MỤC LỤC
+ Rủi ro tập trung (Concentration risk): xuất phát từ việc ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một vài khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động cùng một ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; hay trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. - Không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều; hoặc dự trữ vốn quá nhiều, gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn; hoặc lấy vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn quá mức quy định.
Về phân tích khả năng sinh lợi, theo tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp 2006, là một phần trong bước phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp nhưng theo tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 2008, S&P nhấn mạnh khả năng sinh lợi như một phần của bước đánh giá rủi ro kinh doanh và năng lực cạnh tranh. + Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Đó là do ACB- chi nhánh Hà Nội luôn coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn thông qua đa dạng hóa các hình thức huy động như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất thả nổi kỳ hạn 12 tháng, 36 tháng, các chương trình tặng quà.., đẩy mạnh công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách khách hàng, kiên trì với chương trình chủ trương khơi tăng nguồn vốn từ dân cư góp phần tạo cân đối giữa nguồn vốn và nhu cầu cho vay. Bên cạnh việc phát hành các loại thẻ quốc tế ACB( thẻ tín dụng quốc tế và thẻ thanh toán /ghi nợ quốc tế) như ACB visa, ACB master card và các loại thẻ tín dụng ghi nợ nội địa như ACB e.card, ACB Mailinh, ACB saigon tourist, đặc biệt trong năm 2009 ACB phát hành hai loại thẻ mới là thẻ ghi nợ nội địa 365 styles mang thương hiệu của Banknet và thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit hai loại thẻ này được kết nối trực tiếp với tài khoản tiền gửi thanh toán Việt Nam đồng.
+ Cơ chế phân cấp quyền phê duyệt tín dụng: Ngân hàng phân cấp cho chi nhánh quyền phán quyết tín dụng tối đa đối với một khách hàng phù hợp với yêu cầu điều kiêm sau: Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của ngân hàng về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng, đảm bảo cho vay chính xác, kịp thời phục vụ khách hàng, xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, phù hợp với các quy trình nghiệp vụ và mạng lưới hoạt động của ngân hàng, phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm từng đơn vị phù hợp với năng lực của người được phân cấp, ủy quyền cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị được phân cấp. Bộ phận này thực hiện các nhiệm vụ như sau: đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại trung tâm điều hành, thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam và các quy định, chính sách của NHTM cổ phần Á Châu trong lĩnh vực tín dụng nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục có hiệu quả, kiểm soát các hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
Một số vụ việc nợ xấu phải xử lý trong thời gian vừa qua tại ACB- chi nhánh Hà Nội có liên quan đến sự tiếp tay của một số cán bộ tín dụng cùng với khách hàng làm sai lệch hồ sơ vay như: cho vay nhiều hơn nhu cầu để đảo nợ cho ngân hàng khác, rút ruột kho hàng cầm cố thay thế bằng hàng tạp chất kém chất lượng thậm chí không có hàng, nâng giá tài sản thế chấp cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng..giá trị của những tổn thất này không hề nhỏ. Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp các chi nhánh ACB sử dụng nhiều biện pháp như : thực tế có một số khách hàng khả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ, vốn lưu động ròng âm, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu..nhưng các chi nhánh ACB vẫn cho vay, thậm chí có nhiều chi nhánh buông lỏng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều ngân hàng.
Phải tuân thủ nghiêm túc các quy trình, quy định, quy chế về cho vay, đảm bảo tiền vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, xử lý nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro; đồng thời nghiêm cấm các bộ ngân hàng thông đồng với các tổ chức, cá nhân bên ngoài để giải quyết cho vay qua trung gian, cho vay đảo nợ. Tổ chức học tập, nghiên cứu triển khai tập huấn các văn bản tín dụng cho tất cả nhân viên làm công tác tín dụng, kiểm tra kiểm soát tín dụng nhằm đảm bảo cho tất cả nhân viên phải nắm được chức năng, nhiệm vụ, quy trình xử lý công việc, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê, báo cáo thông tin tín dụng để kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những tồn tại thiếu sót trong nghiệp vụ đầu tư tín dụng.
Đồng thời, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng (như tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm khách hàng cần thiết lập, mức độ tăng trưởng tín dụng…), các giải pháp hiện thực hoá các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra, phù hợp với đặc thù của mỗi ngân. Hơn nữa, nhiều khi phát mại tài sản bảo đảm lại không đủ bù đắp cho khoản vay do giá cả của tài sản thay đổi, hoặc khi phát mại không có người mua, hoặc do người vay chây ỳ không chịu giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng khi không trả được nợ… Do đó, trong trường hợp không phát mại được tài sản, ngân hàng có thể thực hiện một số giải pháp tạm thời như: dùng tài sản bảo đảm để cho thuê; dùng tài sản bảo đảm làm vốn góp liên doanh; nếu tài sản bảo đảm là nhà ở có địa điểm thuận lợi (ở mặt đường, gần khu dân cư hoặc trung tâm thành phố) ngân hàng có thể dùng nó làm địa điểm giao dịch hoặc mở thêm các chi nhánh… Như vậy, ngân hàng sẽ có thêm được một khoản thu và giảm được một số chi phí như chi phí bảo.
Nhà nước cần sửa đổi bổ sung quy định về kiểm toán độc lập, trong đó bổ sung đối tượng kiểm toán bắt buộc là các công ty cổ phần, đó cũng là những khách hàng có doanh số hoạt động lớn, dư nợ cao tại các Ngân hàng thương mại; giúp cho ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của khách hàng vay vốn được an toàn hơn trước và trong khi cho vay, đồng thời cũng tạo điều kiện giúp các khách hàng thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009-2011 ; căn cứ vào đặc điểm, tình hình và định hướng phát triển của ngân hàng ACB- chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn mới, luận văn đã đề xuất 11 giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ACB- chi nhánh Hà Nội góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển.