MỤC LỤC
Nếu Nghị định 153 mong muốn tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ đến mức khá lỏng lẽo là nguyên nhân tạo nên sự bùng phát việc phát hành TPDN riêng lẻ trong năm 2020-2021 và nhiều sai phạm. Tiếp đến Nghị định 08 sửa đổi Nghị định 65 lại được biên soạn theo hướng nới lỏng các quy định của Nghị định 65 nhằm giải quyết áp lực đáo hạn một lượng lớn TPDN và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp phát hành; tuy nhiên, Nghị định 08 lại góp phần tạo ra làn sóng gia tăng việc trả chậm và gia hạn nợ đối với TPDN phát hành riêng lẻ trong năm 2023; điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường TPDN còn non trẻ của Việt Nam. Nguyên nhân này đến từ việc FED tăng lãi suất cao ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất của lãi suất của Việt Nam: theo hãng tin Reuters, ngày 3/5, Fed đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên mức 5-5,25%, đây là lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp của Fed mặc dù tốc độ tăng đã giảm (xem bảng 5) nhưng vẫn đưa phạm vi lãi suất liên bang lên mức cao nhất kể từ năm 2007.
Các nguyên nhân này phù hợp với nhận định của Akerlof1 & Shiller2 (2015) khi cho rằng nhiều vấn đề của chúng ta gặp phải xuất phát từ bản chất của nền kinh tế, nếu các doanh nghiệp hành động hoàn toàn theo hướng tối ưu lợi ích cho bản thân thì hệ thống thị trường tự do dưới áp lực cạnh tranh sẽ xuất hiện xu hướng thao. Thứ nhất, một số tổ chức phát hành thấy được lợi ích của kênh huy động vốn bằng trái phiếu dưới áp lực cạnh tranh của việc huy động vốn dài hạn sẽ tìm cách lách luật để phát hành trái phiếu có chất lượng thấp trên thị trường, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có sức khoẻ tài chính yếu và xếp hạng tín nhiệm thấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc các ngành nhạy cảm trong đợt bất ổn trái phiếu lần này bao gồm bất động sản, năng lượng và chứng khoán đều có mức xếp hạng tín nhiệm phổ biến ở mức thấp, xoay quanh mức từ b đến bbb1 (xem bảng 6).
Thứ hai, một số tổ chức đại lý phân phối trái phiếu thấy được lợi nhuận lớn từ việc bán trái phiếu cho khách hành cá nhân nên tìm cách đẩy mạnh hoạt động bán hàng để chiêu dụ người mua thay vì tập trung vào việc đào tạo kỹ năng tư vấn cho nhân viên và kiểm soát, giám sát hoạt động tư vấn của nhân viên. Có thể nói rằng: nếu TPDN không được phân phối bởi các đại lý có danh tiếng thì sẽ có rất ít nhà đầu tư muốn mua hay nói cách khác họ mua vì danh tiếng của đại lý phân phối, không phải vì chất lượng của trái phiếu hoặc danh tiếng của đơn vị phát hành.
Thứ ba, cỏc nhà đầu tư cỏ nhõn khụng biết rừ về TPDN những vẫn ra quyết định đầu tư một cách phi lý trí, vì vậy, họ dễ bị thao túng bởi những điều được tư vấn bởi nhân viên và danh tiếng của các đại lý bán trái phiếu. Thứ hai, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế vào hoạt động phát hành TPDN thông qua việc ban hành danh sách các công ty đủ điều kiện cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho hoạt động phát hành trái phiếu và yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp có đòn cân tài chính cao hoặc giá trị phát hành lớn phải thực hiện định mức tín nhiệm tại các tổ chức quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh việc khuyến khích hợp tác với các tổ chức quốc tế này để mở các công ty liên doanh chuyên về định mức tín nhiệm tại Việt Nam; cách này đang được áp dụng tại các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc (Long & Phủ, 2022).
Đối với TPDN xem xét mua bán thì không chỉ bao gồm là các TPDN được phát hành bởi các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt và mức xếp hạng tín nhiệm cao mà còn bao gồm các TPDN có mức xếp hạng thấp hơn (Buiter & Sibert, 2007); bởi vì, khi rủi ro lãi suất xảy ra, thanh khoản khó khăn thì những TPDN xếp hạng tốt trước đó đều sẽ trở nên xấu đi; do đó, loại trái phiếu này sẽ chiếm phần lớn trên thị trường. Đây là những doanh nghiệp trong quá khứ rất thành công, nhưng hiện tại đang gặp biến cố xấu; các trái phiếu do các doanh nghiệp này phát hành thường có rủi ro vỡ nợ rất, dưới 1%/năm, kể cả thời kỳ khủng hoảng (Hickman, 1958). Thứ tư, tập trung nâng cao vai trò và năng lực thẩm định, giám sát và kiểm tra của cơ quan nhà chuyên trách trong lĩnh vực chứng khoán bằng cách đầu tư vào công nghệ đối với hoạt động phát hành trên thị trường sơ cấp, phân phối và giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp để giảm thiểu tối đa1 hoạt động thao túng và lừa đảo từ một số tổ chức phát hành yếu kém và đại lý phân phối.
Thứ năm, tập trung phát triển các nhà đầu tư có hiểu biết trên thị trường TPDN để giảm thiểu các quyết định đầu tư phi lý trí bằng cách tăng mạnh các nhà đầu tư có tổ chức và hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân. 1 Nhóm tác giả không kỳ vọng triệt tiêu hoàn toàn, bởi vì, khi một trạng thái “phỉnh phờ” được cân bằng và kiểm soát bởi thị trường, một thời gian sau, dưới áp lực của cạnh tranh và xu hướng chạy theo lợi nhuận, trạng thái cân bằng này sẽ bị phá vỡ bằng một phương pháp thao túng hoặc lừa đảo mới (Akerlof & Shiller, 2015).