MỤC LỤC
Thông qua việc thay đổi, điều chỉnh các điều kiện tín dụng, nhà nước cơ thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu kinh tế cả về quy mô và kết cấu. Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ không hoàn lại có xu hướng bị thay thế bởi phương thức tài trợ hoàn lại của tín dụng nhằm phát huy tối đa việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư mà vẫn đảm bảo duy trì nguồn cung cấp tài chính cho hoạt động của các tổ chức kinh tế và tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách.
- Độ rủi ro cao : Nguyên nhân các khoản cho vay tiêu dùng có rủi ro cao là vì: Các khoản cho vay này có lãi suất cố định nên ngân hàng phải chịu rủi ro lãi suất khi chi phí huy động tăng lên. - Tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế : Khi đời sống càng được nâng cao, nhu cầu của người dân cũng nhiều, nhưng khi kinh tế khó khăn, họ không tin tưởng, lạc quan về tương lai thì nhu cầu tiết kiệm sẽ nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng.
- Uy tín của khách hàng cũng rất quan trọng trong việc ngân hàng có nên cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Đối tượng của cho vay tiêu dùng là cá nhân, hộ gia đình nên chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng thường không cao.
+ Tín dụng tiêu dùng trả góp : Là loại tín dụng mà người đi vay trả nợ cho ngân hàng cả gốc và lãi làm nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn thỏa thuận.Loại tín dụng này thường dành cho khoản vay có giá trị lớn.Thông thường với loại tín dụng này, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng trả trước một khoản, số còn lại sẽ được ngân hàng cho nợ và trả dần dần. + Tín dụng tiêu dùng gián tiếp : Là loại tín dụng tiêu dùng mà ngân hàng mua lại các khoản nợ của nhưng công ty bán lẻ đã bán chịu hangf hóa hay dịch vụ cho khách hàng của họ.Tín dụng tiêu dùng gián tiếp cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cấp tín dụng, giảm bớt chi phí cấp tín dụng và mở rộng được các mối quan hệ với khách hàng.Ngoài ra, nếu mối quan hệ của ngân hàng với doanh nghiệp là tốt thì việc cấp tín dụng gián tiếp sẽ đem lại an toàn nhiều hơn.Nhưng tín dụng tiêu dùng gián tiếp cũng có những bất cập.Việc cấp tín dụng tiêu dùng gián tiếp làm cho ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp được với khách hàng, người mà được doanh nghiệp bán chịu, hơn nữa hình thức tín dụng tiêu dùng này thiếu sự kiểm soát của ngân hàng trong quá trình bán chịu hang hóa của doanh nghiệp cho người tiêu dùng.Do những bất cập trên nên nhiều ngân hàng hiện nay cũng không chú ý đến hình thức tín dụng tiêu dùng này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : TCTD thực hiện lãi suất thoả thuận đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm của khách hàng vay.Tổ chức tín dụng xác định các giới hạn tín dụng đối với một khách hàng và lĩnh vực cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.Tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ các giới hạn tín dụng và chất lượng tín dụng đối với các khoản cho vay nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009. Thông tư ban hành : TCTD thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống có hiệu quả.Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền.
Năm 2008 tuy là năm có nhiều biến động lớn: khủng hoảng tài chính thế giới, thiên tai, dịch bệnh, lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, cuộc chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng,…làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân trong nước nói chung và tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng. Khai thác sản phẩm cho vay tiêu dùng trung, dài hạn đem lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng - Ngân hàng có lợi nhuận cao hơn và ổn định hơn so với sản phẩm cho vay ngắn hạn do trị giá món vay khá lớn, thời gian vay dài, lãi suất cao hơn lãi suất ngắn hạn và chi phí/lợi nhuận cũng thấp hơn so với cho vay ngắn hạn.
+ Ngân hàng chưa xây dựng được chế độ ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, trong khi đó các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn thực hiện rất hiệu quả, khách hàng truyền thống có thể được hưởng mức lãi suất thỏa thuận, lãi suất ưu đãi và nhiều đặc ân khác. Khách hàng thường không có tinh thần tự giác trong việc trả nợ gốc và lãi Ngân hàng; Công tác phối kết hợp giữa Ngân hàng và các cơ quan hữu quan như : cơ quan công chứng, cơ quan đăng ký nhà đất, cơ quan công an,… trong quá trình thẩm định đầu tư chưa được nhuần nhuyễn, thủ tục giải quyết lâu dẫn đến giải phóng khách hàng chậm, tốn thời gian, chi phí.
-Các quy chế cho vay cần phải được củng cố và hoàn thiện, một số công cụ mới được đưa vào áp dụng như quy trình cho vay cụ thể hơn đối với từng loại hình cho vay tiêu dùng sao cho phù hợp với hoạt động thực tế của ngân hàng và nâng cao lợi thế về mặt công nghệ cho vay bán lẻ của ngân hàng. -Phát triển khách hàng cho vay cá nhân, hộ gia đình theo hướng cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng, mở tài khoản cá nhân, trả lương qua tài khoản cho cán bộ công nhân viên, gửi tiết kiệm, phát hành thẻ cho vay, cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng,….
Do đó, VIB cũng cần có những kế hoạch cụ thể cho các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của mình trong thời gian tới, đặc biệt là quảng cáo: trên truyền hình, trên Internet, trên các báo phổ biến, trên đài phát thanh,; hay tuyên truyền về các sản phẩm cho vay tiêu dùng trong dân cư như: phát tờ rơi, tổ chức những buổi họp báo, những buổi giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng mới tại các đơn vị cung cấp sản phẩm tiêu dùng như các chủ đầu tư xâu dựng nhà/căn hộ chung cư, các Đại lý bán xe ô tô, xe máy, đồ gia dụng,… Đồng thời phát triển một số loại hình bổ trợ cho hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng như: Thành lập trung tâm môi giới, tư vấn về bất động sản, trung tâm tư vấn về hàng tiêu dùng,. Bên cạnh hệ thống công nghệ thông tin VIB cũng cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư xây mới và chỉnh trang lại trụ sở cũng như tạo nên một nhận diện thống nhất tại các phòng giao dịch của ngân hàng để xây dựng hình ảnh một ngân hàng lớn, uy tín, tin cậy cho các khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng.
- Tổ chức đoàn thể các cấp : Phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng nơi trực tiếp cấp tín dụng cho các đối tượng do mình quản lý để xử lý các vấn đề liên quan đến việc vay và trả nợ thuộc tổ chức của mình, nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc để có biện pháp xử lý thích hợp, đồng thời để mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng cho các đối tượng này nhằm cải thiện cuộc sống. Ngân hàng TMCP VIB nên có những chính sách hỗ trợ cho cac chi nhánh trong việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng sao cho có tính đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống về điều kiện cho vay, quy trình tín dụng,…Chú ý công tác đào tạo cán bộ chuyên nghiệp, cán bộ phải hiểu được ý nghĩa mục đích của chiến lược hoạt động của ngân hàng để có thể có một chất lượng phục vụ đồng đều và tố hơn.