Nghiên cứu năng lực ngôn ngữ tiếp nhận ở trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Mô tả năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng, khách thể nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Kế thừa các công cụ đã được nghiên cứu và thực hiện ở các đề tài đi trước: Trắc nghiệm Boehm đã được một số tác giả sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình như tác giả Nguyễn Thị Oanh (2000), Nguyễn Thị Mai Linh (2013); Bài tập trắc nghiệm nghe hiểu (nghe hiểu từ và câu, nghe hiểu đoạn văn) của tác giả Đặng Thị Thùy Linh (2015);. Bộ trắc nghiệm đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ em của nhóm nghiên cứu tác giả Huỳnh Mai Trang (2007); Bộ cụng cụ theo dừi, đỏnh giỏ sự phỏt triển của trẻ 5 tuổi của nhóm tác giả Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Thị Quốc Minh, Huỳnh Văn Sơn, Bùi Thị Việt, Vừ Thị Tường Vy, Cao Văn Thống (2016), từ đú tỏc giả xõy dựng cụng cụ trắc nghiệm đánh giá năng lực nghe hiểu của trẻ từ 3 - 5 tuổi.

Phương pháp xử lý dữ liệu

Mục đích: Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm khảo sát năng lực nghe hiểu của trẻ từ 3 - 5 tuổi. Mục đích: Quan sát để xác định và ghi nhận các đặc điểm, biểu hiện, hành vi về năng lực nghe hiểu của trẻ.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC NGÔN NGỮ TIẾP NHẬN CỦA TRẺ MẪU GIÁO

Vài nét về lịch sử nghiên cứu năng lực ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới

    Trong lĩnh vực nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ trẻ em với các lĩnh vực khoa học: văn học, giao tiếp, tư duy… có các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Oanh (2000) nghiên cứu các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá mức độ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi theo 4 tiêu chí vốn từ cơ bản: sử dụng test Boehm, khả năng sử dụng từ nói thành câu, khả năng kể câu chuyện vừa nghe, khả năng dựng chuyện theo tranh minh họa; Hồ Lam Hồng (2002), nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hình thức kể chuyện…. Bên cạnh các nghiên cứu về nghe hiểu ở người lớn, các công trình nghiên cứu về nghe hiểu ngôn ngữ trẻ em có thể kể đến các công trình như: Nguyễn Thị Mai Linh (2013) nghiên cứu về vấn đề hiểu từ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tác giả đã mô tả năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ, mà cụ thể là khả năng hiểu từ vựng qua trắc nghiệm "Các khái niệm ngôn ngữ cơ bản của De Boehm"; Lê Thị Cúc (2014) nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 1 - 3 tuổi (gồm khả năng nghe hiểu, khả năng diễn đạt, khả năng tương tác), dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi 1 - 3 tuổi; Lê Hữu Tỉnh (2001) nghiên cứu về hệ thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh tiểu học, với các dạng bài tập như: mở rộng vốn từ, nhận biết nghĩa của từ, sử dụng từ; Đặng Thị Thuỳ Linh (2015) với đề tài “Khả năng nghe hiểu và đọc hiểu tiếng Việt của HS lớp 4, 5 dân tộc thiểu số tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai”, nghiên cứu các vấn đề về nghe hiểu và đọc hiểu.

    Một số vấn đề lý luận về năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo 1. Khái niệm ngôn ngữ và ngôn ngữ tiếp nhận

    • Năng lực ngôn ngữ tiếp nhận
      • Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

        Ngữ âm được xác lập từ mặt tự nhiên và xã hội: Cơ sở tự nhiên của ngữ âm (gồm mặt vật lý và sinh lý): là những thuộc tính về mặt âm học như cao độ, trường độ, âm sắc… và những thuộc tính về mặt cấu âm như hoạt động của bộ máy hô hấp, chuyển động của các cơ quan phát âm như môi, lưỡi… Cơ sở xã hội của ngữ âm (chức năng của ngữ âm): là những quy định, những giá trị mà cộng đồng người sử dụng chung một ngôn ngữ gán cho các đặc trưng âm thanh. Hiểu là quá trình giải mã hay xác lập nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ đã được mã hoá và lưu trữ, tức là xác lập các mối liên hệ giữa vỏ âm thanh ghi nhận được với các yếu tố đã tiếp thu được từ trước đó liên quan tới việc xác lập nghĩa như: tri thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong ngữ cảnh, lôgic ngữ nghĩa, các yếu tố văn hoá – văn minh, ngữ dụng, kiến thức chuyên ngành, nhằm đưa ra và kiểm định các giả định về nghĩa.

        Bảng 1.1. Các đặc tính của ngôn ngữ và lời nói (Saussure, trích trong Đinh Hồng Thái, 2015)
        Bảng 1.1. Các đặc tính của ngôn ngữ và lời nói (Saussure, trích trong Đinh Hồng Thái, 2015)

        Định hướng nghiên cứu năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ 3 – 5 tuổi

        • Tiến trình nghiên cứu
          • Công cụ nghiên cứu

            Ở bài tập nghe hiểu đoạn văn – chỉ chuỗi hình, tương ứng với mỗi đoạn sẽ có 3 bức tranh (mỗi bức tranh bao gồm 3 hành động liên tiếp được xếp ngẫu nhiên), trẻ sẽ nghe người hướng dẫn đọc và lựa chọn 1 trong 3 bức tranh mà trẻ cho là đúng với nội dung được nhắc tới. Bài trắc nghiệm kéo dài trong khoảng 5 – 8 phút, được thực hiện trên từng trẻ, tại trường trẻ đang học. Nhằm đảm bảo trẻ hiểu rừ yờu cầu của bài tập, nghiệm viờn giải thích cách tiến hành trắc nghiệm qua 2 ví dụ ở mỗi bài tập trước khi tiến hành trắc nghiệm. Sau khi trẻ đã nắm được cách thực hiện, nghiệm viên sử dụng bộ công cụ thực hiện trắc nghiệm trên từng trẻ và ghi sự lựa chọn của trẻ vào phiếu đánh giá. Sau khi tiến hành trắc nghiệm, nghiệm viên thu kết quả và tiến hành cho điểm, với mỗi câu mà trẻ chọn đúng tương ứng 1 điểm, mỗi câu sai hoặc những câu trẻ không biết để chỉ hình tương ứng 0 điểm. Điểm cao nhất ở bài tập trắc nghiệm nghe hiểu đoạn văn là 8 điểm, điểm thấp nhất là 0 điểm. Nguyên tắc đánh giá: Trẻ phải hiểu cách thực hiện bài tập trắc nghiệm. Những câu trẻ không hiểu nên không chỉ hình thì không được điểm. Nếu trẻ không hợp tác thì dừng trắc nghiệm. Qua những mô tả trắc nghiệm đã được trình bày, bảng tóm tắt bài tập trắc nghiệm nghe hiểu từ, câu và đoạn văn của trẻ 3 – 5 tuổi được thể hiện qua bảng 2.2:. Bảng tóm tắt bài tập trắc nghiệm nghe hiểu từ, câu và đoạn văn. STT Bài tập nghe hiểu Loại Công cụ. từ) hình đồ chơi…, phiếu ghi điểm. Trong suốt quá trình khảo sát năng lực nghe hiểu từ, câu và đoạn văn, nghiệm viờn cũn theo dừi đỏnh giỏ cỏc đặc tớnh ngữ dụng của trẻ thụng qua quan sỏt trong quỏ trình thực hiện trắc nghiệm, theo mức độ không có/ ít/ thường xuyên và ghi chép lại quá trình đó (nội dung phiếu quan sát ngữ dụng xem thêm phần phụ lục).

            Bảng 1.3. Nội dung nghe hiểu trong lĩnh vực Phát triển Ngôn ngữ theo Chương trình Giáo dục Mầm non (2009)
            Bảng 1.3. Nội dung nghe hiểu trong lĩnh vực Phát triển Ngôn ngữ theo Chương trình Giáo dục Mầm non (2009)

            Kết quả nghiên cứu thực trạng năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ 3 – 5 tuổi

            • Đặc điểm nghe hiểu từ, câu và đoạn văn của trẻ 3 – 5 tuổi
              • Thành tích nghe hiểu của trẻ từ 3 – 5 tuổi

                Có thể thấy rằng, trẻ 3 – 5 tuổi chưa nắm được giới từ chỉ vị trí, ngoại trừ 4 giới từ là trên, dưới, trong, ngoài, đầu tiên khá quen thuộc (do không có trên 50% trẻ thực hiện sai 4 giới từ này nên trong bảng 2.9 không đề cập), được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, những giới từ còn lại trong bài tập được thể hiện ở bảng 2.9 trẻ ít được làm quen. Ở câu này phần lớn lỗi sai đều tập trung ở vị trí số 4 “con dao dài bằng cây bút chì”, nguyên nhân có thể do “con dao” và “cây bút chì” là hai đối tượng được nhắc đến trong câu nên khi trẻ nghe được nội dung được đề cập đã chỉ hình, ngoài ra khả năng so sánh ở lứa tuổi 3 – 5 còn hạn chế, nên có thể trẻ chưa hiểu được câu có từ so sánh hơn. Qua phân tích lỗi sai mà trẻ 3 – 5 tuổi thường gặp trong khi làm bài trắc nghiệm nghe hiểu câu chủ động có thể thấy lỗi sai của trẻ có nguyên nhân do ở lứa tuổi 3 – 5 tuổi, trẻ thường bỏ sót yếu tố chính trong câu mà bỏ qua yếu tố phụ, chưa phân biệt đâu chủ thể, đâu là đối tượng của hành động được nhắc đến trong câu (như hình 17 và 18).

                Ở câu 21, trẻ phải chọn hình ảnh phù hợp với nội dung bé gái bị con ngựa rượt, các hình minh hoạ ở 4 vị trí đều có hình “bé gái” và “con ngựa”, đa số trẻ chọn sai chọn đáp án phân bổ ở vị trí thứ 3 và 4 “bé gái rượt con ngựa” và “bé gái cưỡi con ngựa”, cho thấy trẻ chưa nắm được từ mang nghĩa bị động là “bị” nên chọn sai hình.

                Bảng 2.4. Tỉ lệ (%) thành tích nghe hiểu từ của trẻ 3 – 5 tuổi xét theo từ loại
                Bảng 2.4. Tỉ lệ (%) thành tích nghe hiểu từ của trẻ 3 – 5 tuổi xét theo từ loại

                Kiến nghị

                  Sau khi điều chỉnh một số lỗi về hình ảnh đã được đề cập trong chương 2, bộ công cụ dùng trong nghiên cứu này này có thể được sử dụng để đánh giá ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi), qua đó hỗ trợ hoạt động giảng dạy của giáo viên mầm non cũng như hoạt động đánh giá và can thiệp của tâm lý gia hay chuyên viên giáo dục đặc biệt. Khi sử dụng bộ công cụ này cho việc đánh giá năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo ở các địa phương, các nhà nghiên cứu hoặc giáo viên cũng cần lưu ý về bối cảnh ngôn ngữ và các đặc điểm văn hoá – xã hội nơi trẻ sinh sống.