Ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

MỤC LỤC

Giá trị thời đại

Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc phản ánh nguyện vọng được sống trong độc lập, tự do và công bằng, bình đẳng của không chỉ dân tộc Việt Nam mà còn là ý chí, nguyện vọng của mọi dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới, như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Có thể nói, giải phóng dân tộc là nguyện vọng cháy bỏng hơn bất cứ yêu cầu nào khác. Nó là điều kiện tiên quyết cho mọi quyền tự do, dân chủ của con người. Điều đặc biệt cần lưu ý, sáng tạo của Hồ Chí Minh không chỉ là người xây dựng cơ sở lý luận cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam mà còn là người tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Trong quá trình tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu. Người tổ chức vừa kháng chiến, vừa kiến quốc với tinh thần “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Kháng chiến đi đôi với kiến quốc, đấu tranh đi đôi với xây dựng, cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là nét độc đáo của cách mạng Việt Nam mang dấu ấn Hồ Chí Minh. Người xác định, kháng chiến trường kỳ gian khổ, phức tạp, khó khăn, nhưng nhất định thắng lợi. Lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vốn đã sáng tạo nhưng lại ngày càng sáng tạo hơn vì đã đi vào thực tiễn, được làm phong phú bởi thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cũng như thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam. Thực tiễn lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chống chiến tranh xâm lược đã làm phong phú thêm lý luận của Người về cách mạng và chiến tranh giải phóng. Từ đó, có thể khẳng định, những cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, cả thực tiễn và lý luận đã bổ sung cho kho tàng lý luận cách mạng thế giới, kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như truyền thống dựng nước và giữ nước đầy tự hào của dân tộc Việt Nam. Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc mang tính thời đại thể hiện đậm nét ở chỗ, nó đã tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nếu như thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thức tỉnh các dân tộc trên thế giới về quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc, thì thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên. Phủ đã làm “chấn động địa cầu”, thức tỉnh các dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ - Latinh vùng lên đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã kiên định con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kiên trì mục tiêu: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Hiện nay, tư tưởng của Người vẫn soi sáng con đường đi lên của cách mạng Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vấn đề quan trọng nhất được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để đạt được điều đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải nắm chắc hạt nhân tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, nắm vững phương thức giải quyết mối quan hệ dân tộc - con người trên cơ sở nhận thức chính xác đặc điểm của dân tộc và sự vận động, phát triển của thời đại. Chỉ có như vậy, chúng ta mới thành công trong nhiệm vụ đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đó cũng là một trong những điều kiện quan trọng nhất bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Câu 4: Phân tích đặc trưng của xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nó có được thể hiện đầy đủ trong thực tế chế độ nước ta hiện nay hay không. Dẫn chứng cụ thể. Đảng ta đã kế thừa những quan điểm này như thế nào?. Không được thể hiện đầy đủ trong thực tế nước ta hiện nay. Đó là chế độ chính trị do nhân dân làm chủ:. Một số thành tựu đạt được. Kể từ khi công cuộc đổi mới toàn diện bắt đầu cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi phương diện. Trong đó, quá trình dân chủ hoá, tôn trọng và bảo đảm quyền dân chủ ngày càng được mở rộng và phát triển không ngừng, nhất là trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Dân chủ đại diện đã được thực hiện và bảo đảm ngày càng có hiệu quả. Ví dụ từ các kỳ họp Quốc hội. Việc giải quyết công việc theo đúng hẹn, và đặc biệt là niêm yết công khai về các khoản thu chi, lệ phí, ngân sách.. đều được thực hiện trong một quy trình thống nhất một đầu mối đó là “một cửa”, tức là cầu nối giữa người dân và chính quyền/các cấp chính quyền, mỗi khi người dân muốn phản ánh về vấn đề gì thì chỉ cần gặp, trình bày với bộ phận tiếp dân, cũng như nhận kết quả trả lời chỉ cần thông qua một bộ phận duy nhất, “cầu nối” duy nhất. Điều này thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội và bảo Văn hoá pháp luật, văn hoá chính trị và văn hoá nói chung của người cầm quyền và toàn xã hội còn hạn chế, chưa “cắm rễ” và “ăn sâu” vào trong suy nghĩ, hành động của họ không những khắc. phục được tình trạng quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu nhân dân mà còn bảo đảm được việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân. Chẳng hạn, mô hình cơ chế “một cửa” trong quản lý nhà nước tại một số địa phương trong cả nước đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Mô hình này cho phép mọi công dân đều có cơ hội thực hiện quyền dân chủ của mình. Mô hình quản lý hành chính của cấp chính quyền địa phương được xây dựng thí điểm này được dựa trên nguyên tắc căn bản và nền tảng đó chính là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”: toàn bộ bộ máy chính quyền ở địa phương đó đã hoạt động hiệu quả, đáp ứng và giải quyết tương đối thoả đáng nguyện vọng và những vấn đề của người dân. Chẳng hạn, giải quyết những vấn đề từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, công việc riêng của từng người dân hay công việc chung của cộng đồng, khiếu nại, tố cáo của công dân, hồ sơ đất đai, giải quyết công văn đi, đến đúng thời gian,. Quyền dân chủ của nhân dân thể hiện không chỉ thông qua việc thực hiện tốt quyền bầu cử, ứng cử mà còn là sự tôn trọng và thực hiện tốt quyền bãi miễn của nhân dân. Nhất là trong tình hình hiện nay, tham nhũng, thoái hoá biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị, hệ thống hành chính nhà nước đang được xem là “quốc nạn”. Quyền bãi miễn là một quyền của cử tri, của công dân nhằm kiểm tra và giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, là “thực hiện sự phục tùng thực sự của những người được bầu đối với nhân dân”, là nguyên tắc nhằm thực hiện triệt để chế độ dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân. Lênin nhấn mạnh “mọi cơ quan được bầu ra.. đều có thể coi là có tính chất dân chủ chân chính và đại biểu thực sự cho ý chí của nhân dân, khi nào quyền bãi miễn của cử tri đối với những người trúng cử được thừa nhận và được áp dụng.. từ chối không áp dụng bãi miễn, trì hoãn thi hành quyền đó, hạn chế nó, thì như thế tức là phản lại dân chủ và hoàn toàn từ bỏ nguyên tắc chủ yếu và nhiệm vụ của cuộc cách mạng XHCN đã bắt đầu ở nước Nga”3 và rằng “không có kiểm kê, kiểm soát thì không có chủ nghĩa xã hội”. Chính vì vậy, trong những năm qua, việc triển khai mạnh mẽ Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” kết hợp với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia vào quá trình giám sát thực thi quyền lực nhà nước của toàn bộ hệ thống chính trị, hệ thống hành chính nhà nước. Nhờ có cơ chế dân chủ như vậy mà nhân dân đã tích cực tham gia vào cuộc chiến chống tệ tham nhũng, quan liêu và thoái hoá, biến chất trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ở tất cả các cấp. Một số vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh những thành tựu, cũng còn nhiều hạn chế và bất cập trong việc thực hiện dân chủ và quyền dân chủ, đã và đang làm cản trở tiến trình phát triển bền vững của đất nước, tiến bộ xã hội và việc tôn trọng, hiện thực hoá đầy đủ các quyền con người. a) Dân chủ và quyền dân chủ có nơi, có lúc còn bị vi phạm nghiêm trọng và đáng báo động, đặc biệt ở cấp cơ sở. Nhiều vấn đề “quốc nạn” xảy ra và bùng phát từ cơ sở như nạn tham ô, tham nhũng, quan liêu, nhũng nhiễu, ức hiếp nhân dân diễn ra tràn lan, kéo dài và gây hậu quả đáng lo ngại. Hơn nữa, thước đo dân chủ và quyền dân chủ ư theo đúng ý nghĩa đích thực của nó, không phải cái gì khác hơn là mức độ dân chủ hoá và quyền dân chủ của nhân dân ở cấp cơ sở và ngay từ cấp cơ sở được tôn trọng và bảo đảm, nơi đóng vai trò quan trọng nhất của hệ thống chính trị, hệ thống hành chính nhà nước trong việc thực hành dân chủ và bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân. Đúng như Thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định: “Đội ngũ cán bộ ở cơ sở trong một thời gian dài không được quan tâm xây dựng, củng cố đúng với tầm quan trọng của nó trong việc đưa luật pháp, chính sách đi vào cuộc sống, phát huy quyền làm chủ và năng lực tự quản của dân”. b) Sự phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của lực lượng sản xuất nói chung của nước ta còn hạn chế và chưa tạo ra tiền đề vật chất đầy đủ cho việc thực hành dân chủ và bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân. Dân chủ và quyền dân chủ không chỉ phản ánh bằng việc tham gia hiệu quả và thực sự vào đời sống chính trị, vào công việc của Nhà nước, mà còn là sự thể hiện trong hoạt động kinh doanh, trong đời sống kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay, quyền dân chủ trong kinh doanh của các thành phần và chủ thể kinh tế vẫn chưa được bảo đảm đầy đủ vì vẫn chưa có luật cạnh tranh và khung pháp lý cần thiết để thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Chính phủ còn thiếu biện pháp cụ thể thực hiện chủ trương hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh, bất bình đẳng trong kinh doanh, không để cho độc quyền nhà nước trong một số lĩnh vực trọng yếu biến thành độc quyền doanh nghiệp; chưa ngăn chặn được tình trạng giá một số sản phẩm và dịch vụ độc quyền quá cao, làm tăng chi phí và ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khác và toàn bộ nền kinh tế, làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. c) Trình độ nhận thức về dân chủ cũng như việc tôn trọng và thực thi quyền dân chủ của một bộ phận cán bộ lãnh đạo và chủ chốt còn nhiều hạn chế và chưa đầy đủ. Đồng thời, văn hoá pháp luật, văn hoá chính trị và văn hoá nói chung của người cầm quyền và toàn xã hội còn hạn chế, chưa “cắm rễ” và “ăn sâu” vào trong suy nghĩ, hành động của họ. Điều này làm cản trở không nhỏ cho việc tôn trọng và bảo đảm hiệu quả dân chủ và quyền dân chủ của nhân dân. Việc thực hiện dân chủ và quyền dân chủ ở nước ta vẫn còn những hạn chế và chưa hiệu quả cả về thiết chế cũng như tổ chức thực. Chẳng hạn, chỉ Quy chế và các Nghị định của Chính phủ về việc xây dựng, triển khai và thực hiện dân chủ ở cơ sở là chưa đầy đủ và chưa mang tính pháp lý cao. Vì vậy, một mặt, cần phải thể chế hoá những nguyên tắc căn bản này vào trong hệ thống pháp luật quốc gia, mặt khác cần sớm xây dựng và thông qua Luật trưng cầu ý dân. d) Không chỉ có việc thực hiện dân chủ trực tiếp còn nhiều hạn chế mà ngay cả dân chủ đại diện cũng còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống

Hãy chỉ ra 1 biểu hiện suy thoái trong biểu quyết. Những biểu hiện được đưa ra trong nghị quyết:. 1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình. 2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành. 3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. 5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân. 6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên..; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tùy tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động. 7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. 8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội.. Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. 9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội. Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. 3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết. điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 4) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. 5) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hoá" quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an. 6) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước. 7) Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước. 8) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ súy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng. 9) Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. -Vụ án Phan Văn Vĩnh (nguyên Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao), Nguyễn Văn Dương và đồng phạm phạm tội “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Tổ chức đánh bạc”, “Đánh bạc”, “Mua bán trái phép hóa đơn”, “Rửa tiền”, “Đưa hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và một số địa phương.

TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

    Đối với đội ngũ cựu chiến binh: “Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách tạo điều kiện, đồng thời động viên cựu chiến binh tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống; tích cực tham gia giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ”. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài: “Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có cơ chế, chính sách thu hút đồng bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước”.

    TƯ TƯỞNG HCM VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

    Những giá trị lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước

    Ph.Ăngghen viết: “Vì nhà nước nảy sinh ra từ những nhu cầu phải kiềm chế những đối lập giai cấp, vì nhà nước đồng thời cũng nảy sinh ra giữa cuộc xung đột của các giai cấp, cho nên theo lệ thường, nhà nước là của giai cấp có thế lực nhất, của các giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà cũng trở thành giai cấp thống trị về chính trị..”. Tư tưởng này được V.I.Lờnin chỉ rừ: “Bõy giờ chỳng ta sẽ xõy dựng, trờn một miếng đất đó dọn sạch những di vật đổ nát của lịch sử, tòa lâu đài xã hội xã hội chủ nghĩa, đồ sộ và rực rỡ; sẽ thiết lập nên một nhà nước kiểu mới chưa từng có trong lịch sử, một nhà nước thể theo ý chí của cách mạng mà có nhiệm vụ quét sạch khỏi mặt đất mọi sự bóc lột, mọi bạo lực, mọi sự nô dịch”.