MỤC LỤC
Mục đích nghiên cứu: Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển cảng biển, kinh tế thành phố và mối liên hệ giữa 02 yếu tố này; Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sự phát triển của thành phố Hải Phòng và cảng Hải Phòng thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế cơ bản, luận án tiến hành phân tích mối liên hệ về mặt kinh tế giữa phát triển của thành phố Hải Phòng và cảng Hải Phòng bằng 02 phương pháp đó là phân tích thống kê và mô hình toán. Đề tài sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu, ngoài phương pháp truyền thống (hệ thống các phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm; phân loại và hệ thống hóa lý thuyết; thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu, phương pháp định tính,..), luận án sử dụng phương pháp mô hình toán với ứng dụng phần mềm EVIEWS (Econometric - Views) phiờn bản 9.0, cỏc biến số được theo dừi trong giai đoạn 1990 - 2018, số liệu được sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp.
NGHIấN CỨU ẢNH HƯỞNG CẢNG HẢI PHềNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ HẢI PHềNG.
Bên cạnh đó, nghiên cứu triển vọng phát triển kinh tế của thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 thông qua một số chỉ tiêu: FDI, kim ngạch xuất khẩu, GDP, tốc độ tăng GDP, GDP BQ/người theo giá thực tế, thu ngân sách trên địa bàn, dân số trung bình, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ chất thải đô thị được thu gom, tỷ lệ hoàn thành phổ cập bậc phổ thông trung học và nghề, tỷ lệ lạm phát, cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển hệ thống cảng biển..Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế thành phố trong 25 năm đổi mới đó là chủ động mở cửa, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài; quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhân lực có chất lượng cao; chủ động, ưu tiên sử dụng. Tác giả nhận định với dự báo khối lượng hàng hóa thông qua các cảng ở Hải Phòng năm 2020 đạt 109 - 114 triệu tấn/năm (hàng container đạt 68 - 72 triệu tấn/năm), năm 2025 đạt 139,5 - 154,7 triệu tấn/năm (hàng container đạt 94 - 102,4 triệu tấn/năm), rất cần thiết phải xây dựng trung tâm logistics với tầm cỡ quốc gia, phục vụ cảng cửa ngừ quốc tế Hải Phũng tại Lạch Huyện núi riêng và sẵn sàng phục vụ hàng hóa các khu vực cảng khác tại Hải Phòng khi có yêu cầu, với vị trí nằm ngay sau cảng, kết nối với đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện, diện tích khoang 160 ha, có các chức năng về logistics, chuyển giao hàng, cung cấp dịch vụ tạo giá trị gia tăng cho hàng hóa và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, theo hình thức đầu tư PPP.
Đối với từng ngành, lĩnh vực, cảng có chức năng, nhiệm vụ đặc trưng: Đối với ngoại thương, Cảng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội tàu buôn (giúp mỗi quốc gia không bị lệ thuộc vào sự kiểm soát của các nước khác) và trong việc phát triển và giữ vững quan hệ thương mại với các nước khác; Đối với công nghiệp, Cảng tác động vào xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu; Đối với nông nghiệp, tác động của Cảng mang tính hai chiều (xuất lúa gạo, nông sản và nhập phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp); Đối với nội thương, Cảng phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các phương tiện vận tải nội địa, vận tải ven biển và vận tải quá cảnh, là nhân tố tăng cường hoạt động của nhiều cơ quan kinh doanh và dịch vụ khác; Đối với thành phố cảng, Cảng là tiền đề cho thành phố cảng trở thành các khu trung tâm công nghiệp lớn, tạo công ăn việc làm cho người dân thành phố, trong đó việc mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng cảng là một trong những nhân tố cơ bản cho phát triển kinh tế địa phương thông qua việc làm tăng khả năng kết nối với các thị trường trong nước và quốc tế, lợi ích từ thương mại và cải thiện các yếu tố hình thành nên thị trường [89]. Cộng động chung Châu Âu đưa ra khái niệm cơ sở hạ tầng của cảng gồm: (1) vùng cảng là tập hợp các cầu tàu, bến tàu, các vùng đất liên quan nơi tàu và hàng hóa được phục vụ; (2) Để ra khơi, tàu cần có các cơ sở hạ tầng hỗ trợ (kênh, hỗ trợ hành hải,..) và hỗ trợ vào đất liền (kết nổi với đường bộ, mạng lưới đường sắt, giao thông đường thủy nội địa,Nhìn chung, chính quyền cảng chịu trách nhiệm một số cở sở hạ tầng kết nối với biển (phao, đèn biển, đê chắn sóng) và tất cả các nhân tố trong khu vực cảng; các thiết bị để kết nối với đất liền và các yếu tố còn lại để kết nối với biển (kênh, cổng cảng) được sở hữu và duy trì bởi Quốc gia hoặc Cơ quan quản lý địa phương [69].
Cụ thể hơn, thành phố tác động đến cảng biển chủ yếu thông qua 03 yếu tố đó là, thay đổi về kinh tế (thương mại đường biển tăng lên đáng kể vì một phần bởi sự tái phân phối trên diện rộng của sản xuất ở những nơi có chi phí thấp và một phần bởi tăng trưởng kinh tế đang diên ra), về công nghệ (tăng trưởng của đội tàu, kích cỡ tàu, tàu chuyên dụng đã dân đến những yêu cầu cao hơn về các tiện ích, cơ sở hạ tầng của cảng) và về tổ chức (các công ty tàu biển đã liên minh/sáp nhập/mua lại các đơn vị khai tác bến cảng quy mô lớn, hình thành nên một tổ chức mới toàn diện hơn và làm gia tăng hiệu suất của chuỗi cảng biển) [70]. Cesar (2006) nhận định rằng, cảng biển làm gia tăng tăng trưởng kinh tế của vùng/quốc gia [42]; Meersman và Nazemzadeh (2017) sử dụng các yếu tố GDP bình quân, tỷ lệ vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên tổng vốn, tỷ lệ giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu trên GDP được nghiên cứu trong giai đoạn 1989 - 2012 để đưa vào mô hình toán và cho kết quả là đầu tư của Chính phủ dành cho cơ sở hạ tầng cảng biển có tác dụng trong dài hạn đến tăng trưởng kinh tế của Bỉ; từ đó khẳng định cơ sở hạ tầng cảng đóng vai trò quan trọng đến thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế không chỉ thông qua tạo ra việc làm, giá trị gia tăng trực tiếp mà còn gián tiếp [67].
Hai phương pháp thống kê chính được sử dụng trong phân tích dữ liệu là thống kê mô tả, đây là phương pháp tóm tắt dữ liệu từ một mẫu sử dụng các chỉ số như là giá trị trung bình hoặc độ lệch chuẩn, và thống kê suy luận, rút ra kết luận từ dữ liệu biến thiên ngẫu nhiên (ví dụ, các sai số quan sát, mẫu của tổng thể). Cụ thể, tác giả sử dụng mô hình ARDL (độ trễphân phối tự hồi quy - Autoregressive Distributed Lag) rất thích hợp với nghiên cứu chuỗi thời gian (time series) ngay cả trong trường hợp đối tượng nghiên cứu có số quan sát ít, chỉ ước tính một phương trình duy nhất và phù hợp với việc nếu tác giả không đảm bảo về tính dừng ở hệ thống dữ liệu.
Chỉ tiêu NSLĐ BQ đang có xu hướng tăng ổn định (đạt tỷ lệ cao nhất 9,17 nghìn tấn/người năm trong năm 2018, thấp nhất 0,4 nghìn tấn/người năm trong năm 1992), tăng mạnh trong giai đoạn 2012 - 2018 do cảng thực hiện các biện pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý, yêu cầu cao hơn về năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý các cấp; Bên cạnh đó, CTCP Cảng Hải Phòng thuộc hệ thống Cảng Hải Phòng quyết liệt đổi mới công tác quản trị, hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường phù hợp với mô hình công ty cổ phần đại chúng quy. Thứ hai, các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chủ yếu đang có xu hướng tăng, cụ thể các giá trị TĐTTBQ như sau: sản lượng hàng hóa thông qua đạt 14,4%/năm, vốn đầu tư đạt 22,12%/năm, doanh thu đạt 24,67%/năm, chi phí đạt 24,59%/năm, LNTT đạt 25,13%/năm, tổng lao động có tăng nhưng rất chậm, đạt 3%/năm nhưng với nguyên nhân tích cực - cảng trong giai đoạn này được đầu tư trang thiết bị máy móc rất mạnh, đồng thời, Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng đang thực hiện chính sách tinh giản biên chế, do đó, tổng lao động của Cảng Hải Phòng đang có xu hướng giảm là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước và thành phố.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập phát triển, trong Quyết định 1037/QĐ-TTg năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030" xác định cảng Hải Phòng là 1 trong 2 cảng cửa ngừ quốc tế ở Việt Nam, “tập trung xõy dựng cảng cửa ngừ quốc tế tại Hải Phòng tiếp nhận được trọng tải đến 100.000 tấn hoặc lớn hơn, đủ năng lực để có thể kết hợp vai trũ trung chuyển container quốc tế,. Cải cách thủ tục hành chính (CCHC), giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư được lãnh đạo thành phố chỉ đạo quyết liệt, tiêu biểu là thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch, hoạt động với chức năng “một cửa liên thông cấp thành phô’”, giải quyết nhanh chóng các thủ tục về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, tài chính, đất đai, môi trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư vào thành phố.
TĐPT liên hoàn tổng Thu nội địa Tp Hải Phòng TĐPT liên hoàn Sản lượng HH thông qua cảng ..Linear (TĐPT liên hoàn tổng Thu nội địa Tp Hải Phòng) ..Linear (TĐPT liên hoàn Sản lượng HH thông qua cảng). Nhận thấy các cặp chỉ tiêu đều có mối quan hệ tăng lên một cách đồng thuận; nghĩa là có một mối liên hệ tích cực, đáng kể nhất định của Cảng Hải Phòng đến phát triển kinh tế Tp Hải Phòng.
Hải Phòng cần tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, từ cảng biển, đường thủy nội địa, giao thông kết nối sau cảng, đường hàng không - phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây là tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới nhiều cảng biển quy mô quốc gia và quốc tế trên phạm vi cả nước, trong đó có Cảng Hải Phòng, nhằm tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế biển. Do đó, với việc ứng dụng phần mềm Eviews, luận án đang tiến một bước xa về phương pháp nghiên cứu, các kết luận của tác giả có độ chính xác cao, bài nghiên cứu sẽ là tài liệu tin cậy, làm tiền đề cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp, có hiệu quả nhằm tối ưu hóa được vai trò của Cảng Hải Phòng đối với tăng trưởng kinh tế của Tp Hải Phòng.
Hải Phòng cũng thể hiện rất rừ, đú là thấp về kỹ năng nghề nghiệp, thiếu về kinh nghiệm thực tế, hạn chế về khả năng cạnh tranh, chưa sẵn sàng cho hội nhập quốc tế; lao động phổ thông và lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp còn phổ biến (chiếm 81,6%), tỷ lệ lao động qua đào tạo từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp chưa cao; năng suất lao động trong lĩnh vực hàng hải thấp và lực lượng lao động chất lượng cao tăng chậm. Đánh giá tổng quát cho thấy bất cập mới nhất trong phát triển nguồn nhân lực của thành phố là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao: Cán bộ lãnh đạo, quản lý tuy đông nhưng chưa mạnh; sự am hiểu về luật pháp, hành chính, kinh tế, trình độ ngoại ngữ, tin học.. còn hạn chế; cơ cấu, trình độ, độ tuổi còn mất cân đối. Nhân lực khoa học công nghệ còn mỏng và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu một số vấn đề phức tạp, đòi hỏi hàm lượng khoa học công nghệ cao; mất cân đối về ngành nghề đào tạo, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH - HĐH với yêu cầu phát triển và đặc thù về hàng hải của Thành phố. Trong giai đoạn tới, để tăng cường bảo đảm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế hàng hải ở TP. Hải Phòng, cần quan tâm đến cụ thể hóa việc thực hiện nội dung “Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển” theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045””. Cụ thể là “Đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: Du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp ven biển; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới”” [2]. Một số đề xuất nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 36-NQ/TW đó là:. Một là, phối hợp với các cơ sở giáo dục trong và ngoài thành phố có chuyên môn, đặt hàng xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên làm việc ở lĩnh vực hàng hải; xỏc định rừ tiờu chuẩn đào tạo phải dựa trờn cỏc tiờu chuẩn quốc tế; nghiờn cứu mở những mã ngành đào tạo chuyên sâu thuộc ngành Hàng hải; tổ chức đào tạo theo ngành nghề phù hợp, đáp ứng về quy mô và loại hình nhân lực. Hai là, Hải Phòng cần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực, nhất là công tác thống kê, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực cho kinh tế hàng hải. Từ nhu cầu thực tế cho thấy, Hải Phòng trong thời gian tới cần chú trọng việc lập đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành logistics, bởi đây là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm trong khi nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động và phát triển. Một biện pháp đề xuất đó là tổ chức ngoại khóa theo chuyên đề; liên kết với các cơ sở kinh doanh logistics để bố trị sinh viên thực tập và thu hút sự quan tâm của các chuyên gia. Giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Xã hội hoá đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Hiện nay, trên thế giới, cảng biển đã trải qua 04 thế hệ phát triển với 06 chức năng xếp dỡ, lưu trữ và thương mại, công nghiệp, phân phối và kiểm soát chuỗi logistics). Đánh giá rủi ro tác động đến các dự án đầu tư xây dựng Cảng Hải Phòng Hiện nay các dự án đầu tư Cảng Hải Phòng gồm khu bến Nam Đình Vũ được bổ sung thêm các bến mới; cầu tàu số 7 thuộc dự án Tân cảng Đình Vũ giai đoạn 3 chính thức được đưa vào khai thác tháng 5/2012; Cảng Vip Greenport gồm 02 cầu cảng container cho tàu 3 vạn tấn, chiều dài 377 m hiện đang trong quá trình xây dựng; Khu bến Lạch Huyện đang được triển khai thi công các gói thầu thuộc hợp phần A (tổn tạo, xử lý nền, bến công vụ, tường chắn đất sau bến, kè ngoài, nạo vét) bắt đầu hoạt động đầu năm 2018 hai bến đầu tiên (chậm so với quy hoạch 03 năm); thiết bị trên bến - bãi cảng chưa áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý điều hành quá trình bốc xếp, bảo quản giao nhận hàng hóa,.