Nghiên cứu hệ thống cảm biến trên điện động cơ Diesel xe Hyundai SantaFe 2.2L 2018

MỤC LỤC

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC CẢM BIẾN TRÊN HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ

Các tín hiệu trên hệ thống động cơ

Vai trò chính của tín hiệu nhằm thông báo cho ECU động cơ biết chế độ khởi động nhằm tăng lượng phun nhiên liệu cho động cơ (ở chế độ khởi động). Tín hiệu A/C này khác nhau tuỳ theo từng kiểu xe, nhưng nó phát hiện xem ly hợp từ tính của máy điều hòa hoặc công tắc của máy điều hòa không khí có bật ON không. Tín hiệu A/C này được dùng để điều chỉnh thời điểm đánh lửa trong suốt thời gian chạy không tải, điện hệ thống ISC, cắt nhiên liệu, và các chức năng khác.

Tín hiệu phụ tải điện này được sử dụng để phát hiện xem các đèn pha, bộ làm tan sương cửa sổ sau, hoặc các bộ phận khác có bật không. Tuỳ theo kiểu xe, các tín hiệu này được gộp lại và chuyển đến ECU động cơ như một tín hiệu đơn, hoặc mỗi tín hiệu được chuyển riêng đến ECU động cơ. Biến trở này được dùng để thay đổi tỷ lệ không khí-nhiên liệu trong thời gian chạy không tải và để điều chỉnh nồng độ CO không tải.

Khi vít điều chỉnh chạy không tải được xoay về phía R, tiếp điểm ở bên trong điện trở này dịch chuyển để tăng điện áp ở cực VAF. Khi tăng điện áp ở cực VAF, ECU động cơ sẽ tăng lượng phun nhiên liệu lên một chút để làm cho hỗn hợp không khí - nhiên liệu giàu lên một ít. Khi cảm biến lưu lượng khí nạp kiểu cánh có vít điều chỉnh hỗn hợp không tải ở thân của nó, sẽ không cần biến trở cho dù không có cảm biến oxy.

Các tín hiệu mở bướm ga (VTA1 và VTA2) được đo bằng các cảm biến vị trí bướm ga chính và phụ và được chuyển đến ECU điện trượt từ ECU động cơ. Ngược lại, tín hiệu TR được truyền đến ECU động cơ từ ECU điện trượt để thông báo rằng việc điều chỉnh lực kéo đang hoạt động. Khi ECU điện trượt truyền tín hiệu TR, ECU động cơ thực hiện đủ các loại hiệu chỉnh liên quan đến việc điều chỉnh lực kéo, như là làm chậm thời điểm đánh lửa.

Khi nhiệt độ nước làm mát hoặc tốc độ của động cơ cực kỳ thấp, mô tơ bơm kiểu cánh gạt của hệ thống EHPS sẽ hoạt động, nó có thể gây ra một tải trọng lớn ở máy phát điện. Để tránh điều này, ECU của hệ thống lái trợ lực truyền tín hiệu này đến ECU động cơ để ISC tăng tốc độ chạy không tải lên.

CHƯƠNG 3: CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN ĐỘNG CƠ HYUNDAI SANTAFE 2018

Hệ thống phân phối khí CVVT

Trong động cơ trục cam được bố trí phía trên nắp xi lanh và dây xích dùng để dẫn động trục cam thường là loại xích răng cao tốc làm bằng thép hợp kim có sức bền rất cao khi chuyển động gây ra tiếng động ở mức thấp nhất. Khi xích ăn khớp dễ bị rung động và sau một thời gian sử dụng xích thường bị rão gây ra tiếng ồn và sai lệch pha phân phối khí do đó phải tăng cường sức bền cho sên cam để làm việc đạt hiệu qủa tốt nhất. Phía đầu trục khuỷu có biên độ dao động xoắn lớn vì vậy khi lắp theo kiểu này làm cho hệ thống phân phối khí chịu dao dộng xoắn làm sai lệch pha phân phối và chịu tải trọng phụ do dao động đó gây nên.

Quá trình vấu cam đóng mở xupáp: Động cơ làm việc làm trục khuỷu quay làm cho đĩa xích dẫn động cơ câu phân phối khí lắp ở đầu trục khuỷu thong qua xích dẫn động trung gian (10) làm cho đĩa xích (9) lắp ở đầu trục cam làm cho trục cam đống mở xupáp quay theo. Bộ phận chấp hành của hệ thống dùng để điều khiển xoay trục cam nạp, với áp suất dầu dùng làm xoay bộ điều khiển xác định thời điểm mở sớm hoặc mở muộn xupáp, và van điều khiển dầu phối khí trục cam để điều khiển đường đi của dầu. Hệ thống phân phối khí thông minh (CVVT) được dẫn động từ trục cam đến xupáp làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ cao, chịu lực ma sát lớn khi làm việc và chịu nhiều va đập nên thường bị mòn.

Việc điều khiển thời điểm đánh lửa được thực hiện thông qua ECU của động cơ, ECU sẽ nhận được các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, tính toán thời điểm đánh lửa, truyền tín hiệu đánh lửa đến IC đánh lửa. Bộ chỉnh lưu: Bộ nắn dòng thực hiện chức năng chỉnh lưu đầy đủ toàn bộ chu kỳ để chuyển toàn bộ dòng điện xoay chiều 3 pha được tạo ra từ các cuộn dây stato thành dòng điện một chiều nhờ 6 điốt hoặc (8 điốt với các điốt ở điểm trung tính). Nhiệm vụ của ắc quy là cấp điện cho mô tơ khởi động và hệ thống điện động cơ đảm bảo cho động cơ có thể khởi động, cấp điện cho các thiết bị điện trong trường hợp động cơ không hoạt động và là vùng đệm trong trường hợp công suất tiêu thụ lớn hơn công suất của máy phát.

Tích trữ năng lượng khi xe hoạt động và cung cấp năng lượng ngược để xe khởi động và duy trì hoạt động của thiết bị phụ tải (công suất tiêu thụ) khi máy phát điện không hoạt động hoặc vòng tua máy chưa đạt đến tốc độ quy định. Trên ô tô thường sẽ có 2 hộp cầu chì chính: Hộp cầu chì động cơ thường nằm bên ngoài khoang máy, bên dưới nắp ca-pô và gần với vị trí ắc quy chính của xe, còn hộp cầu chì điện thường được bố trí bên dưới bảng điều khiển táp lô của ô tô. Lúc này, dòng điện sẽ được kết nối qua chìa khóa đến rơ le khởi động, tạo một mạch kín làm cho rơ le khởi động đóng, dòng điện tiếp tục qua rơ le khởi động đến công tắc từ (mạch kín).

Khi công tắc từ được kết nối dòng điện, cuộn từ tạo từ trường hút pittong của công tắc đồng thời đóng tiếp điểm, kết nối dòng điện từ cực B+ (cực dương ắc quy) đến motor khởi động. Bánh răng khởi động được đẩy bởi pittong (trực tiếp hoặc qua cơ cấu cần đẩy) ăn khớp với vành răng bánh đà, đồng thời motor khởi động quay, dẫn động làm quay bánh đà động cơ, khi đạt đến một tốc độ quay nhất định, kết hợp phun nhiên liệu (và đánh lửa với động cơ xăng) làm cho động cơ nổ máy. Khi động cơ đã khởi động, tốc độ bánh đà bắt đầu lớn hơn tốc độ bánh răng khởi động, và vành răng bánh đà bắt đầu dẫn động ngược bánh răng khởi động. Do tốc độ bánh răng khởi động tăng lên, ly hợp một chiều ngắt kết nối bánh răng với vỏ ly hợp, đảm bảo động cơ khởi động được an toàn. Lúc này, người lái nhả chìa khóa về vị trí on, ngắt kết nối rơ le khởi động, công tắc từ bị ngắt, pittong hồi vị về bởi lò xo, mở tiếp điểm, ngắt dòng điện vào motor khởi động, đồng thời kéo bánh răng khởi động về, ngắt kết nối với vành răng bánh đà. Động cơ đã khởi động xong. 3.6.3Cách kiểm tra hệ thống khởi động. Hình 3.10 Các cách kiểm tra hệ thống khởi động 3.7Hệ thống Common Rail Diesel trên xe. 3.7.1Các bộ phận chính của hệ thống Common Rail Diesel. Hình 3.11 Các bộ phận chính của thế thống Common rail. Két làm mát nhiên liệu. 3.7.2Cấu tạo và hoạt động của hệ thống Common Rail Diesel. Hình 3.12 Hệ thống thống Common Rail Diesel Cấu tạo hệ chung. 1)Hệ thống cung cấp nhiên liệu:gồm thùng nhiên liệu, lọc nhiên liệu, bơm cao áp, ống phân phối, kim phun, các đường ống cao áp. Hệ thống cung cấp nhiên liệu có công dụng hút nhiên liệu từ thùng chứa sau đó nén nhiên liệu lên áp suất cao và chờ tín hiệu điều khiển từ ECM sẽ phun nhiên liệu vào buồng đốt. 2) Hệ thống điều khiển điện tử: gồm bộ xử lý trung tâm ECM, bộ khuyếch đại điện áp để mở kim phun EDU, các cảm biến đầu vào và bộ chấp hành. ECM thu thập các tín hiệu từ nhiều cảm biến khác nhau để nhận biết tình trạng hoạt động của động cơ, sau đó tính toán lượng phun, thời điểm phun nhiên liệu và gửi tín điều khiển phun đến EDU để EDU điều khiển mở kim phun.

- Vùng nhiên liệu áp suất cao: nhiên liệu từ van điều khiển hút (SCV) được đưa vào buồng bơm, tại đây nhiên liệu sẽ được bơm cao áp nén lên áp suất cao và thoát ra đường ống dẫn cao áp đi đến ống phân phối và từ ống phân phối đi đến các kim phun chờ sẵn.

Hình 3.3. Sơ đồ bố trí xupáp.
Hình 3.3. Sơ đồ bố trí xupáp.