Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo Luật học

MỤC LỤC

Khái niệm, đặc điểm của quyền công tố và thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Thứ hai: Từ thời điểm sau khi CQĐT, Cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì giữa VKS và các cơ quan THTT, người THTT, bị can xuất hiện những quan hệ TTHS mà VKS có trách nhiệm và quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS, tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật tại Điều 165 BLTTHS và Điều 14 Luật tổ chức VKSND năm 2014 như: Đề ra yêu cầu điều tra, phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các lệnh, quyết định, phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc giữ người. Từ những phõn tớch làm rừ những nội dung nờu trờn, tỏc giả luận văn đưa ra định nghĩa về THQCT ở giai đoạn điều tra của VKS: là hoạt động của VKS nhằm buộc tội đối với cá nhân hoặc pháp nhân thương mại khi có hành vi phạm tội được tiến hành từ sau khi có quyết định khởi tố vụ án đến khi kết thúc điều tra đề nghị VKS truy tố (hoặc cho đến khi CQĐT đình chỉ vụ án), hoặc Từ khi VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung đến khi VKS nhận lại hồ sơ nhằm đảm bảo các hoạt động điều tra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Chỉ thực hiện tốt đồng thời hoạt động THQCT và KSĐT thì VKS mới có thể hoàn thành tốt được và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra: Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội phải đúng pháp luật, có căn cứ; việc điều tra phải được tiến hành một cách khách quan, toàn diện, chính xác.., những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện kịp thời và khắc phục ngay. Thực hành quyền công tố và KSĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là hai mặt hoạt động của VKS song song diễn ra, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa hai hoạt động này có tác dụng làm tăng hiệu quả hoạt động của VKS, nhiệm vụ của hoạt động này làm tiền đề cho nhiệm vụ của hoạt động kia và ngược lại, kết quả của hoạt động này là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động kia.

Ý nghĩa của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

BLHS chưa được pháp điển hóa để bảo vệ, nhiều quy phạm đã lạc hậu, chồng chéo cho nên tội phạm thường lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi phạm tội, nhất là những tội phạm tham ô, cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ… Chẳng hạn, nhiều trường hợp bị ép đưa hối lộ nhưng không dám tố cáo vì họ biết rằng nếu tố cáo có thể cả người nhận và người đưa đều bị xử lý hoặc người nhận thì không sao, còn người đưa hối lộ thì bị xử lý về tội vu khống. Thứ ba, mục đích mà quá trình TTHS cần đạt tới và đòi hỏi các cơ quan THTT phải quan tâm được quy định tại Điều 1 BLTTHS đó là: "bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.." và VKS với những nhiệm vụ, quyền hạn của mình là THQCT bảo đảm việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ, mọi hành vi.

Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Vì vậy, thực tế có nhiều trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm cần được khởi tố, điều tra, nhưng vì những lý do khác nhau, CQĐT không ra quyết định khởi tố và cũng không ra quyết định không khởi tố vụ án thì VKS không thể ra được quyết định khởi tố vụ án để yêu cầu điều tra, mà chỉ có thể ra văn bản yêu cầu khởi tố vụ án (theo quy định tại Điều 114 BLTTHS năm 2003 thì yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của VKS không phải là loại yêu cầu mà nếu không nhất trí, CQĐT vẫn phải chấp hành như một số yêu cầu, quyết định khác nên hiệu lực bị hạn chế). Các quyền này của VKS được BLTTHS năm 2015 ghi nhận tại Khoản 5 Điều 165 theo đó VKS có thẩm quyền thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của luật này và đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do VKS quyết định (Khoản 2 Điều 125 BLTTHS năm 2015), đối với những biện pháp cưỡng chế như: biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho VKS trước khi quyết định (khoản 2 Điều 130 BLTTHS năm 2015).

Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Trong năm 2017 VKSND tỉnh Điện Biên lựa chọn, xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá là: "Tăng cường thực hiện và hoàn thiện kỹ năng lấy lời khai, hỏi cung bị can của Kiểm sát viên nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết tố giác tin báo tội phạm và điều tra tội phạm" và đề ra chỉ tiêu, mỗi vụ, việc KSV phải trực tiếp, phối hợp với ĐTV lấy lời khai, hỏi cung bị can trước khi phê chuẩn lệnh, quyết định trong giai đoạn điều tra và trước khi truy tố nhằm củng cố chặt chẽ chứng cứ cũng như kiểm tra hoạt động điều tra của CQĐT, hạn chế thấp nhất những thiếu sót trong quá trình điều tra để vụ án được tiến hành khách quan, đầy đủ, chính xác. VKS hai cấp đã chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hai cấp định kỳ xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác giam, giữ tại các Nhà tạm giữ Công an cấp huyện và Trại tạm giam Công an tỉnh; phối hợp với Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại CQĐT Công an hai cấp; tham gia cùng Ban Nội chính Tỉnh ủy rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên địa bàn.

Bảng 2.2: Kết quả THQCT trong khởi tố bị can của VKSND tỉnh Điện Biên,
Bảng 2.2: Kết quả THQCT trong khởi tố bị can của VKSND tỉnh Điện Biên,

Giải pháp hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến thực hành quyền công tố trong

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI. ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT. Để công tác THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKS có chất lượng, hiệu quả, trước hết phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, rừ ràng, minh bạch, dễ hiểu và thực hiện, nhất là phỏp luật hỡnh sự và TTHS. Giải pháp hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các. thực hiện trên thực tế rất khó khăn. Do vậy, theo chúng tôi, BLTTHS cần sửa đổi, bổ sung rừ hơn theo hướng những tài liệu nào, chứng cứ nào Kiểm tra viên được thu thập. Cũng theo quy định về chức năng, nhiệm vụ nêu trên thì Kiểm tra viên có được giao nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn, hồ sơ kết thúc điều tra hay không cũng không được qui định cụ thể. Do vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên trong TTHS. Hai là, qui định của BLTTHS năm 2015 về phê chuẩn, áp dụng các biện pháp ngăn chặn của VKS. * Qui định của BLTTHS năm 2015 về VKS phê chuẩn Lệnh tạm giam Quá trình thực hiện BLTTHS 2015 thấy còn có vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ trong việc áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định tại khoản 5, Điều 119 BLTTHS. + Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Theo quy định này VKS chỉ có 2 sự lựa chọn hoặc phê chuẩn hoặc là hủy bỏ Lệnh tạm giam. Trong thực tiễn có trường hợp, VKS thấy chưa đủ căn cứ để phê chuẩn, nhưng cũng chưa thể hủy bỏ, nhiều trường hợp VKS vẫn phải trao đổi với CQĐT thu thập thêm đầy đủ chứng cứ mới phê chuẩn, lúc này nảy sinh vi phạm thủ tục tố tụng. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung BLTTHS theo hướng VKS được quyền yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh tạm giam. + Đối với những trường hợp chuyển từ biện pháp ngăn chặn tạm giữ sang biện pháp ngăn chặn tạm giam. Khi sắp hết thời hạn 03 ngày tạm giữ, CQĐT mới chuyển hồ sơ vụ án tới VKS để đề nghị phê chuẩn. Như vậy, trong thời hạn 03 ngày chờ VKS phê chuẩn theo khoản 5 Điều 119 BLTTHS, hết thời hạn tạm giữ của CQĐT thì việc giữ người sẽ dùng lệnh hay quyết định nào hoặc phải thả tự do khi chưa có phê chuẩn của VKS thì BLTTHS. Hiện nay tại địa phương thường phải phối hợp với nhau để thực hiện việc phê chuẩn Lệnh tạm giam trong 03 ngày tạm giữ đó hoặc phải gia hạn tạm giữ và tính lại thời gian tạm giam để phê chuẩn nếu xét thấy chưa đủ căn cứ. + Một số vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ trong việc áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2, Điều 119 BLTTHS. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:. a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;. b) Khụng cú nơi cư trỳ rừ ràng hoặc khụng xỏc định được lý lịch của bị can;. c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;. d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội". Thứ nhất, đối với VKSNDTC: Cần khẩn trương nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để ban hành Quy chế chính thức, thay cho Quy chế tạm thời công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố; Mặt khác, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung vào hệ thống Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ của ngành kiểm sát, các Mẫu để sử dụng cho trường hợp thay đổi hoạt động THTT từ Phó Viện trưởng sang Viện trưởng và Mẫu để sử dụng cho trường hợp khi THTT Viện trưởng bị thay đổi, thì VKS cấp trên trực tiếp ra quyết định phân công một Phó Viện trưởng VKS nơi Viện trưởng bị thay đổi THTT đối với vụ án.

Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

Đây là giải pháp rất quan trọng: Một là: Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, khoa học giữa Ban cán sự Đảng, tập thể lãnh đạo VKS tỉnh với các Huyện ủy, Thành ủy về công tác lãnh đạo hoạt động công tác kiểm sát ở địa phương; Hai là: Xỏc định cụ thể, rừ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và cỏch thức thực hiện nhiệm vụ của từng Ủy viên Ban cán sự Đảng là lãnh đạo VKS tỉnh khi được phân công phụ trách địa bàn cấp huyện; Ba là: Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo của tập thể lãnh đạo và cá nhân đồng chí. VKSNDTC cần nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện trong toàn ngành việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành; xây dựng, hoàn thiện các phần mềm và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm tính liên thông, kết nối toàn ngành nhằm nâng cao chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ hiệu quả, thiết thực công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo VKS các cấp; tăng cường công tác quản lý hành chính, văn phòng, nghiên cứu áp dụng quy định về chỉ số cải cách hành chính phù hợp với đặc thù của ngành Kiểm sát nhân dân.