Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại tỉnh Bình Định

MỤC LỤC

PHƯƠNG HƯỚNG

Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, trước hết nhằm đảm bảo thực hiện những định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Bình Định; chiến lược phát triển ngành du lịch Việt nam; và phương hướng phát triển của bản thân ngành du lịch tỉnh Bình Định. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đó chỉ rừ: Phỏt triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lựctrong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngoài ra còn một số biến đổi mới cần chú ý : Sự phát triển mạnh mẽ giao thông đường bộ, hàng không, đường sắt; xu hướng đi du lịch ngắn ngày và nhiều lần trong năm; thời gian nghỉ cuối tuần tăng thêm; thu nhập của cá nhân tăng thêm, cả khách nội địa và khách đến từ khu vực các nước đang phát triển; sự đầu tư phát triển mạnh của quốc gia cho một số vùng trọng điểm kinh tế, trong đó Miền Trung, mà Đà Nẵng là trung tâm; sự hình thành chương trình du lịch lớn con đường di sản thế giới (WHR) tại mieàn Trung. Xác định chiến lược phát triển loại hình và sản phÈm du lịch nhằm gia tăng khả năng thu hút và lưu giữ du khách đến Bình Định, trên cơ sở so sánh, đối chiếu loại hình và sản phẩm của các khu vực lân cận, gia tăng tính dị biệt hoá sản phẩm du lịch trong tương quan so sánh lợi thế với các vùng, địa phương du lịch khác. Trong xu thế phát triển khá mạnh mẽ của các hoạt động du lịch, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào đầu tư và kinh doanh du lịch ở địa phương, việc tổ chức quán triệt, hướng dẫn đầy đủ và kịp thời các qui định của nhà nước đối với các chủ thể hoạt động du lịch trên địa bàn là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan ở tỉnh như Sở thương mại-du lịch, Sở Tài nguyên môi trường, Sở VH-TT,.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, kịp thời đến nhà đầu tư; việc thực hành công vụ của các cơ quan, nhân viên chức năng, các cấp ở địa phương khi quan hệ với nhà đầu tư; việc thường xuyên rà soỏt, điều chỉnh kịp thời và hợp lý, đảm bảo tính chất và tác dơng khuyến khích, ưu đãi của từng chính sách cụ thể…. Trong hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay, chủ yếu vẫn là kinh doanh lưu trỳ, cỏc loại hình kinh doanh khỏc cũn yếu, chưa được chú ý: Lữ hành, vận chuyển khách, nghỉ dưỡng, giải trí, nhà hàng, mua sắm… Tỉnh chưa có các chính sách khuyến khích các hoạt động kinh doanh này. Cơ quan quản lí nhà nước về du lịch của Tỉnh cần xây dựng mạng thông tin chuyên ngành du lịch nối mạng với Tổng cục du lịch và cơ quan du lịch các Tỉnh, để thường xuyên cập nhật các thông tin quản lí nhà nước, thông tin tiềm năng du lịch và các thông tin chuyên đề của từng vùng, khu, xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm du lịch Việt Nam và của Bình Định.

Theo qui hoạch phát triển, ngoài các điểm du lịch đơn lẻ, phân tán phải sử dụng nguồn nước tại chỗ (đều có đủ điều kiện), có 3 cụm du lịch lớn yêu cầu đảm bảo nguồn nước sạch: cụm các cơ sở du lịch (chủ yếu là hệ thống khách sạn, nhà hàng) ở thành phố Quy Nhơn; cụm các khu du lịch trên tuyến Phương Mai - Núi Bà; cụm các khu du lịch Tây Sơn. Cùng với các doanh nghiệp lữ hành thành lập các nhóm công tác về các làng nghề, bàn bạc với địa phương sở tại và cơ sở sản xuất xây dựng mô hình tổ chức sản xuất theo không gian, qui trình kỹ thuật, cơ cấu sản phẩm, chất lượng, hình thức bao gói, phương pháp trưng bày quảng cáo giới thiệu, các dịch vụ liên quan khác. Phân định rạch ròi và khắc phục tư tưởng hẹp hòi, lợi ích cục bộ để cải tiến sự quan hệ phối hợp giữa các ngành: Sở Thương mại - Du lịch, trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và đối ngoại, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Sở Văn hóa - Thông tin, Công An, Sở Tài nguyên Môi trường.

Du lịch là ngành kinh tế còn non trẻ, có những hiện tượng kinh tế mới được xuất hiện trên lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động của du khách, chẳng hạn như sự xuất hiện ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế cùng với các hoạt động của họ, nhiều cơ sở du lịch mới lạ, hiện đại ra đời, nhiều loại hình dịch vụ - sản phẩm du lịch mới,… Vì vậy để cho các hoạt động du lịch sớm triển khai thành ngành kinh tế - xã hội phát triển, bên cạnh vai trò tự thân của các doanh nghiệp, những người trực tiếp tổ chức kinh doanh du lịch trên nguyên tắc tuân theo cơ chế thị trường, thì nhà nước có trách nhiệm rất cao trong công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá du lịch. Có nhận thức, tư duy đúng đắn về du lịch là điều kiện đầu tiên để khuyến khích, vận động nhân dân, các doanh nghiệp và các ngành, các cấp tham gia đầu tư, kinh doanh, tổ chức hoạt động du lịch, đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch, các kế hoạch du lịch của tỉnh đã đề ra, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa lịch sử, tài nguyên, môi trường. Có những hình thức phổ biến như: Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các tập sách, đĩa CD, băng hình, phim, panô áp phích, trang web,… Một số hình thức mới cần hết sức chú ý, như: Tổ chức các liên hoan, lễ hội có tầm cỡ vùng hoặc quốc gia; tham gia hoặc tổ chức các hội nghị, hội thảo trong đó có sự hiện diện đặc biệt của lãnh đạo cao cấp địa phương.

Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế thị trường nói chung, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng, nhất là ở trong thời kỳ đầu, trong quá trình nước ta đang chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang xây dựng thể chế kinh tế thị trường phát triển. Đổi mới mạnh mẽ về tư duy và hành động, trước hết là trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, chính quyền các cấp ở tỉnh Bình Định, sẽ là nhân tố quyết định để khai thác và phát huy các nguồn lực trong tỉnh và ngoài tỉnh, ngoài nước, nhằm sớm xây dựng được một tỉnh có ngành du lịch phát triển, trở thành một ngành kinh tế quan trọng, ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai gần.