MỤC LỤC
Giá thành này được xác định tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
Nói đến chi phí sản xuất là nói đến toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp chi ra trong một thời kỳ không kể chi phí đó chi cho bộ phận nào và cho sản xuất sản phẩm gì. Ngược lại, nói đến giá thành sản phẩm người ta chỉ quan tâm đến các chi phí đã chi ra có liên quan đến việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng sản phẩm hoặc thực hiện xong một công việc mà không quan tâm đến chi phí đó được chi ra vào kỳ nào.
Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tượng. Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 – “Chi phí sản xuất chung” và được chi tiết theo các tài khoản cấp 2 tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp này được vận dụng phù hợp nhất với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính phát sinh cấu thành trong sản phẩm chiếm tỷ trọng cao, thông thường chiếm từ 70% trở lên. Phương pháp này được vận dụng hầu hết các doanh nghiệp nhưng phải gắn liền với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức độ tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nếu sản phẩm chế tạo không phải qua các công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng thì các khoản mục chi phí của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp giản đơn thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa NVL vào sản xuất cho tới khi sản phẩm hoàn thành, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo (tính giá thành hàng tháng). Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hợp lý, có trình độ tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cao, công tác kế toán ban đầu chặt chẽ.
Phòng Tài Chính – Kế Toán cũng chiu trách nhiệm giám sát tình hình tài chính về chi phí cho sản xuất – kinh doanh, tập hợp chi phí sản xuất thực tế, quyết toán, cân đối lỗ lãi. - Thực hiện việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công việc kế toán, thống kê của đơn vị đồng thời thực hiện cả chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của công ty. - Chịu trách nhiệm thu thập, xử lý số liệu kế toán liên quan đến các hoạt dộng kinh tế phát sinh của doanh nghiệp như: hóa đươn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho,….
Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Và Sản Xuất Việt Thái là công ty có quy mô vừa và nhỏ nên hình thức sổ kế toán mà công ty đang áp dụng hiện nay là hình thức “Chứng từ ghi sổ” rất thuận tiện và phù hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty: Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, sau Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty: Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, sau khi kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của các chứng từ, ghi vào sổ, bảng kê chứng từ có liên quan.
- Phương pháp tính giá thành: phương pháp giản đơn (trực tiếp) - Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng - Kỳ tính giá thành: tháng. Do công ty có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào tới khi sản phẩm hoàn thành, chính vì vậy mà Công ty đã lựa chọn tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn (trực tiếp). - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu mà công ty đã sử dụng trong quy trình sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí khác dùng vào việc tổ chức quản lý và phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng của công ty. Lúc này, tổng số chi phí đã tập hợp được trong kỳ cho từng đối tượng cũng bằng giá thành của sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
Để phản ánh chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm thì hiện nay Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Sản Xuất Việt Thái áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, trong quá trình sản xuất và mua bán có chứng từ sử dụng sau: Phiếu chi, Phiếu Thu, Phiếu Nhập, Phiếu Xuất. Hàng ngày, quản đốc phân xưởng sẽ tổ chức ghi chép chấm công cho các công nhân trong bộ phận mình theo ngày công làm việc thực tế và cuối mỗi tháng chuyển cho phòng Kế toán để làm căn cứ tính lương. Kế toán tổng hợp căn cứ vào Bảng chấm công để lập Bảng tính lương, tính toán và trích lập các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất trong kỳ và trừ vào lương người lao động.
Tương tự như chi phí nhân công trực tiếp, Kế toán lập Bảng lương và Bảng trích khấu trừ lương cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất: gồm 1 quản đốc và 1 nhân viên vận hành. Quá trình ghi sổ và lưu chuyển chứng từ được thực hiện song song với việc ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp, chỉ khác ở chỗ là tiền lương, phụ cấp và các khoản trích bảo hiểm của quản lý phân xưởng được hạch toán vào chi phí sản xuất chung của công ty. Trong phân xưởng có phát sinh nhu cầu dùng vật liệu để sản xuất sản phẩm như xuất xăng, dầu hỏa chạy máy phát điện, giẻ lau, giấy bút,…được dùng chung cho phân xưởng và được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
- Căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ toàn bộ chi phí phát sinh trong tháng cho 2 loại sản phẩm với tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho từng loại lốp.
Khối lượng công việc nhiều và sự đa dạng của công ty vừa sản xuất vừa làm dịch vụ như Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Sản Xuất Việt Thái, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của nhân viên các phần hành và vấn đề nhân sự là vấn đề rất quan trọng để tạo sự nề nếp trong công ty cũng như trong việc quản lý một cách chặt chẽ nhất, không làm thất thoát đến nguồn lực cũng như vật chất của công ty. Cách tính lương này tuy được coi là thích hợp với sức lao động của công nhân đã bỏ ra và góp phần thúc đẩy số lương sản phẩm làm ra ngày càng nhiều hơn nhưng cách tính này còn mang tính bình quân, không quan tâm đên tay nghề của người lao động vì thế tạo ra sự ỷ lại, không có xu hướng nâng cao tay nghề của người lao động. - Doanh nghiệp là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chịu sự chi phối của các chế độ, chính sách của Nhà nước, chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng vì vậy để thực hiện tốt các giải pháp hoàn thiện có hiệu quả, cần có các điều kiện và giải pháp phù hợp từ các cơ quan chức năng.
- Tăng cường các cuộc hội thảo giữa các công ty, nhà máy thuộc ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp, đặc biệt trong ngành sản xuất nhựa và INOX để trao đổi về cách thức tổ chức, quản lý, cách thức kiểm soát chi phí, rủi ro, cách thứcsử dụng thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. - Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có các quy định, chính sách để các Hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán có thể đi vào đời sống hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thiết thực; xây dựng và phát triển các diễn đàn trao đổi về kinh nghiệm, kiến thức trong đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán, các nhà quản lý tài chính trong nước và ngoài nước để nâng cao nhận thức và kinh nghiệm cho người làm công tác kế toán.