MỤC LỤC
Bài nghiên cứu nhằm kiểm định tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành Hàng tiêu dùng ở Việt Nam trong 6 năm, giai đoạn 2007-2012. Ở đây, bài nghiên cứu này chỉ xem xét tác động của thanh khoản lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong một ngành để tránh bị rơi vào tình trạng bị chệch dữ liệu và bị các yếu tố mang tính đặc thù riêng của từng ngành ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
• Thứ nhất, Liệu có tồn tại tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong ngành Hàng tiêu dùng ở Việt Nam hay không?. • Thứ hai, Nếu có tồn tại tác động này thì sự đánh đổi giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi trong doanh nghiệp là như thế nào?.
Trong chương này, bài nghiên cứu trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như tổng quan về phương pháp hồi quy, nguồn dữ liệu và các biến trong mô hình. Trong chương này, bài nghiên cứu trình bày tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới trước đây về đề tài tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp.
Năm 2008, trong bài nghiên cứu “Working Capital and Profitability: An Empirical Analysis of Their Relationship with Reference to Selected Companies in Indian Pharmaceutical Industry”, Chakraborty đã chứng minh tác động đáng kể của chính sách quản lý tài sản ngắn hạn đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong ngành và cho rằng việc nắm giữ một lượng tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào đặc điểm riêng của các doanh nghiệp trong ngành. Năm 2011, trong đề tài nghiên cứu “Impacts of liquidity ratios on profitability”, Qasim Saleem và Ramiz Ur Rezhman cho rằng tính thanh khoản có tác động đến tỷ suất sinh lợi, cụ thể hơn là các tỷ số đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp như tỷ số thanh toán hiện hành (CR), tỷ số thanh toán nhanh (QR) hay tỷ số phản ánh khả năng chuyển đổi tiền mặt (LR) có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tuy nhiên ảnh hưởng không đáng kể lên ROI.
Cũng trong năm 2013, trong bài nghiên cứu “Liquidity Management and Profitability of Manufacturing Companies in Nigeria”, các tác giả Ben-Caleb, Egbide Olubukunola, Uwuigbe, Uwuigbe và Uwalomwa đã cho rằng tính thanh khoản và việc quản lý tính thanh khoản sẽ quyết định mức độ tăng trưởng và lợi nhuận của một doanh nghiệp. Đa số các nghiên cứu đều được thực hiện trên một ngành riêng như nghiên cứu của Smith (1997) được nghiên cứu trên ngành Công nghiệp, Quaiz Salem (2011) nghiên cứu trên ngành Dầu khí, Bhuma (2012) lại nghiên cứu trên ngành Hàng tiêu dùng nhanh, Victor Curtis Lartey, Samuel Antwi, và Eric Kofi Boadi (2013) nghiên cứu trên ngành Ngân hàng.
Bài nghiên cứu xem xét tác động của các biến độc lập bao gồm tỷ số thanh toán hiện hành (CR), tỷ số thanh toán nhanh (QR), tỷ số thanh toán bằng tiền mặt (SQR), tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DER), hệ số khả năng thanh toán lãi vay (ICR), vòng quay hàng tồn kho (ITR), vòng quay các khoản phải trả (DTR), vòng quay các khoản phải thu (CTR) đến biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp (ROI). Tuy nhiên để loại bỏ những tác động trực tiếp của nợ vay đến tỷ suất sinh lợi của công ty thông qua đòn bẩy tài chính, bài nghiên cứu đã lựa chọn ROI là biến phụ thuộc chính đại diện cho tỷ suất sinh lợi của công ty. Việc nắm giữ nhiều hàng tồn kho có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty khi những hàng tồn kho không thể nhanh chóng chuyển hoá thành tiền để chi trả cho các khoản nợ cần phải phải giải quyết trong thời gian ngắn.
Bài nghiên cứu này sẽ trình bày về các kiểm định cần thiết để đáp ứng các giả thiết quan trọng của phương pháp OLS bao gồm không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, không có hiện tượng phương sai thay đổi và không có hiện tượng tự tương quan. Nếu dữ liệu có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến thì sẽ tạo nên hiện tượng hồi quy giả mạo, làm cho hệ số R2 của mô hình cao nhưng mức ý nghĩa của mô hình sẽ rất thấp và dấu của các ước lượng sẽ không đúng.
KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT
Xét đến 2 chỉ số DER và ICR đại diện cho khả năng thanh toán của công ty, ta có thể thấy được DER có giá trị trung bình là 1.563; giá trị DER lớn hơn 1 cho ta thấy được rằng các công ty hàng tiêu dùng được nghiên cứu đang sử dụng một lượng nợ khá lớn, đa phần các công ty được nghiên cứu được tài trợ chủ yếu bằng nợ. Giá trị trung bình của ICR của các công ty trên là 8.596, cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của các công ty này đang ở mức khá, chứng minh rằng khả năng sinh lời của tài sản của các công ty hàng tiêu dùng được nghiên cứu ở mức tạm ổn. Năm 2009 thể hiện một sự thay đổi ngược hướng với năm 2008, các tỷ số đều tăng trong năm này chứng tỏ các công ty đã quan tâm hơn tới tài sản ngắn hạn của công ty, đến thanh khoản của công ty để tránh các tình trạng thiếu hụt vốn ngắn hạn để chi trả các nợ do khủng hoảng kinh tế gây ra.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong sự thay đổi của ROI vẫn tập trung vào năm 2008 khi tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ở năm này thấp hơn nhiều so với các năm khác cho thấy ảnh hưởng lớn của khủng hoảng kinh tế đến tăng trưởng của các công ty, và những thay đổi trong chính sách thanh khoản của công ty để chống lại những tác động của khủng hoảng. Điều này là do biến động khá lớn của các công ty ngành Hàng tiêu dùng trong năm và tình hình khó khăn trong kinh doanh của nhiều công ty trong ngành, đặc biệt hơn, đây là năm có khá nhiều công ty tạm dừng niêm yết chứng khoán trên sàn để ổn định kinh doanh.
Qua các phân tích định tính của các biến qua 6 năm quan sát, rất khó tìm được một mối quan hệ rừ ràng giữa cỏc biến độc lập và biến phụ thuộc trong mụ hỡnh. Để tránh hiện tượng hồi quy giả mạo làm cho mức ý nghĩa của mô hình lại thấp và dấu của các ước lượng không đúng, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc bằng cách xem xét hệ số tương quan giữa các biến và hệ số VIF như sau. Để kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình hồi quy trở nên đáng tin cậy hơn, bài nghiên cứu sử dụng kết hợp thêm hệ số VIF.
Biến QR vẫn được giữ lại để đảm bảo về mặt ý nghĩa cho mục tiêu của bài nghiên cứu đồng thời hiện tượng đa cộng tuyến đã được cải thiện từ việc loại trừ biến CR ra khỏi mô hình hồi quy. Kết quả VIF theo hồi quy phụ mô hình hồi quy không có biến CR Kết quả trên cho thấy mô hình hồi quy mới là tốt hơn mô hình hồi quy ban đầu khi hiện tượng đa cộng tuyến đã giảm rất đáng kể.
Như vậy vấn đề về khả năng thanh khoản đòi hỏi công ty phải có chính sách sử dụng nợ hợp lý để đạt được tỷ suất sinh lợi mong đợi nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe tài chính của mình. Thứ ba, kết quả hồi quy cho thấy mối tương quan dương giữa tỷ số vòng quay khoản phải trả và tỷ suất sinh lợi của công ty. Một tỷ số vòng quay khoản phải trả thấp sẽ tạo tín hiệu trên thị truờng rằng công ty đang có thành quả hoạt động tốt, điều này mở ra cơ hội để các công ty có thể tiếp cận các khoản đầu tư tốt và nâng cao tỷ suất sinh lợi.
Bên cạnh đó, việc tạo ra các tín hiệu tốt sẽ giúp công ty tiếp cận được các khoản vay với chi phí thấp. Đây là một trong những điều thường được đề cập trong vấn đề bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và đối với chủ nợ và cổ đông của công ty.