Phân tích yếu tố nội tại ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các công ty công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ

Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành mà còn có tác động đến nền kinh tế vì thúc đẩy phát triển các ngành liên quan như nông nghiệp, công nghiệp cơ khí, sản xuất bao bì… Sự phát triển ngành CN CB & CT thu hút được nhiều nguồn vốn dân cư, phát huy được tay nghề người lao động, khai thác lợi thế của địa phương, tạo điều kiện cho người nông dân khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn và sức lao động. Trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các công ty trong ngành buộc phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, đầu tư vào chiều sâu để hiện đại hóa trang thiết bị, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản sản phẩm, tạo ra động lực dây chuyền cho sự phát triển các ngành, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thành các cụm công nghiệp - dịch vụ nông thôn, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. Sau đó, tỷ lệ chi phí lãi vay giảm qua các năm 2012, 2013 lần lượt là 24,3%, 18,9%, cho thấy được công ty đã cố gắng giữ mức chi phí vay không thay đổi hoặc làm giảm chi phí này, lí do có thể đưa ra là do tình hình kinh tế trong thời gian này khó khăn, các ngân hàng thắt chặt tín dụng, các công ty khó tiếp cận được nguồn vốn mà nếu tiếp cận được thì chi phí vay khá cao, vượt ra khỏi khả năng bù đắp chi phí của công ty, các công ty đã cố gắng sản xuất trong phạm vi năng lực tài chính, sản xuất vừa đủ, ít có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh.

Tỷ suất sinh lợi doanh thu bình quân tăng do trong giai đoạn này các công ty đã cố gắng tiết kiệm các chi phí sản xuất trong tình trạng kinh tế khó khăn từ đó làm tăng lợi nhuận, bên cạnh đó hiệu suất sử dụng tài sản giảm có nghĩa là số ngày vòng quay cho một chu kì sản xuất tăng lên, hàng hóa có thể bị ứ đọng hoặc là các công ty phải thực hiện chính sách tăng ngày bán gối đầu cho các bên bán, do vậy làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty ngành CN CB & CT) Tỷ lệ nợ của các công ty ngành CN CB & CT xoay quanh mức 48%, tốc độ tăng không cao qua các năm cho thấy các công ty đã cố gắng không sử dụng các nguồn vốn đi vay bên ngoài mà tận dụng các nguồn vốn bên trong như lợi nhuận giữ lại, phát hành thêm vốn cổ phần,… lí do có thể kể đến là do chi phí vốn trong khoảng thời gian này khá cao trên 18%/năm, trong khi đó tình hình kinh doanh không được thuận lợi. Một số nguyên nhân có thể đưa ra là do tình hình kinh tế trong giai đoạn này khủng hoảng, các hợp đồng kinh doanh cũng thưa thớt khiến cho việc sản xuất kinh doanh thu hẹp làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản, ngoài ra các chính sách gối đầu hàng hóa, tăng thời gian trả chậm đối tác để làm tăng cạnh tranh cho công ty đã làm tăng số ngày bình quân các khoản phải thu tăng dẫn đến tỷ suất sử dụng tài sản bình quân giảm.

Bảng 2.1: Số lượng công ty ngành CN CB & CT phân theo lĩnh vực kinh doanh niêm yết tại HOSE
Bảng 2.1: Số lượng công ty ngành CN CB & CT phân theo lĩnh vực kinh doanh niêm yết tại HOSE

Tỉ lệ tài sản hữu hình

Đánh giá sự tác động các yếu tố nội tại đến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán

Tỷ lệ nợ trung bình trên 48% trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2008-2013, chi phí vay trung bình từ 18%/năm nghĩa là tỷ suất sinh lợi của công ty phải tạo ra ít nhất bằng với chi phí trên, điều này thật không dễ dàng với một công ty trong giai đoạn thị trường khủng hoảng như bất động sản bị đóng băng, lạm phát, lãi suất tăng cao. Do đó trong giai đoạn này nếu các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ phải đối diện với chi phí lãi vay cao,cộng với việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đầu tư dàn trải, nguồn vốn không được đưa vào sản xuất chính, từ đó đòn bẩy tài chính tác động tiêu cực làm giảm sút lợi nhuận một cách đáng kể. Nếu năm sau, công ty kinh doanh hiệu quả khi tăng vốn dẫn tới doanh thu tăng, chi phí sử dụng vốn thấp nên lợi nhuận sẽ tăng, kết quả là ROA, ROE tăng hay một đồng đầu tư vào tài sản tạo ra nhiều hơn một đồng lợi nhuận, vì vậy tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có tác động tích cực đến lợi nhuận công ty.

Quy mô công ty lớn sẽ có những lợi thế cạnh tranh nhất định, đối với các công ty ngành CN CB & CT có đặc điểm dựa vào nhiều lao động và năng suất của máy móc nên các công ty trong ngành quy mô lớn sẽ có nhiều lợi thế hơn, ví dụ như lợi thế của các loại máy móc mới, hiện đại, với các mức sản lượng cao thì chi phí khấu hao máy móc có thể rải đều cho một số lượng lớn sản phẩm và với kĩ thuật sản xuất đó có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm đến mức làm cho chi phí bình quân giảm. Chu kì sản xuất khá dài cũng do nhiều yếu tố có thể kể đến như việc gối đầu cho người bán dài, kéo dài thời gian thanh toán cho người bán để tăng cạnh tranh cho công ty, đặc biệt là khi các công ty này chuyên xuất khẩu ra nước ngoài thì việc sản xuất, vận chuyển, thanh toán để hoàn tất một hợp đồng thì khá tốn nhiều thời gian làm giảm tốc độ quay vòng tài sản. Với kết quả nghiên cứu này, chương 3 sẽ đưa ra các nhóm giải pháp nhằm gia tăng sự tác động tích cực của các yếu tố đến tỷ suất sinh lợi cũng như hạn chế các tác động tiêu cực với mục đích chung là nâng cao tỷ suất sinh lợi, đem lại lợi nhuận tối đa cho các công ty ngành CN CB & CT.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP GIA TĂNG CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC CÔNG TY NGÀNH

Hiện nay các công ty đang hình thành xu hướng thành lập các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa sản phẩm, xu hướng này phù hợp các công ty kinh doanh lâu năm, tài chính vững như tập đoàn Kinh Đô hay Massan, còn các công ty khác lại đầu tư dàn trải, vẫn sử dụng vốn không đúng mục đích, tình trạng vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ đổi mới sản phẩm lại đem số vốn đó đầu tư vào bất động sản, tài chính, những hoạt động này đã và đang làm suy giảm tài chính của công ty, gây thất thoát tài sản, giảm lợi nhuận và làm trì trệ ngành nghề kinh doanh sản xuất chính, tệ hại nhất là đẩy công ty đến phá sản. Công ty cần rà soát lại danh mục tài sản cũng như danh mục đầu tư trong bảng cân đối kế toán theo hướng loại bỏ bớt những tài sản không quan trọng, bỏ qua những dòng tiền khó kiểm soát, độ rủi ro cao, tập trung đầu tư vào những hoạt động kinh doanh chính đem lại hiệu quả cao, đúng lĩnh vực chuyên môn, đa dạng theo hướng làm phong phú chuỗi sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu, chế biến sản phẩm và đóng gói. Vì vậy các công ty cần tiến hành các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thông qua nhiều kênh như siêu thị, triển lãm, hội chợ hay trên internet,…từ đó mở rộng quan hệ cộng đồng, đối tác hình thành hệ thống phân phối trong và ngoài nước, tham gia các hiệp hội ngành nghề nhằm chia sẻ những thông tin về thị trường tạo ra mỗi liên kết trong phân phối sản phẩm, tránh tình trạng mua bán tranh giành lẫn nhau trên thị trường thế giới.

Thực hiện đồng bộ các chính sách thu hút đầu tư, chính sách tiền tệ, chính sách lao động,…để nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp thông qua việc ban hành và công bố danh mục các sản phẩm công nghiệp được thụ hưởng các hỗ trợ về tài chính hay các sản phẩm hạn chế đầu tư để các công ty có định hướng, phát triển đúng đắn đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu công nghệ thông qua các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chủng loại công nghệ được nhập khẩu. Vấn đề về vốn là yếu tố chủ chốt trong việc triển khai kinh doanh, do vậy cần có chính sách ưu đãi cho vay vốn từ phía chính phủ, tùy vào mục đích kinh doanh mà cho vay thời hạn dài hay ngắn nếu có định hướng xuất khẩu thì sẽ có thời hạn ưu đãi dài hơn vì việc đầu tư phát triển một thị trường hay một sản phẩm xuất khẩu mới cần những khoản đầu tư tài chính lớn và thời gian thu hồi vốn dài. Cơ quan nghiên cứu của Chính phủ, cơ quan tham tán thương mại cần chú trọng công tác nghiên cứu, dự báo, nắm bắt các thông tin về thị trường quốc tế như tình hình sản xuất kinh doanh nhóm hàng, xu hướng giá cả, sự thay đổi nhu cầu sản phẩm, tiến bộ khoa học kỹ thuật có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng sản phẩm đó tại một khu vực thị trường hay các quy định chính sách liên quan của nước sở tại.