MỤC LỤC
Bảo lãnh là một hình thức cấp tín dụng thông qua sự cam kết của ngân hàng với khách hàng, theo đó bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Đây là một loại hình dịch vụ đã được ngân hàng cung cấp từ lâu đời bên cạnh các sản phẩm tín dụng thuần túy. Những năm gần đây, Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, xã hội ngày càng phát triển, thị trường kinh tế cũng phụ thuộc nhiều hơn vào các dịch vụ ngân hàng.
Để mở rộng quy mô hoạt động, các doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu chiếm dụng vốn lớn hơn, họ tận dụng tất cả các nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu, vốn vay, đến các khoản chiếm dụng từ người bán hoặc từ khoản tiền trả trước của người mua. Cũng vì lẽ đó mà nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng để bảo đảm cho các giao dịch giao thương giữa các bên như bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng,… ngày càng nhiều. Đối với các hợp đồng mua bán trong nước, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, sự phát triển và mở rộng của các doanh nghiệp, giá trị các hợp đồng ngày càng lớn, nhu cầu BLTT cũng từ đó mà gia tăng, đi kèm theo là sự gia tăng những rủi ro liên quan ở mức độ ngày càng phức tạp.
Trong khoảng thời gian từ năm 2010 trở lại đây, tại Việt Nam liên tục xảy ra những vấn đề liên quan đến hoạt động phát hành BLTT tại các ngân hàng và được thông tin trên các phương tiện đại chúng, nhiều rủi ro đã xảy ra dẫn đến việc tranh chấp giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong việc thanh toán chứng thư bảo lãnh, nguyên nhân xuất phát từ nhiều lý do. Do vậy, trên cơ sở các lý luận về BLTT, đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam” sẽ tập trung nghiên cứu các rủi ro và thực trạng trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro đó, góp phần nâng cao chất lượng và phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng Việt Nam hiệu quả hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn chủ yếu dùng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp các dữ liệu cần thiết từ các tài liệu liên quan. - Phương pháp thống kê: số liệu bảo lãnh nói chung và BLTT của ngân hàng qua các năm. - Phương pháp so sánh: so sánh các chỉ tiêu hoạt động bảo lãnh qua các năm từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng.
- Phương pháp phân tích định tính: phân tích các số liệu đã thu thập, sàng lọc và thống kê thông qua các phương thức vẽ bảng biểu, biểu đồ, và khảo sát. Nghiên cứu định tính đã phỏng vấn sâu 2 người (gồm lãnh đạo cấp trung tại một NHTM Việt Nam và người có chuyên môn ngành) và khảo sát 100 nhân viên hiện đang làm việc tại các NHTM Việt Nam. Nội dung phỏng vấn, khảo sát được ghi chép lại để làm tài liệu điều chỉnh, bổ sung các yếu tố.
- Phương pháp tổng hợp: đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động BLTT ngân hàng và đề ra giải pháp.
Điểm mới của luận văn
Kết cấu luận văn Giới thiệu chung
Luận văn thực hiện khảo sát 2 chuyên gia: Luật sư Trần Minh Hải – Giám đốc điều hành Công ty Luật Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư (BASICO) đồng thời là thành viên Hội Đồng Quản Trị Công ty Chứng khoán Quốc tế (VIS); ông Nguyễn Hữu Hoàng –Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội;. Luật sư Trần Minh Hải gắn bó với ngành ngân hàng trong các cương vị Trưởng Phòng Pháp chế, Giám đốc Pháp chế, thường trực Hội đồng Quản trị, Luật sư Trần Minh Hải là tác giả và đồng tác giả của hầu hết các hệ thống quy chế, quy định, quy trình, chính sách trọng yếu, mẫu biểu nghiệp vụ mà các ngân hàng lớn như VIB, Maritime Bank, LienVietPostBank đến nay vẫn đang sử dụng. Thông tư 28 có vẻ như bắt nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng quay ngược về 15 năm trước đây khi bắt tồn tại 3 chữ ký của người đại diện theo pháp luật, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh trên Hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh, trong khi thực tế chỉ cần chữ ký của người đại diện theo pháp luật.
Cái chính mà văn bản luật hiện này cần là phải hướng dẫn cho ngõn hàng, doanh nghiệp lường trước những rủi ro như giỳp họ nhận thức rừ việc hồ sơ chứng minh vi phạm là gì và xác định các điều khoản các bên cần chấp nhận khi có tranh chấp xảy ra. - Ngân hàng khi tiến hành bảo lãnh thì cần thẩm định chặt chẽ các điều kiện, áp đặt các phương pháp bảo đảm rủi ro, nên áp dụng việc bảo lãnh vô điều kiện và không cần hồ sơ chứng minh vi phạm, cỏc nội dung bảo lónh nờn rừ ràng. Với hơn 5 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng qua các chức danh Chuyên viên quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch, Trưởng Phòng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ông Nguyễn Hữu Hoàng đã trải nghiệm được nhiều bài học thực tiễn liên quan đến các phương án cấp tín dụng nói chung và các phương án bảo lãnh nói riêng.
- Về hoạt động bảo lãnh nói chung tại các ngân hàng: Ông Hoàng cho biết, hoạt động bảo lãnh nói chung đã được các ngân hàng thực hiện từ nhiều năm nay và tỷ trọng doanh số bảo lãnh ngày càng tăng so với các hoạt động tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Ông cũng cho biết, trong các chỉ tiêu doanh số của ngân hàng giao cho một đơn vị kinh doanh, chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ và huy động vốn bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, còn chỉ tiêu tăng trưởng bảo lãnh chiếm tỷ trọng rất ít. Tuy nhiên, theo ông, hoạt động bảo lãnh mặc dù có chứa rủi ro nhưng vẫn ít rủi ro hơn rất nhiều so với hoạt động cho vay, đồng thời biên lợi nhuận thu được cũng cao hơn trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, và mục tiêu của ông trong tương lai sẽ phát triển nhiều hơn hoạt động này.
- Về nhu cầu bảo lãnh thanh toán so với các loại bảo lãnh khác: theo ông Hoàng, trong các giao dịch kinh tế hiện nay, nhu cầu về bảo lãnh thanh toán của khách hàng khá nhiều và giá trị của một thư bảo lãnh thanh toán là tương đối lớn. - Về nhân tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của bảo lãnh thanh toán: theo kinh nghiệm làm việc của ông, ông cho biết trong các giao dịch phát hành thư bảo lãnh thanh toán, uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng (thông thường là các doanh nghiệp – bên được bảo lãnh) là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất. Tiếp theo sau đó là mức ký quỹ của bên được bảo lãnh tại ngân hàng, mức độ ký quỹ càng cao sẽ gia tăng thêm trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng kinh tế cơ sở, đồng thời giảm bớt nghĩa vụ của ngân hàng trong trường hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên thụ hưởng.
+ Rủi ro về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên ngân hàng: nhân viên ngân hàng câu kết với khách hàng làm giả giấy tờ, thư bảo lãnh để trục lợi ngân hàng hoặc cố tình làm giả giấy tờ, thư bảo lãnh để trục lợi từ các bên tham gia bảo lãnh. + Rủi ro hệ thống quản trị: ngân hàng không kiểm soát tốt hệ thống quản trị của mình dẫn đến một số đối tượng cố tình lạm quyền, ký thư bảo lãnh có giá trị vượt thẩm quyền, gây ra các hành vi trái pháp luật, gây rủi ro ảnh hưởng không nhỏ đến các bên liên quan. + Rủi ro từ môi trường khách quan: một số yếu tố của môi trường khách quan như thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô cũng là những nguyên nhân gây rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại VN.