc tính toán các chỉ tiêu; xác định nguên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích; xác định dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội khác tác động đến tình hình kinh doanh của công ty; tổng hợp kết quả, rút ra kết luận, nhận xét về tình hình tài chính của công ty. Giải quyết vấn đề này, để hoàn thiện công tác phân tích tài chính, các cán bộ phân tích ở đây yêu cầu phải là những cán bộ có chuyên môn, trình độ cao về tài chính, được đào tạo chính quy, am hiểu sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của công ty, vị thế của công ty, nắm vững những quy định, chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế của nhà nước cũng như tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, những định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Một số kiến nghị

Các cơ quan kiểm toán Nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để đảm bảo tính khách quan của công tác kiểm toán, tăng cường sự kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các công ty một cách kịp thời và đầy đủ để phát hiện những bất hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán, nhằm kiểm chứng tính chính xác, trung thực các số liệu tài chính của công ty góp phần mang lại một kết quả phân tích tài chính được sát thực hơn. Bộ tài chính cần tiến tới yêu cầu các công ty phải thực hiện phân tích tài chính một cách nghiêm túc để tự đánh giá hoạt động tài chính của mình đề ra phương huớng phát triển và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên, để các cơ quan này nắm vững hơn tình hình hoạt động của đơn vị mình quản lý để có các quyết định quản lý thích hợp và thúc đẩy được hoạt động phân tích tài chính phát triển. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty Nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để mở rộng kênh dẫn vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các quỹ, các công ty tài chính trên thị trường để các công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn, có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh.