Quản lý Nhà nước về Xã hội hóa Dịch vụ Công chứng tại các Tỉnh Đông Bắc

MỤC LỤC

CƠ SỞ KHOA HỌ C CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI HểA DỊ CH VỤ CễNG CHỨ NG

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt Vì quản lý nhà nước mang những đặc điểm riêng có, khác với các dạng quản lý khác Quản lý nhà nước luôn mang mang tính quyền lực Đặc điểm pháp lý của quan hệ quản lý là sự không bình đẳng giữa các bên trong quan hệ quản lý Chính vì vậy, trong quản lý nhà nước, mọi mệnh lệnh, quyết định quản lý luôn mang tính đơn phương một chiều, bắt buộc thực hiện và khi cần các chủ thể quản lý có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành Bên cạnh đó, quản lý nhà nước có phạm vi quản lý rộng lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội với đối tượng quản lý là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống, hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [9], [26], [27]. Về hoạt động đào tạo CCV: Học viện Tư pháp thuộc Bộ tư pháp là cơ sở duy nhất được đào tạo nghề công chứng Chương trình khung đào tạo nghề do Học viện Tư pháp chủ trì phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Nội dung khóa đào tạo nghề công chứng gồm: kỹ năng hành nghề công chứng (kỹ năng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng, kỹ năng xác định nhân thân, xác định năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng và kỹ năng nghiệp vụ khác thuộc thẩm quyền của CCV); kiến thức pháp luật liên quan đến hành nghề công chứng, bao gồm các quy định pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan; quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kỹ năng quản lý tổ chức và hoạt động Văn phòng công chứng Đối tượng tham gia khóa đào tạo là người có bằng cử nhân luật và được đào tạo trong thời gian 12 tháng Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người tham dự khóa đào tạo được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Hợp tác quốc tế trong QLNN về XHHDVCC được thực hiện với những nội dung sau: Thứ nhất, hợp tác xây dựng pháp luật Nội dung này được thực hiện thông qua các hình thức cung cấp chuyên gia, hỗ trợ thông tin và tài liệu, tổ chức khảo sát phục vụ việc xây dựng pháp luật, tổ chức hội nghị, hội thảo về xây dựng pháp luật có sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài Thứ hai, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện thông qua các hình thức: cung cấp chuyên gia tư vấn thực hiện các nghiên cứu liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng; trao đổi giảng viên; tổ chức khảo sát kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn Thứ ba, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam Thứ tư, chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế Cơ quan chủ quản gửi kết quả hợp tác quốc tế cho Bộ Tư pháp để tổng hợp, cập nhật vào cơ sở dữ liệu hợp tác quốc tế, đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và chia sẻ thông tin theo một trong các hình thức sau đây: đăng tải thông tin, kết quả hợp tác quốc tế trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI HểA DỊ CH VỤ CễNG CH Ứ NG

Các tỉnh Đông Bắc tuy đã có sự phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc so với những năm trước đây nhưng sự phát triển này chưa thực sự bền vững và đồng đều Với dịch vụ cụng chứng, rừ ràng tại cỏc tỉnh có trỡnh đụ̣ phỏt triển kinh tế - xã hội cao, nhu cầu công chứng của các cá nhân, tổ chức sẽ tăng nhanh chóng, kéo theo số lượng các TCHNCC được thành lập sẽ nhiều lên, thậm chí là tràn lan Còn tại các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội cò khó khăn thì tất yếu nhu cầu công chứng sẽ không nhiều và số lượng TCHNCC được thành lập sẽ trở nên hiếm hoi Tình trạng này sẽ khiến cho mức độ phát triển của dịch vụ công chứng giữa các tỉnh không đồng đều, sự phân bố TCHNCC tại vùng Đông Bắc cũng trở nên mất cân bằng Bên cạnh tốc độ phát triển kinh tế cao, vùng Đông Bắc cũng có nhiều tỉnh có hộ nghèo chiếm tỉ lệ lớn, thậm chí rất cao so với mặt bằng chung của cả nước Khi đời sống vật chất còn khó khăn, người dân sẽ khó lòng dành thời gian cho việc tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của dịch vụ công chứng Họ cũng e ngại trong việc bỏ ra chi phí để sử dụng dịch vụ công chứng và các dịch vụ khác đi kèm Một điểm đặc thù của vùng Đông Bắc là sự đa dạng về dân tộc Hầu hết các tỉnh đều có hơn 20 dân tộc khác nhau Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán sinh hoạt riêng Những phong tục, tập quán đó phần nào ảnh hưởng đến tâm sinh lý và mức độ hiểu biết của người dân Sự đa dạng về dân cư sẽ khiến cho công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn, trong đó có. Trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động công chứng, các TCHNCC không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn, nhất là khi Luật công chứng năm 2014 cùng nhiều văn bản pháp luật có liên quan ra đời với nhiều điều khoản được sửa đổi, bổ sung Cụ thể: việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013; việc thực hiện Khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014 về người làm chứng; về xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng; về việc chuyển đổi các TCHNCC… Chính quyền các tỉnh Đông Bắc cũng đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn các TCHNCC thực hiện các trình tự thủ tục liên quan đến hoạt động công chứng, như: các văn bản phê duyệt danh mục thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động công chứng; văn bản hướng dẫn việc chuyển đổi hoạt động của các Văn phòng công chứng theo quy định của Luật công chứng năm 2014; văn bản chỉ đạo việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất (Phụ lục số 01) Đây là những hướng dẫn cụ thể giúp các CCV và TCHNCC có thể nhanh chóng triển khai cung ứng dịch vụ công chứng theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước. Việc tổ chức thành lập và chuyển đổi TCHNCC được quan tâm và khuyến khích Các CQNN tại các tỉnh Đông Bắc đã có nhiều cố gắng trong đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và đăng ký hoạt động các TCHNCC Đặc biệt, các cơ quan cũng đã tạo điều kiện cho các CCV có nhu cầu, nguyện vọng mở Văn phòng công chứng thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Số lượng 73 TCHNCC về cơ bản đã đáp ứng tương đối nhu cầu công chứng của công dân, tổ chức Trong đó, theo chủ trương XHHDVCC, các tỉnh chủ yếu phát triển các Văn phòng công chứng Nhờ vậy, các yêu cầu công chứng của công dân, tổ chức được giải quyết nhanh gọn Việc bố trí các TCHNCC tương ứng với trình độ phát triển, mật độ dân cư trên từng địa bàn Các CQNN cũng đã định hướng, vận động các Văn phòng công chứng chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp tư nhân sang loại hình công ty hợp danh theo đúng tinh thần của các văn bản pháp luật và tính đến thời điểm năm 2018, việc chuyển đổi này đã hoàn thành Đối với các Phòng công chứng, các CQNN cũng đã khuyến khích các Phòng công chứng dần chuyển đổi sang cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính Theo đó hầu hết các Phòng công chứng đều đã tự chủ một phần việc chi thường xuyên, đặc biệt đã có 02 Phòng công chứng tự chủ hoàn toàn việc chi thường xuyên Đây là sự chuyển đổi phù hợp với xu hướng phát triển nghề công chứng tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

Bảng 31 Quy hoạch phát triển TCHNCC của các tỉnh Đông Bắc đến năm 2020
Bảng 31 Quy hoạch phát triển TCHNCC của các tỉnh Đông Bắc đến năm 2020