MỤC LỤC
Nghiên cứu, điều tra, xác định được tình hình cỏ dại và thực trạng phòng trừ trên lúa vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại 3 huyện Núi Thành, Duy Xuyên và Phú Ninh tỉnh Quảng Nam để đề ra các biện pháp phòng trừ hợp lí đảm bảo lúa đạt năng suất cao.
Kết quả điều tra của đề tài bổ sung thông tin về các nông hộ canh tác lúa, thành phần cỏ dại chủ yếu trên đồng ruộng và cách phòng trừ cỏ dại hại lúa của người nông dân, từ đó có thể đề xuất được phương pháp chỉ đạo cho nông dân trong công tác phòng trừ cỏ dại được tốt hơn.
Các loại cỏ thuộc họ hòa bản gồm: cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli (L.)Beauv.), cỏ gà (Cynodon dactylon ( L.) Pers.), cỏ kê (Panicum Miliaceum L), cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis (L.) Nees). Họ lác gồm có 3 loại: cỏ chác (Fimbristylis miliacea (L.) Vahl), cỏ cháo (Cyperus difformis L. Forssk.), và cỏ năng ngọt (Eleocharis dulcis (Burm.f) Trinius ex Hénchel). Họ rau mương bao gồm: rau dừa nước (Ludwigia adscendens (L.) Hara), rau mương đứng ( Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven).
Qua bảng 3.1 ta cũng có thể thấy, các loại cỏ mọc trên ruộng lúa gieo sạ ở Quảng Nam có mức độ phổ biến khác nhau. Còn đối với cỏ kê, rau mương đứng và cỏ cháo thì chúng xuất hiện ít phổ biến hơn cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng nhưng chúng cũng thường xuyên xuất hiện với tần suất xuất hiện từ 10 đến 30%. Các loại cỏ như cỏ gà, rau dừa nước, rau răm nước, rau bợ, cỏ chác và cỏ năng ngọt thì chúng xuất hiện rất ít phổ biến trên ruộng điều tra với tần suất xuất hiện dưới 10%.
Nắm được thành phần các loài cỏ dại và mức độ phổ biến của chúng trên ruộng lúa ta có thể dễ dàng quản lý chúng và xác định được các biện pháp phòng trừ cỏ dại sao cho thích hợp, đảm bảo lúa sinh trưởng phát triển tốt và đạt năng suất, chất lượng cao. Qua kết quả thu được ở bảng 3.1 ta có thể thấy có 5 loài cỏ dại chính thường xuyên xuất hiện trên ruộng lúa gieo sạ ở Quảng Nam gồm cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ kê, rau mương đứng và cỏ cháo. Có thể thấy cỏ lồng vực là một loại cỏ thường xuyên xuất hiện trên ruộng lúa ở cả 2 giai đoạn điều tra với mật độ tương đối cao và tần suất xuất hiện lớn, là một trong những loại cỏ gây hại phổ biến, có sức cạnh tranh ding dưỡng, ánh sáng rất mạnh, gây thiệt hại đáng kể đối với năng suất cây lúa.
Theo các tài liệu thì cỏ lồng vực có nguồn gốc cỏ hoang từ vùng nhiệt đới Châu Á, nhưng có thể mọc, sinh trưởng phát triển ở mọi loại đất trồng lúa. Tại hội nghị khoa học về lúa cỏ, sau khi đi thăm đồng rộng ở một số nơi bị nhiễm lúa cỏ nặng, các nhà khoa học thuộc Hiệp hội khoa học cỏ dại thuộc vùng châu Á - Thái Bình Dương đã nhận xét: cỏ lồng vực thật sự đã là một dịch hại quan trọng đối với nghề sản xuất lúa gạo tại nước ta. Hơn nữa, đây là 1 loại cỏ có khả năng đẻ nhánh và kết hạt rất cao, hạt cỏ lồng vực có khả năng tồn tại lâu trong môi trường khắc nghiệt nhưng khi có điều kiện thuận lợi thì chúng có thể nảy mầm và phát triển.
Vì thế cần phải có các biện pháp phòng trừ loại cỏ này để hạn chế những ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở vụ này và các vụ sau. Nhìn chung, qua kết quả điều tra tình hình cỏ dại trên ruộng lúa gieo sạ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì thành phần cỏ dại khá đa dạng nhưng phổ biến nhất và mật độ cao nhất là cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng nên cần phải phòng trừ kịp thời. Các loại cỏ khác xuất hiện ít phổ biến hoặc rất ít phổ biến nên có thể sử dụng các biện pháp thủ công để phòng trừ cỏ dại.
Tại huyện Phú Ninh, địa hình thích hợp để cỏ dại phát triển ở huyện Núi Thành là địa hình đất cao vàn chiếm 40%, còn địa hình đất thấp cỏ dại phát triển chiếm 20%. Tính trên địa bàn toàn tỉnh thì cỏ dại phát triển mạnh ở địa hình cao là chiếm tỉ lệ cao nhất với 43,3%, cũng không chệnh lệch nhiều với địa hình cao, địa hình đất vàn cũng chiếm 33,3% và thấp nhất là địa hình thấp với tỉ lệ 23,4%. Qua quá trình điều tra nông hộ về hiện trạng phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa gieo sạ ở Quảng Nam, kỹ thuật phòng trừ cỏ dại ở Quảng Nam được thể hiện qua bảng 3.6.
Với biện pháp làm cỏ thủ công, trên địa bàn huyện Phú Ninh là huyện có tỉ lệ người dân làm cỏ thủ công cao nhất với 60%; trung bình là huyện Núi Thành với 40% và thấp nhất là huyện Duy Xuyên với tỉ lệ 20%. Còn trên địa bàn toàn tỉnh thì tỉ lệ giữa các hộ nông dân có làm cỏ thủ công lại thấp hơn các hộ không làm cỏ, các hộ làm cỏ chiếm tỉ lệ 40% và còn lại 60% là không làm cỏ.Hầu hết các hộ gia đình có áp dụng biện pháp phòng trừ cỏ trong quá trình canh tác lúa đều nhổ cỏ bằng tay, không có hộ nào là sử dụng liềm hoặc các vật dụng làm cỏ khác và tất cả các hộ thực hiện biện pháp làm cỏ thủ công 1 lần ở giai đoạn lúa sau sạ 40 ngày, không thấy hộ nào làm cỏ thủ công trên 1 lần. Qua đánh giá của nông dân và các cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật trên phạm vi toàn tỉnh về các loại thuốc trừ cỏ lúa thì có 15 loại thuốc được dùng trên địa bàn tỉnh.
2 loại thuốc này có tỉ lệ rất hiệu quả vì thời gian sử dụng còn ngắn, khoảng từ 2 – 7 năm nên có thể cỏ chưa kháng được thuốc còn Sofic và Sirius không có hiệu quả cao vì người dân đã sử dụng chúng trong thời gian dài, cỏ dại dễ kháng lại thuốc. Bản thân người dân có kinh nghiệm phòng trừ cỏ dại hại lúa chiếm tỉ lệ cao nhất là huyện Núi Thành với 80%, trung bình là huyện Duy Xuyên chiếm tỉ lệ 50% và thấp nhất là huyện Phú Ninh với 30%. Cuối cùng, nông dân có kinh nghiệm phòng trừ cỏ dại thông qua những chương trình tập huấn chiếm tỉ lệ 20% là huyện Phú Ninh, huyện Núi Thành và Duy Xuyên không có nông dân nào phòng trừ cỏ dại thông qua các chương trình tập huấn.
Tính trên địa bàn toàn tỉnh thì tỉ lệ tự bản nông dân có kinh nghiệm phòng trừ cỏ dại hại lúa là chiếm tỉ lệ cao nhất với tỉ lệ 53,3%, trung bình là kinh nghiệm học qua những nông dân khác với tỉ lệ 40% và thấp nhất là những kinh nghiệm được tập huấn với tỉ lệ 6,7%. Tuy nhiên, dù đã sử dụng thuốc trừ cỏ theo đúng như hướng dẫn bao bì nhưng mức độ hiệu quả của các loại thuốc không cao thì nguyên nhân là do người dân sử dụng một loại thuốc trừ cỏ trong một thời gian dài, dẫn đến tình trạng kháng thuốc của các loại cỏ dại trên đồng ruộng. Hiệu quả của thuốc trừ cỏ không có chiều hướng thay đổi chiếm tỉ lệ cao nhất là huyện Duy Xuyên với tỉ lệ 70%, trung bình là huyện Núi Thành với 60% và thấp nhất là huyện Phú Ninh với 40%.
Hiệu quả của thuốc trừ cỏ đối với cỏ lồng vực đang có chiều hướng giảm dần chiếm tỉ lệ cao ở huyện Phú Ninh với 40%; trung bình là huyện Núi Thành với 20% và thấp nhất là huyện Duy Xuyên với 10%. Tính trên địa bàn toàn tỉnh thì việc sử dụng thuốc trừ cỏ không có sự thay đổi về hiệu quả chiếm tỉ lệ cao nhất với 56,7%; hiệu quả của thuốc có hướng giảm dần chiếm 23,3% và theo hướng tăng dần là 20%. Kinh nghiệm phòng trừ cỏ gây hại lúa của nông dân Quảng Nam Dù vậy, để nâng cao hiệu quả phòng trừ cỏ dại trên đồng ruộng, người dân đã sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ cỏ.
Việc không luân phiên thuốc trừ cỏ chiếm tỉ lệ cao nhất ở huyện Phú Ninh với 40%, trung bình là huyện Duy Xuyên với tỉ lệ 30% và cuối cùng là huyện Núi Thành với 10%. Như vậy có thể thấy tỉ lệ nông dân chưa thực hiện luân phiên thuốc còn chiếm tỉ lệ cao đặc biệt là huyện Phú Ninh là một trong những huyện có số hộ không luân phiên thuốc trừ cỏ là cao nhất, phần lớn người dân vẫn thực hiện luân phiên thuốc trừ cỏtrong thời gian từ 2 – 7 vụ.