MỤC LỤC
Đã có nhiều trường hợp thông tin đưa trên mạng nhận được rất nhiều bình luận chia sẻ, sau đó mới vỡ lở ra đó chỉ là tin đồn. Hiện nay, khi truyền thông xã hội cung cấp nhiều thông tin, đề tài cho báo chí, giúp thông tin trên báo chí được quảng bá nhanh và rộng, giúp báo chí đối thoại trực tiếp với người đọc. Những thông tin trên mạng xã hội được nhà báo tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng rồi đăng tải trên báo chí sẽ làm cho thông tin đó được chính thống hóa” và đương nhiên nó sẽ có được mức độ tin cậy cao hơn.
Một tờ báo muốn tạo cho mình chỗ đứng bền vững trong lòng độc giả thì phải đón đầu cho được những chiều hướng thông tin mà độc giả quan tâm, những vấn đề xã hội đang gây bức xúc độc giả và định hướng được độc giả. Việc báo chí khai thác tin từ Internet đã xuất hiện cách đây cả thập niên ngay từ khi người dùng có khả năng đưa thông tin lên mạng. Đặc biệt, hiện nay, Internet được coi là một phần quan trọng, là một tấm gương phản ánh cuộc sống, do đó nhà báo hiện đại đều hiểu họ sẽ tụt hậu nếu chỉ săn tin ngoài đời mà quên mất một thế giới sôi động với đủ các cung bậc hỉ nộ ái ố của blog, của Facebook, của Twitter.
Mặt khác, thông thường, các thành viên sau khi tiếp nhận một sự kiện, một vấn đề “nóng” nào đó trên mạng xã hội, thường muốn tìm kiếm thông tin từ báo. Theo ông Richard Sambrook, Giám đốc Bộ phận tin tức toàn cầu của Tổ hợp truyền thông Anh BBC, “Thông tin không phải là báo chí. Bạn nhận được vô số thông tin khi truy cập vào Twitter mỗi buổi sáng nhưng đó không phải là báo chí, Báo chí cần tính kỷ luật, phân tích, giải thích và bối cảnh”.
Điều này là do mạng xã hội chỉ là đại diện cho một cá nhân, còn báo chí là đại diện cho cả một tập thể, một cơ quan, mặt khác, thông tin trước khi lên báo đều được kiểm chứng, được phân tích, đánh giá kỹ càng. Hiện nay, hầu như tất cả các tờ báo nổi tiếng thế giới đều có tài khoản Facebook, Twitter để làm cầu nối với độc giả cũng như tiếp nhận thông tin từ độc giả. Như vậy, chúng ta có thể thấy được trách nhiệm và khả năng của báo chí trong việc lựa chọn, kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội là vô cùng quan trọng.
Báo chí cần có sự định hướng cho công chúng về những thông tin trên mạng để có thể cung cấp đến công chúng những thông tin chính xác nhất, khách quan nhất có thể.
Báo chí ngăn chặn và giảm thiểu tác hại của thông tin sai lệch nảy. Bài viết đã cho thấy rằng những thông tin trên mạng là bịa đặt sai sự thật. “nhiều người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn ở Thái Bình, không hiểu biết về mạng Internet, thế nhưng lại kí tên trên mạng để ủng hộ cho một bản kiến nghị mà theo họ là đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của đất nước thì quả là điều hết sức phi lý".
Những bài viết như trên thực sự rất có ý nghĩa, nó cung cấp và tạo niềm tin cho nhân dân vào Đảng, vạch trần âm mưu của những kẻ phá hoại. Điều này đồng nghĩa với việc báo chí cần chú trọng những thông tin trên mạng, nhanh nhạy phản hồi những thông tin đó, đưa thông tin chính thống cho bạn đọc và cho cư dân mạng. Vai trò của các cơ quan báo chí, của nhà báo trong thời đại mạng xã hội đó là giám sát và điều chỉnh, thiết lập sự tin cậy, thẩm định và để bảo đảm sự chính xác, khách quan trọng cơn lũ thông tin hỗn độn mà mọi người nhận từ các mạng xã hội.
Người tham gia trên mạng xã hội không cần công khai danh tính thật, địa chỉ thật vì vậy rất nhiều người xấu ẩn danh lợi dụng điều này để tung lên những thông tin sai lệch, bịa đặt, gây ảnh hưởng xấu, bôi nhọ danh dự của một cá nhân, tập thể, cộng đồng và có nhiều thành phần phản động lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ, chính quyền. Vai trò định hướng của báo chí chính là lên án, phê phán những hành động, lối sống tiêu cực. Đặc biệt với nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của Đảng, báo chí đã vạch trần những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, nhà nước; tố cáo những kẻ có âm mưu phản động lật đổ chế độ.
Mạng xã hội là nơi nở rộ ý kiến, quan điểm phản hồi về một sự kiện, vấn đề, Con người. Nhưng đôi lúc, hiệu ứng của làn sóng dư luận trên mạng xã hội đi theo một hướng tiêu cực, gây nên sự tranh cãi sâu sắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhân vật của thông tin báo chí đó. Bên cạnh đó, với những hành động, việc làm tốt được lan truyền trên mạng xã hội, báo chí cũng góp phần định hướng, nhân rộng, phổ biến nhân tố tốt đẹp, lối sống tích cực cho công dân.
Một bộ phận lớn người tham gia mạng xã hội đã biết tận dụng lợi thế của mạng xã hội để triển khai, lan truyền những thông điệp tốt, những lời kêu gọi cộng đồng mạng tham gia vào các hoạt động xã hội, nhân đạo.
Thông tin trên mạng xã hội đa chiều, khó kiểm chứng đúng - sai, là “con dao hai lưỡi” vừa thúc đẩy xã hội phát triển vừa là công cụ để cho các thế lực thù địch chống phá, truyền bá những quan điểm sai trái nhằm phá hoại an ninh trong nước. Thời gian qua, trên các trang web, blog “đen” ở Việt Nam xuất hiện nhiều thông tin sai lệch nhằm bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước làm suy yếu niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, Nhà nước ta. Trong những sự việc như vậy, cần hơn hết vai trò định hướng thông tin, điều chỉnh để dòng thông tin đúng đắn và chính thống được lan tỏa, giảm thiểu những tác hại của thông tin độc hại.
Kinh nghiệm cho thấy các thế lực phản động luôn tận dụng sơ hở của báo chí trong nước cũng như sức lan tỏa của mạng xã hội để thổi bùng lên dư luận không tốt cho ta, đặc biệt những vấn đề tham nhũng, vấn đề nhân quyền, dân quyền, dân chủ. Sự cần thiết ấy thể hiện ở mọi khía cạnh, trong việc cung cấp thông tin, trao đổi thông tin và tương tác với bạn đọc. Theo báo điện tử CAND Online số ra ngày 25-12-2021 có bài viết về vấn đề Báo chí phải định phải định hướng thông tin trên mạng xã hội của tác giả Chu Nguyễn cho rằng: “Với vai trò góp phần định hướng thông tin, các đại biểu còn cho rằng, báo chí khi tiếp nhận tin tức trên truyền thông xã hội cần lựa chọn và kiểm chứng để chính thống hóa thông tin.
Báo chí định hướng thông tin trên mạng xã hội trước hết là bằng cách điều chỉnh thông tin cho đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế hay nói cách khác là định hướng tính đúng. Với những thụng tin chưa thực sự rừ ràng và xỏc thực, nhà bỏo cú vai trò rất lớn trong việc định hướng cho xã hội. Ở mạng xã hội thông tin dễ lan truyền, nên báo chí cũng có thể tận dụng mạng xã hội để cải chính, sửa chữa thông tin sai lệch, tránh làm cho dư luận hiểu sai về sự kiện, hiện tượng nào đó trong xã hội.
Có thể nói rằng, mạng xã hội là một “kho” thông tin cho báo chí, nhưng bên cạnh những “hạt vàng” hay những thông tin chính xác và hữu ích, còn có những thông tin bịa đặt, những tin rác cần được loại bỏ. Lúc này chính là khi báo chí cần phát huy sự chuyên nghiệp của mình trong việc sàng lọc thông tin, bỏ đi những tin rác, đồng thời định hướng thông tin. Do vậy, ngay trong khi tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng thông tin trên mạng xã hội báo chí vừa kiểm chứng, điều chỉnh, đưa ra những bình luận sắc sảo góp phần nâng cao năng lực tư duy và nhận thức của độc giả, thực hiện sự định hướng thông tin.
Chỉ có như vậy báo chí mới được xã hội tìm đọc, uy tín của tờ báo mới ngày một được nâng cao, mới góp phần đắc lực phục vụ xã hội, tờ báo mới ngày càng phát triển.