MỤC LỤC
Từ yếu tố đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng không nằm ngoài quy luật đó; và đối với hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương thì các cấp lãnh đạo trong hệ thống luôn xem công tác quản trị nguồn nhân lực là một vấn đề luôn được quan tâm nhằm để có được những chính sách phù hợp trong phát triển, duy trì bộ máy tổ chức và nâng cao nâng lực cán bộ công chức tiến đế tinh giản biên chế phù hợp, nâng cao hiệu lực hiệu quả làm việc theo xu hướng tinh gọn đáp ứng các quy định hiện nay được đề ra. Tuy nhiên qua thực tế, tác giả nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề nảy sinh và có hạn chế tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân lực của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh như cơ chế, chính sách, con người, trình độ cán bộ, các mối quan hệ và nâng lực quản trị của người làm tổ chức v,v..từ đó bản thân đã nghiên cứu và thực hiện đề tài " Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương” để làm luận văn cho bản thân.
Quản lý nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý Nhà nước là việc thiết kế và xây dựng tất cả các chính sách và thực hiện các hoạt động về thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, thông qua đó đạt được kết quả tối ưu cho người lao động và tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước là tất cả các hoạt động của một tổ chức nhằm áp dụng các nguyên tắc pháp định nhằm xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và gìn giữ một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của cơ quan nhà nước cả về phương diện định lượng (số lượng nguồn nhân lực) và định tính (năng lực của cá nhân lực và động cơ lao động).
“Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình hoạt động bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao” (Trần Kim Dung, 2011, trang 43). Nguồn nhân lực là một lợi thế cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp và chiến lược, chính sách kinh doanh được xây dựng và phát triển dựa trên các lợi thế của nguồn nhân lực, nguồn nhân lực trở thành động lực chủ yếu để hình thành các chiến lược, chính sách của doanh nghiệp.
- Mức D: Các chiến lược, chính sách kinh doanh với chiến lược, chính sách nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nguồn nhân lực được coi là một lợi thế cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp, không phải đơn thuần chỉ là phương tiện để thực hiện các chiến lược, chính sách kinh doanh.
- Mức C: Đã bắt đầu có mối quan hệ song phương giữa các chiến lược, chính sách kinh doanh với chiến lược, chính sách nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. - Mức E: Mục tiêu phát triển nhân lực có vị trí then chốt quyết định trong doanh nghiệp.
Phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực, khả năng điều chỉnh và đề.
Sự phát triển khoa học công nghệ ngày nay không chỉ tác động tới đội ngũ nhân viên làm việc trong tổ chức khiến họ thay đổi cách thức, phong cách làm việc, đặt ra nhiều vấn đề mới phát sinh cần giải quyết mà ngay bản thân mỗi nhà lãnh đạo của mỗi tổ chức, người làm công tác quản trị nhân sự cần có tầm nhìn chiến lược, thích ứng nhanh nhạy trong việc tiếp thu công nghệ mới, biết cách tổ chức nhân viên của mình làm việc hiệu quả trên cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật phát triển để đạt tới những mục tiêu tổ chức đề ra. Thông qua việc đánh giá thực tế nhằm cung cấp các thông tin cần thiết giúp nhân viên nắm bắt được mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn đề ra và so với các nhân viên cùng tổ chức đơn vị, giúp họ điều chỉnh sửa chữa những sai lầm thiếu sót trong quá trình làm việc, kích thích động viên nhân viên thông qua những tiêu chí đánh giá thực chất và công tâm, ghi nhận và hỗ trợ, cung cấp các thông tin làm nền tảng cho công tác đào tạo, chi trả lương, khen thưởng, điều chuyển, điều động để giúp họ có cơ hội thăng tiến,., tăng cường tốt mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội, bao gồm:. a) Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;. b) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;. c) Một số cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;. d) Một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội, bao gồm:. a) Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;. b) Một số Trưởng ban Công tác Mặt trận;. c) Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (nếu có) và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;. d) Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa trước.
Cơ quan chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương làm việc theo chương trình kế hoạch năm do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương giao. Cơ quan chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương làm việc theo chế độ thủ trưởng, Chủ tịch là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về toàn bộ hoạt động của cơ quan.
Thông qua các bảng thống kê từng năm từ giai đoạn 2016-2020 về tình hình nguồn lực của hệ thống MTTQVN tỉnh và tổng hợp tình hình biên chế hàng năm được giao và thực tế người làm việc của cả hệ thống MTTQVN tỉnh được nêu phía trên, chung ta thấy rằng tình hình nguồn nhân lực tham gia vào hệ thống Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương luôn có sự biến động tăng giảm theo từng năm và luôn không cố định về con người và cơ cấu thành phần. Nhưng chính vì việc áp dụng không đồng nhất và nhìn theo thực tế công tác Mặt trận hiện nay có nhiều điều còn bất cập vì công việc ngày càng tăng theo thời gian nhưng yêu cầu tham gia đầy đủ tất cả các hoạt động do đó nguồn nhân lực ngày càng tinh giản đôi lúc đã dẫn đến tình trạng quá tải công việc, nhất là đối với nhiệm vụ công tác của cơ sở.
Công việc đánh giá này được thực hiện hàng năm theo quy định chung của Luật cán bộ công chức, việc đánh giá được thực hiện trên nhiều nội dung như: chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực thi nhiệm vụ được giao; tinh thần trách nhiệm đối với công tác và việc phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân; thực hiện trách nhiệm công dân nơi cư trú. Sau khi bình xét nhiệm vụ công tác thì bình xét đề suất khen thưởng; mặc dù việc bình xét thi đua khen thưởng được tiến hành theo nguyên tắc tập thể quyết định nhưng đôi lúc vẫn còn những ý kiến nhận xét cảm tính của từng cá nhân, chưa có cơ sở vững chắc để đánh giá thiết thực; các thành tích được báo cáo cũng chưa thể hiện được hiệu quả rừ ràng của cụng việc mà cỏn bộ cụng chức đó thực hiện, đụi khi mang tớnh nhất thời tại một thời điểm nhất định nào đó, không phản ánh được kết quả của cả một quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, không có cơ sở hay tiêu chí để so sánh đánh giá, khó mang ra để định lượng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức tự rèn luyện bản thân và khuyến khích họ tự đào tạo để nâng cao trình độ lấy các bằng cấp chuyên môn, học vị cần thiết cũng như gửi đi đào tạo bồi dưỡng các văn bằng chứng chỉ theo quy định tiêu chuẩn chuẩn hóa cán bộ để giúp cho cán bộ công chức có sự phát triển bản thân từ đó mở ra nhiều cơ hội thăng tiến về sau. Thông qua những nội dung được trình bày ở Chương 2 có thể giúp cho tác giả có cơ sở nghiên cứu và thực hiện Chương tiếp theo với mục đích cuối cùng qua việc đúc kết các nội dung để đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong hệ thống MTTQVN tỉnh Bình Dương trong thời gian từ nay đến năm 2025.