MỤC LỤC
Đội ngũ cán bộ, công chức của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã được bổ sung, tăng cường biên chế theo từng năm và thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước cũng như kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại những hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. - Về thực tiễn: Xuất phát từ thực tế nguồn nhân lực của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, để đáp ứng quy hoạch chung của ngành GTVT Thủ đô trong giai đoạn 2010 đến 2030, luận văn đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội.
Mục tiêu chung của đào tạo nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rừ hơn về cụng việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc tương lai. - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức + Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Thông qua chiến lược ngắn hạn và dài hạn, tổ chức sẽ xác định mục tiêu về số lượng và chất lượng đội ngũ người lao động hiện có là bao nhiêu, qua đó kết hợp tuyển dụng với xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực sao cho đáp ứng nhu cầu của tổ chức trong tương lai. Với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật và xu hướng phát triển kinh tế tri thức đã kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các hoạt động trong tổ chức như thay đổi cung cách quản lý, áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong quản lý, tác phong làm việc… thì việc cập nhật và trang bị kiến thức cho người lao động để họ hoàn thành tốt công việc được giao là một yêu cầu tất yếu.
Để tìm ra những yếu kém, những thiếu hụt về khả năng thực hiện công việc của người lao động so với yêu cầu của công việc đang đảm nhận, với mục tiêu dự kiến đã định trước để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng của người lao động so với yêu cầu của công việc, đó là cơ. Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực… Để đo lường các kết quả trên, có thể sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, điều tra thông qua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm tra.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA THANH TRA
Phòng Thanh tra Hành chính có chức năng tham mưu giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền thanh tra hành chính; Tham mưu giúp Chánh Thanh tra Sở trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; tham mưu công tác phòng chống tham nhũng, giám sát các kỳ sát hạch để cấp giấy phép lái xe và kiểm tra việc thực hiện quy chế trong nội bộ Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Các Đội Thanh tra GTVT Quận, Huyện, Thị xã là đơn vị trực thuộc Thanh tra Sở GTVT, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chánh Thanh tra Sở và chịu sự chỉ đạo của chủ tịch UBND Quận, Huyện về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn được giao quản lý; Chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Sở và trước Pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn được phân công.
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các Luật, Nghị định quy định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Thanh tra GTVT; UBND Thành phố Hà Nội ban hành các văn bản cụ thể hóa xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của lực lượng Thanh tra GTVT Hà Nội và các văn bản về đảm bảo trật tự ATGT – TTĐT trên địa bàn Thành phố trong đó giao nhiệm vụ rất cụ thể cho lực lượng Thanh tra GTVT. Hiện nay, Thanh tra GTVT Hà Nội thực hiện nhiệm vụ theo Luật Thanh tra số 22/2004/QH11, Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 05 năm 2013 về tổ chức và hoạt động Thanh tra Ngành giao thông vận tải, các Nghị định quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, đường sắt, đường thủy nội địa và các Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội trong lĩnh vực đảm bảo trật tự ATGT, TTĐT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Mục tiêu chung của công tác đào tạo cán bộ, công chức của Thanh tra GTVT Hà Nội là nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản còn thiếu theo yêu cầu tiêu chuẩn quy định đối với cán bộ, công chức nhà nước, đồng thời bổ sung, cập nhật và nâng cao trình độ kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tinh nhuệ, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có đầy đủ kỹ năng làm việc, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp đổi mới và đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước. + Về bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế… Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với các trường Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Trường cán bộ thanh tra, Trường đào tạo cán bộ công chức ngành GTVT, Trường cao đẳng GTVT, Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo (thuộc Sở GTVT Hà Nội)… để mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước.
Một là, tuy chất lượng cán bộ, công chức đã được tăng lên đáng kể trong thời gian qua, nhưng chưa tạo ra được đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trình độ và năng lực của một số công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập về nhiều mặt; tri thức và năng lực thực thi nhiệm vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác còn rất hạn chế. Kinh nghiệm, trình độ, kiến thức không đồng đều, chưa được đào tạo hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn ngạch bậc; một số cán bộ, công chức hạn chế về năng lực điều hành, quản lý nhưng chưa thể thay thế nên chất lượng, hiệu quả công việc thấp.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA THANH TRA
+ Mạng lưới đường bộ: Sử dụng các tuyến quốc lộ và đường cao tốc hướng tâm hiện hữu kết nối đô thị vệ tinh với đô thị trung tâm như QL 32, đường cao tốc Láng Hoà Lạc, QL6, QL-1A và đường cao tốc Bắc Nam, QL3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Xây dựng mới các tuyến Tây Thăng Long, Trục Thăng Long nối tiếp từ đường Hoàng Quốc Việt đến đô thị Hoà Lạc, tuyến Hà Đông Xuân Mai, tuyến Ngọc Hồi Phú Xuyên, tuyến đường sinh thái nông nghiệp (trục Bắc Nam cũ), tuyến Xuân Mai – Quan Sơn - Đại Nghĩa; tuyến Đỗ Xá –Quan Sơn và các tuyến dọc theo các sông sinh thái kết hợp du lịch và vận tải thuỷ.
Tổ chức các tuyến đường sắt ngoại ô kết nối trực tiếp các khu đô thị mới (TOD); Tổ chức các tuyến ôtô buýt nhanh (BRT) liên kết các đô thị với thành phố hạt nhân. Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực của Thanh tra Sở GTVT trong. kỹ thuật viên đánh máy, nhân viên đánh máy, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ, lái xe, nhân viên bảo vệ, kế toán viên sơ cấp và thủ quỹ). Tại Thanh tra Sở GTVT Hà nội, đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay còn tương đối mỏng để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2030. “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải”. của Bộ Giao thông vận tải). Theo quy định tại thông tư 68/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Giao thông vận tải thì cán bộ, công chức thuộc lực lượng Thanh tra GTVT phải tốt nghiệp Đại học thuộc một trong các chuyên ngành: giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính; do đặc thù yêu cầu công việc của lực lượng Thanh tra GTVT, đội ngũ cán bộ công chức sau khi được tuyển dụng cần phải được đào tạo kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra GTVT và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho phù hợp yêu cầu thực tế (số lượng cán bộ, công chức còn thiếu hiện nay của Thanh tra Sở là 218 người theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ lý luận, trình độ quản lý nhà nước cao; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch, đảm bảo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh công việc; có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực tốt, văn minh trong giao tiếp, ứng xử. Ví dụ, trong khóa đào tạo về tin học văn phòng cho cán bộ, công chức thì phải thụng bỏo rừ mục tiờu đào tạo là: sau khúa học, 100% học viờn phải sử dụng thành thạo những nội dung đã học của chương trình Word, Excel vào công việc; học viên có thể nhập dữ liệu từ bàn phím với tốc độ 160 ký tự/phút và số lỗi tối thiểu là 1%.
+ Ví dụ đối với chương trình đào tạo Thanh tra viên: Thanh tra Sở xây dựng mục tiêu đào tạo là sau khi kết thúc khóa học sẽ đào tạo được đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ kiến thức, kỹ năng; có khả năng hoàn thành nhiệm vụ Thanh tra, kiểm tra, xử lý VPHC và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra hoặc của Chỉ huy đơn vị; có trình độ, kiến thức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ để đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm những CBCC đã được đào tạo vào ngạch Thanh tra viên. Sau khi tổng hợp ý kiến của người học về dự thảo chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo, Thanh tra Sở giao các bộ phận giúp việc (thường là Phòng Tổ chức của Thanh tra Sở) chỉnh sửa; sau đó tiếp tục tổ chức lấy ý kiến những người liên quan (Phòng Tổ chức cán bộ sở, Ban Lãnh đạo Thanh tra Sở và các Phòng chuyên môn), lấy ý kiến của các chuyên gia, học viên và những người lãnh đạo quản lý họ (Đội trưởng các Đội Thanh tra GTVT) để đảm bảo tính thống nhất cao trong công tác xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo.