Hoàn thiện Kế toán Chi phí Sản xuất và Tính giá thành tại Công ty TNHH Thái Việt Agri Group

MỤC LỤC

Giá thành sản phẩm, ý nghĩa và phân loại giá thành sản phẩm 1. Khái niệm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành kế hoạch được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.

Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Giá thành sản xuất: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm công việc, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách hàng là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, lãi gộp trong kỳ.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Kế toán trưởng

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÁI VIỆT

    Tại công ty TNHH Thái Việt Agri Group sản phẩm được chế biến theo 1 quy trình chế biến liên tục sản phẩm cuối cùng là các loại thức ăn chăn nuôi cho lợn, gà, vịt với khối lượng, chất lượng màu sắc và kích cỡ khác nhau. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT): các nguyên liệu như bắp, nành, sắn, tấm, vi lượng… được đưa vào sản xuất để cấu thành lên sản phẩm của Công ty. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền ăn, phụ cấp chuyên cần, tăng ca và công tác phí (nếu có) của bộ phận sản xuất.

    + Chi phí dụng cụ sản xuất: chi phí phân bổ công cụ dụng cụ (đối với công cụ dùng nhiều kỳ) và chi phí mua công cụ (đối với công cụ dùng 1 kỳ) phục vụ cho nhà máy. Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy trình sản xuất liên tục, sản phẩm sản xuất ra là các loại sản phẩm có kích thước và khối lượng khác nhau….cho nên để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý, công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trong kỳ để sản xuất ra sản phẩm gồm: Chi phí NVLTT, Chi phí NCTT, Chi phí SXC. Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi vì vậy đối tượng tính giá thành của Công ty là thành phẩm sản xuất ra.

    Trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi do nhiều chủng loại thức ăn cho nhiều loại gia súc, gia cầm khác nhau nên nguyên vật liệu cũng rất đa dạng, nguyên vật liệu chủ yếu chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy việc tập hợp chính xác đầy đủ, kịp thời chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm đồng thời góp phần tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Toàn bộ nguyên vật liệu này đều được bộ phận kiểm tra chất lượng kiểm tra kỹ lưỡng về độ ẩm, tạp chất và chất lượng rồi mới lập phiếu ghi nhận cho thủ kho nhập hàng.

    Kho vi lượng: thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho khi có định mức tiêu hao và kế hoạch sản xuất, thủ kho sẽ tính toán lượng sử dụng của tưng loại vi lượng và tiến hành cân và trộn hỗn hợp vi lượng trước khi nạp vào dây chuyển sản xuất, đồng thời viết phiếu xuất kho theo thực tế, (trên phiếu sản xuất chi tiết chỉ thể hiện dòng tổng cộng của vi lượng chứ không thể hiện chi tiết từng loại vi lượng như nguyên liệu), mỗi loại thành phẩm sẽ viết 1 phiếu xuất kho. Kho nguyên liệu: thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm để lập phiếu xuất kho, mỗi phiếu sản xuất tương ứng với mỗi loại thành phẩm sẽ viết 1 phiếu xuất kho. Kho bao bì: thủ kho sẽ xuất bao bì để đựng thành phẩm sau khi sản phẩm hoàn thành, số lượng bao sẽ được tính bằng trọng lượng hàng chia cho bao tịnh 25kg hoặc 40kg tùy loại hàng, mỗi ngày viết chung 1 phiếu xuất kho.

    Bộ phận kế toán sẽ nhận phiếu xuất kho gốc từ bộ phận kho và cập nhập vào phần mềm kế toán, tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm và cập nhập giá xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước. Cuối tháng kế toán sẽ tính giá xuất kho chính xác cho từng kho nguyên liệu, vi lượng, bao bì và tính giá thành sản phẩm hoàn thành tự động theo từng bước của phần mềm Bravo , sau đó đối chiếu Bảng kê chi tiết hao hụt của kế toán với báo cáo của bộ phận sản xuất để kiểm tra nhập liệu đã chính xác chưa (cột xuất sản xuất là xuất nguyên vật liệu để sản xuất. Để theo dừi chi phớ NVL trực tiếp phỏt sinh trong quỏ trỡnh sản xuất kế toỏn sử dụng tài khoản 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

    Bảng 2.2: Danh mục sản phẩm của Công ty
    Bảng 2.2: Danh mục sản phẩm của Công ty

    SỔ CÁI

    NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

    NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN