MỤC LỤC
Hashim và cs tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh trường tiểu học Suburban Malaysia, huyện Kota Bharu, tỉnh Kelantan, Malaysia nghiên cửu 705 học sinh 6-12 tuổi, tỷ lệ cận thị 5,4% và tăng lên theo tuổi, nữ giới mắc cận thị cao hơn nam và liên quan sử dụng nhiều thời gian đọc sách, không đeo kính thường xuyên, trình độ học vấn cao của cha mẹ học sinh, tỷ lệ cận thị ở thành phố cao hơn nông thôn, (ở huyện Kelantan, Malaysia là 5,4% thấp hơn thành phố Kuala Lumpur là 9,2% và Singapore là 22,1%) [33]. Theo tác giả Nguyễn Hữu Trí (2000) tại Bắc ninh tỷ lệ cận thị ở học sinh nữ (6,5%) cao hơn tỷ lệ cận thị ở học sinh nam (3,7%) và tỷ lệ cận thị liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng như học sinh học thời gian sử dụng mắt liên tục trên 1 giờ có nguy cơ mắc cận thị gấp 5 lần thời gian học liên tục <1 giờ, học sinh có học thêm ngoài trường thì có nguy cơ mắc cận thị gấp 8,2 lần học sinh không học thêm ngoài trường, và học sinh chơi điện tử có nguy cơ cận thị gấp hơn 6 lần học sinh không chơi điện tử..và đều có liên quan với cận thị học sinh [26].
- Cận thị là một tật khúc xạ của mắt, gây nên bởi sự mất cân xứng giữa công suất hội tụ của hệ thống quang học bán phần trước nhãn cầu với độ dài trục trước sau của nhãn cầu, làm cho các tia sáng song song từ môi trường đi vào nhãn cầu hội tụ ở phía trước vừng mạc do vậy ảnh của vật được tạo ra trước vừng mạc [19]. Sự suy yếu của củng mạc, đặc biệt là củng mạc ở vùng cực sau, nguyên nhân có thể do sự suy yếu của tuyến giáp hoặc sự rối loạn trong chế tiết của các hooc môn vỏ, dẫn đến rối loạn trong chuỷen hóa collagen, phá hủy cấu trúc nội phân tử của các sợi collagen mà kết quả là rối loạn thoái hóa củng mạc.
Lệ đạo: Nước mắt sau khi được dàn đều trên kết mạc và giác mạc sẽ tập trung ở hồ lệ (khóe trong mắt) trước khi vào các lỗ lệ trên và dưới (nằm ở bờ mí, gần khóe trong) rồi đi theo các lệ quản đổ vào túi lệ; sau đó nước mắt sẽ theo ống lệ mũi để đào thải ở hốc mũi. Mỗi điểm của vừng mạc mắt bờn này ứng với một điểm tương đồng ở vừng mạc bên kia, hai điểm này có chung một thị hướng và khi chúng được hoạt động đồng thời thì vật sẽ được nhìn thấy duy nhất và có chiều sâu.
Tại Việt Nam hiện nay, tật khúc xạ đang chiếm tỷ lệ rất cao trong học sinh, đặc biệt là tật cận thị mắc cao nhất trong các tật khúc xạ, nhưng do ngồi học thiếu ánh sáng và sử dụng nguồn sáng không phù hợp, không đảm bảo các yêu cầu tối thiểu cho mắt đã góp phần gia tăng tỷ lệ cận thị học đường. Người chăm sóc chính cho học sinh có đời sống kinh tế khá giả và trình độ học vấn cao, theo cán bộ Y te của trường thì tỷ lệ học sinh bị cận thị ngày càng tăng cao là do đầu vào từ năm lớp 6 cũng cao dần theo từng năm và thời gian cũng như mức độ học tập của các em càng tăng lên, cùng với sự phát triển của ngành điện tử viễn thông nên làm cho mức độ cận thị của các em học sinh ngày càng tăng cao.
Qua công tác quan sát mắt học đường thì nhà trường có tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh một năm một lần, học sinh ngồi học loại bàn ghế đa số còn chưa phù hợp tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, bóng đèn đa số các lóp học có bóng đèn hỏng cháy vẫn chưa thay thế kịp thời, phòng y tế có tranh poster về phòng chống cận thị chưa treo ở nơi dễ nhìn thấy. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng các em học sinh được học về cận thị học đường ở lớp 8 về nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng chống và cách bảo vệ mắt, nhưng nội dung bài giảng chưa được đầy đủ, (vì thời gian học chỉ có 1 tiết).Tiết này chỉ giới thiệu chung về cấu tạo của mắt và các bệnh tật về mắt, chưa đi sâu vào cách phòng tránh cận thị, theo chúng tôi nên đưa chương trình này vào dạy học ngay từ đầu lớp 6 có thể vào tiết học sinh hoạt của lớp và nội dung dạy nên chú trọng hơn về cách phòng chống cận thị cho học sinh. Theo kết quả nghiên cứu này thì tỷ lệ cận thị ở học sinh nữ cao hơn học sinh nam có thể do các em nữ sử dụng thời gian đọc truyện, sách, báo nhiều hơn nam giới và thời gian vui chơi giải trí, thể thao ít hơn, qua điều tra người chăm sóc chính cho học sinh chúng tôi thấy rằng hầu hết các em ngoài thời gian học chính khóa, học thêm thì phần lớn các em nữ sử dụng thời gian còn lại để đọc truyện, sách, báo và xem ti vi.
Theo chúng tôi để góp phần hạn chế sự gia tăng cận thị ở học sinh thì gia đình nên phối hợp với nhà trường kiểm soát tổng thời gian vui chơi, giải trí hàng ngày (xem ti vi, đọc truyện sách báo, sử dụng máy tính) là vấn đề quan trọng trong việc phòng ngừa mắc tật cận thị ở học sinh, từ đó người chăm sóc chính cho học sinh cần kiểm soát chặc chẽ thời gian vui chơi giải trí của học sinh có thể giúp giảm tỷ lệ mắc cận thị cho học sinh. Khi biết con em mình mắc cận thị thì người chăm sóc chính cho học sinh đưa các em đi khám mắt, thử kính, đeo kính và nhận được thông tin về nguyên nhân, tác hại và cách phòng chống tật cận thị từ cán bộ Y tế là nhiều nhất, nên kiến thức và thực hành của người chăm sóc chính cho học sinh là cao, thực te cho thấy trong số học sinh mắc cận thị thì tỷ lệ cận thị của học sinh cận thị độ 3 là rất thấp chỉ chiếm 0,9%; như vậy mức độ cận thị nặng lên của các em tiến triển chậm, chứng tỏ công tác phòng chổng cận thị tại nhà trường và gia đình đang có chiều hướng tiến triển tổt. Giáo dục phòng chống cận thị cho học sinh là do gia đình và nhà trường, người chăm sóc chính cho học sinh có vai trò quan trọng trong việc cung cấp, truyền tải các thông tin kiến thức về phòng chống cận thị cho con em mình cũng như thúc đẩy con em mình chuyển đổi những thói quen tật xấu, nhận thức sai lầm như một số nếp ngồi học thường xuyên không đúng tư thế như, đọc sách, ngồi viết bài.
Như vậy nguồn thông tin chung về cận thị học đường chủ yếu là nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể người chăm sóc chính cho học sinh nhận được thông tin này là do con em của họ đã mắc cận thị vì thế họ quan tâm hơn, đồng thời trong đề tài này phần lớn các nguồn thông tin về phòng chống cận thị thì người chăm sóc chính cho học sinh cho rằng nguồn thông tin từ cán bộ Y tế là bổ ích nhất chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,3%; còn nguồn thông tin từ tranh, ảnh, tờ rơi là thấp nhất chiếm 0,3%. Các nghiên cứu chủ yểu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, còn trong nghiên cứu này ngoài việc mô tả về thực trạng cận thị của học sinh, nghiên cứu còn muốn tìm hiểu kiến thức, thực hành của người chăm sóc chính cho học sinh và việc thực hiện công tác mắt học đường của trường THCS Phan Chu Trinh, thông qua phỏng vẩn sâu hiệu phó, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ y tế trường. Tại trường học điều kiện chiếu sáng có vị trí rất quan trọng trong vệ sinh học đường, mặc dù mỗi phòng học đều có cửa ra vào, 6 cửa sổ sắt và 15 cửa sổ chớp, thực tế cường độ chiếu sáng tại 8 lớp học khi đo đều đạt trung bình là >100 Lux theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, nhưng có một lớp đạt về tiêu chuẩn ánh sáng nhưng ánh sáng chưa đồng đều (1 điểm 95 Lux do điểm đó có bóng đèn bị cháy hỏng không sáng), còn một số lớp học khác đều có các bóng đèn hỏng khi bật công tắc không sáng, nhưng ánh sáng đều đạt >100 Lux tại mỗi lớp học.