MỤC LỤC
Nâng cao CLNNL trong doanh nghiệp: là tổng thể các nội dung ,cách thức, phương thức làm biến đổi các yếu tố cấu thành CLNNL theo hướng phát triển một cách hợp lý về qui mô (số lượng) và trình độ (chất lượng) nhằm đáp ứng yêu cầu về mục tiêu phát triển của doanh nghiệp với hiệu quả ngày càng cao Nâng cao CLNNL là gia tăng giá trị con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp,làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới cao hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế xã hội.Từ góc độ này,tác giả cho rằng nâng cao CLNNL chính là nâng cao năng lực làm việc ,kỹ năng xử lý công việc và thái độ trong công việc của nhân lực đang làm việc tại DN. Thái độ được thể hiện qua một số tiêu chí như tinh thần học hỏi sáng tạo trong công việc, tinh thần hợp tác, cởi mở, thân thiện, đoàn kết trong doanh nghiệp, suy nghĩ và hành động tích cực, luôn hướng tới sự đổi mới, tuân thủ chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế điều lệ của doanh nghiệp, tác phong làm việc công nghiệp, có trách nhiệm với công việc, có tinh thần cầu tiến trong chuyên môn, có kỷ luật làm việc, và công bằng trung thực trong công việc và quan hệ với đồng nghiệp.
Một doanh nghiệp với lực lượng lao động có chất lượng cao, được bố trí vào các công việc phù hợp sẽ có hiệu quả và năng suất lao động cao từ đó đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu phát triển, ngược lại đối với các doanh nghiệp có chất lượng lao động thấp sẽ rất khó khăn trong việc bố trí lao động, dẫn tới năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh đi xuống. Khen thưởng kịp thời nhân viên có kết quả công việc tốt, tạo bầu không khí làm việc dân chủ, tôn trọng, tin tưởng, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể, tạo môi trường thoải mái an toàn, thuận tiện trong công việc, giảm mức độ căng thẳng trong công việc hàng ngày cho nhân viên là những quy định cần được quan tâm trong chính sách tạo động lực về tinh thần.
+ Tiền lương: Người lao động làm việc tại PTI được trả lương và nâng bậc lương theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch, thể hiện được chính sách phát triển của Tổng công ty trong từng giai đoạn, tạo đòn bẩy khuyến khích lợi ích vật chất, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, phát huy sức sáng tạo của cán bộ nhân viên Tổng công ty, giúp đời sống cán bộ nhân viên không ngừng được nâng cao. (2) Chương trình chăm sóc nhân viên PTI: Chăm sóc cụ thể cho từng đối tượng cán bộ với 03 chương trình: Chương trình phổ thông (dành cho toàn bộ nhân viên), chương trình hạng A (dành cho cán bộ Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Ban Giám đốc các đơn vị trực thuộc, các ban tại Văn phòng Tổng công ty) và chương trình VIP (dành cho các cán bộ có khả năng khai thác tốt hoặc có thành tích nổi bật, xuất sắc, được bầu chọn danh hiệu “nhân viên của năm”).
- Phòng Đầu tư XDCB: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư phát triển mạng lưới VT-CNTT, đầu tư CSHT; lập kế hoạch thủ tục bảo dưỡng, sửa chữa mạng lưới, thiết bị; thực hiện các thủ tục đấu thầu, ký kết hợp đồng, tổ chức thi công, giám sát thi công các công trình đầu tư XDCB theo kế hoạch phát triển của Viễn thông Hà Nam và của Tập đoàn phê duyệt. Thực tế là do trong năm 2011, sau hàng loạt giải pháp đổi mới triệt để được triển khai trên các lĩnh vực như giải pháp khoán sản phẩm cho người lao động, đổi mới quy chế phân phối thu nhập, cơ cấu lại lao động nên ngay từ cuối tháng 1 năm 2012, VNPT Hà Nam đã tổ chức ký kết giao ước thi đua trong toàn đơn vị với quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SXKD.Tổng doanh thu phát sinh 2013 vượt 7,4% kế hoạch ; doanh thu VT-CNTT tăng 6% và doanh thu kinh doanh thương mại đạt 115,5% KH; phát triển thuê bao thực tăng (di động trả sau, Mega-VNN, FTTX, MyTV) đạt 12.387 thuê bao; năng suất lao động bình quân đầu người tăng 11% so với năm 2012; thị phần dịch vụ điện thoại cố định chiếm 82%, di động trả sau chiếm 47%, Internet ADSL chiếm 97%.
Hàng năm để đánh giá thái độ ứng xử của nhân viên với khách hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng đều thăm dò ý kiến khách hàng để tổng hợp các ý kiến đánh giá của khách hàng về thái độ ứng xử của nhân viên, bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty sẽ lấy ngẫu nhiên 200 khách hàng của tất cả các phòng ban gửi cho khách hàng qua 2 hình thức chuyển thư , gọi điện thông báo trực tiếp cho khách hàng về việc thăm dò ý kiến của khách hàng về thái độ ứng xử của nhân viên hoặc cán bộ chăm sóc khách hàng phải đến trực tiếp khách hàng để lấy ý kiến thăm dò. Nguồn: Phòng CSKH sau bán hàng – Viễn thông Hà Nam Qua thăm dò khách hàng, số lượng nhân viên được khách hàng đánh giá có thái độ ứng xử chuyên nghiệp thường xuyên đạt mức khá cao từ 65-70% số phiếu phát ra, tuy nhiên trong đó vẫn có những cán bộ có lúc, có nơi bị khách hàng đánh giá có thái độ không chuyên nghiệp và rất không chuyên nghiệp, số phiếu bị đánh giá có thái độ ứng xử rất không chuyên nghiệp hàng năm từ 8 đến 10 phiếu chiếm tỷ lệ khoảng 6-7% tổng số phiếu phát ra.
Chính mục tiêu, chiến lược quyết định hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó đặt ra những yêu cầu cho công việc trong thời gian tới của doanh nghiệp và kỹ năng, trình độ NNL cần có, sẽ quyết định hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, số lượng đi đào tạo nhiều hay ít, bộ phận nào đi có người đi đào tạo, kinh phí đào tạo…Chúng ta muốn làm một cái gì đó cũng cần có kinh phí, do đó công tác này cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố tài chính, nếu kinh phí cho công tác mà nhiều thì các chương trình đào tạo được tiến hành thuận lợi hơn có thể đem lại kết quả cao. Hàng năm vào đầu quý, Viễn thông Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch SXKD, bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Công đoàn Bưu điện Việt Nam, ngay từ đầu năm Đảng ủy Viễn thông Hà Nam đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-ĐU để tập trung lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, tìm mọi biện pháp hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ SXKD, quán triệt quy chế 46 của lãnh đạo Tập đoàn về cơ chế SXKDhàng năm tới tất cả các phòng ban, đơn vị và đội ngũ CB-CNV, để từ đó các đơn vị có động cơ phấn đấu đồng thời Viễn thông Hà Nam cũng bám sát vào quy chế 46 của Tập đoàn để xây dựng quy chế nội bộ tới các đơn vị trực thuộc về cơ chế kế hoạch, tiền lương, tài chính, lao động.
- Hoạt động đánh giá nguồn nhân lực tại Viễn thông Hà Nam chưa thực sự quan tâm trong suốt thời gian dài, do đó không chỉ ra được các mặt được và những tồn tại về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu nhân lực của đơn vị, để làm căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực cho các năm tiếp theo. + Do không phổ biến rộng rãi thông báo tuyển dụng trên nhiều hình thức (chủ yếu qua kênh CBCNV trong đơn vị) nên đã hạn chế nguồn tuyển dụng dẫn tới chỉ tuyển được phần lớn là các lao động có trình độ thấp, đồng thời không thu hút được những lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao thi tuyển vào làm việc.
Xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp VNPT mang bản sắc đặc trưng riêng, thể hiện được bề dày lịch sử và truyền thống ngành Bưu điện, gắn với lịch sử phát triển của đất nước, có môi trường làm việc thân thiện và con người lao động sang tạo, nhiệt tình cởi mở, là nền tảng sức mạnh để tập thể người lao động gắn bó, cống hiến vì mục tiêu phát triển Tập đoàn. - Nâng cao nhận thức của người lao động về quá trình tái cơ cấu Tập đoàn theo chủ trương của Nhà nước, phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong các hoạt động tuyên truyền vè chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cho người lao động ổn định về tâm lý, tư tưởng.
Ngoài ra việc tận dụng năng lực sẵn có của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ giúp cho việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và tiến hành triển khai chung cho toàn Tập đoàn sẽ rất thuận tiện và giúp giảm tối đa chi phí cho các Viễn thông tỉnh/thành khi đăng ký cho cán bộ tham gia học tập. - Đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ về vật chất nhằm thu hút những lao động có trình độ chuyên môn cao, trong lĩnh vực VT-CNTT (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) về làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nam.