MỤC LỤC
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều được lập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu ghi chép trên các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán. Việc sử dụng phương tiện hiện đại trong công tác kế toán là một yêu cầu cần thiết, nhằm đáp ứng kịp thông tin cần thiết cho lãnh đạo trong quá trình quản lý.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, phụ cấp có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản xuất cần thiết để hoàn thành sản phẩm xây lắp. + Chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phục vụ cho sản xuất nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình cấu tạo nên thực thể sản phẩm gồm : Lương chính, lương phụ ,và các khoản phụ cấp mang tính chất lương của Ban quản lý tổ, đội, Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển MTC, tiền trích khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện thoại, tiền điện nước…), Chi phí bằng tiền khác (tiền tiếp khách , tiếp thị công trình …). + Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế mà doanh nghiệp đó sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ như: Đất, đỏ, sỏi, gạch, vụi, sắt, thép, xăng, dầu.
Giấy đề nghị cấp vật tư ( Biểu 04) do cán bộ kỹ thuật tại công trình lập trên cơ sở nhu cầu nguyên vật liệu của đội và phù hợp với dự toán thi công công trình tại thời điểm hiện tại. Việc hạch toán đúng, đủ chi phí NCTT không chỉ góp phần đảm bảo tính hợp lý chính xác của việc tính toán giá thành sản phẩm xây lắp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán trả lương cho người lao động kịp thời góp phần tái sản xuất sức lao động cho người lao động, khuyến khích, động viên tinh thần hăng say lao động của công nhân trong công ty. Căn cứ vào khối lượng dự toán, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công đó được bóc tách phòng kế hoạch kỹ thuật tính toán, xác định số công cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc giao khoán cho các đội thi công và lắp đơn giá tiền lương định mức sau khi đó thông qua Phòng tổ chức hành chính, Giám đốc công ty.
Trên cơ sở đó tính toán ra chi phí nhân công của từng CT, HMCT và tổ chức thực hiện giao khoán cho các đội thì công ty Giám đốc xí nghiệp cùng cán bộ kỹ thuật căn cứ vào tiến độ thi công, khối lượng công việc thi công tiến hành ký Hợp đồng giao khoán khối lượng công việc cho các đội và ký kết Hợp đồng thuê công nhân. Trong quá trình thực hiện khối lượng giao khoán của đội mình, hàng ngày cỏc đội trưởng tiến hành theo dừi, chấm cụng cho cụng nhõn trực tiếp trong đội mình và ghi vào Bảng chấm công theo thời gian của đội. Cuối tháng, kế toán đội căn cứ vào Bảng chấm công và Biên bản nghiệm thu và thanh toán khối lượng hoàn thành, Hợp đồng giao khoán để tính toán, xác định tiền lương thực tế của mỗi công nhân trong đội.
Hiện nay, máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình của Công ty rất ít, mặt khác do các công trình mà công ty thi công phân bổ dải rác ở nhiều nơi nên việc thi vận chuyển máy thi công nhiều khi không thực hiện được, để thực hiện được khối lượng xây lắp công ty vẫn chủ yếu thuê ngoài xe máy thi công để phục vụ kịp thời sản xuất, thi công đẩy mạnh tiến độ thi công.
Doanh nghiệp tư nhân Thành Trang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 14/HĐKT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Xuất phát từ đặc điểm thi công các công trình xây dựng có thời gian thi công dài khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được xác định theo giai đoạn quy ước. Tuỳ theo hợp đồng và tiến độ thi công mà có thể thực hiện bàn giao khối lượng hoặc phần việc xây lắp hoàn thành. Tại công ty TNHH thiết bị và xây dựng Hà Nội việc thanh toán sản phẩm xây lắp hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng đồng thời để phù hợp với yêu cầu quản lý phù hợp với kỳ hạch toán nên kỳ tính giá thành của công ty được xác định là tháng và vào thời điểm cuối tháng .Để tính toán được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong tháng bắt buộc công ty phải xác định được chi phí của khối lượng xây lắp dở dang đầu và cuối tháng đó. Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ chính là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đó được quy định. Cuối mỗi tháng đại diện của phòng kế hoạch - kỹ thuật cùng với Giám đốc công ty hoặc chủ nhiệm công trình, cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm kê xác định cụ thể phần việc đó hoàn thành và khối lượng dở dang cuối tháng.
Phòng kế toán tài chính sau khi nhận được Biên bản kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang căn cứ vào giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang do phòng Kế hoạch - kỹ thuật gửi sang. Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối tháng của công trình sẽ được phản ánh vào bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong tháng 11/2011 ở cột chi phí dở dang cuối kỳ.
Để phản ánh giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành kế toán sử dụng TK 632 - Giá vốn hàng bán, tài khoản này được mở chi tiết cho từng CT, HMCT. Việc tính giá thành công trình được thể hiện qua Bảng tính giá thành công trình tháng 11/2011 (Biểu 29).
Cùng với hệ thống báo cáo tài chính tạo thành một hệ thống cung cấp thông tin và hoạt động sản xuất kinh doanh chi tiết, đầy đủ, kịp thời phục vụ lãnh đạo công ty lập kế hoạch, tổ chức và giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ áp dụng, hệ thống sổ khụng phức tạp, cỏc nghiệp vụ kinh tế tài chớnh phỏt sinh phản ỏnh rừ ràng trên sổ kế toán theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Sản phẩm xây lắp thường có kết cấu phức tạp, giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài, tình hình nhập, xuất NVL được phản ánh thường xuyên, kịp thời theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho phép tính đúng, tính đủ CPSX cho từng đối tượng liên quan, giúp cho nhà quản trị nắm bắt được tình hình sử dụng các loại NVL một cách chính xác từ đó có quyết định đúng đắn, kịp thời thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty.
+ Một số chứng từ phản ánh tình hình nhập xuất NVL với số lượng nhỏ kế toán tổng hợp lại ghi sổ Nhật ký chung một lần, không phản ánh chính xác số lượng thực tế của từng lần nhập xuất, gây khó khăn cho công tác kiểm tra đối chiếu số liệu khi có sai sót xảy ra. Mặt khác, công ty chưa tổ chức phân loại các công trình mà công ty tham gia thi công để quy định hệ số chênh lệch về tiền lương giữa các công trình, từ đó quy định phương thức trả lương hợp lý theo từng công trình ở các khu vực khác nhau nên chưa động viên được khả năng thực tế của lao động này. Trong kỳ, Công ty không tiến hành trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép theo quy định nên khi phát sinh khoản chi phí này làm chi phí sản xuất tăng không phản ánh chính xác sản phẩm công trình.
Để nâng cao quản lý và xác định được chi phí vật tư tồn kho cuối mỗi kỳ kế toán, công ty nên thành lập ban kiểm kê vật tư để xác định khối lượng vật tư còn tồn kho cho đến cuối kỳ kế toán từ đó tính ra được số vật tư tiêu hao cho từng công trình. Công ty phải xây dựng được các định mức chi phí hợp lý (phù hợp với qui định của Nhà nước và điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp) và thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện định mức của các đơn vị trực thuộc, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm chi phí.