MỤC LỤC
Mục đích cuộc cách mạng giải phóng của Hồ Chí Minh là nhằm "làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng nhằm giành độc lập cho Tổ quốc và giải phóng con người, đã phải tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang và nổi dậy, cỏc cuộc chiến tranh yờu nước. Hồ Chớ Minh trước hết là con người hiện thân cho tư tưởng hoà bình nhân đạo, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam kết hợp với các tư tưởng lớn của thời đại, của chủ nghĩa nhân văn cộng sản "giải phóng gông cùm nô lệ cho nhân loại", "bốn phương vô sản đều là anh em", đoàn kết nhân dân các dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì hoà bình dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Trung thành với chủ nghĩa nhân văn cao cả - giành độc lập cho Tổ quốc Việt Nam, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, đánh giá đúng đắn bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc, thực dân, tin tưởng vào sức mạnh đoàn kết đấu tranh của nhân dân lao động, Hồ Chí Minh nói: "Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kể thù của giai cấp của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền" /17.
Nên nhớ việc sử dụng hình thức và thủ đoạn bạo lực cách mạng nào đó được coi là đúng nhất, là tốt nhất phải thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của tình hình cụ thể, phù hợp về cơ bản với những điều kiện trong đó nó được sử dụng, cho phép huy động tối đa mọi lực lượng cách mạng của quần chúng và các lực lượng tiến bộ khác xông lên trận tuyến chiến đấu với kẻ thù, cho phép khai thác triệt để mọi sơ hở, yếu kém của địch để giành thắng lợi lớn nhất mà mục đích cách mạng đã đặt ra.
Hồ Chí Minh đã nói: "Chỉ có CNXH, CNCS mới giảI phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ." CNXH không những xoá bỏ mọi sự thống trị về mặt dân tộc mà còn thanh toán mọi sự áp bức, bóc lột về mặt giai cấp, giải phóng triệt để con người: công nhân, nông dân, toàn thể nhân dân lao động, xây dựng xã hội công bàng, tốt đẹp nhất, ước mơ từ bao đời nay của loài người. Đảng ta và Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên chiến đáu, tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh để giành lạ độc lập, tự do cho Tổ Quốc Việt Nam, xây dựng trên đất nước ta một xã hội mà mọi người ai ai cũng được ấm no, ai ai cũng được học hành, một xã hội mà mọi tinh hoa của dân tộc đều được giữ gìn và phát triển,mọi tài năng, trí tuệ của con người đều được phát huy, nhân phẩm của mỗi người đều được tôn trọng. Rừ ràng tư tưởng nhõn văn Hồ Chớ Minh, tư tưởng giải phúng dõn tộc, giành độc lập cho Tổ quốc Việt Nam, giải phóng xã hội, giải phóng con người gắn bó hữu cơ với mục đích chính trị của cuộc khởi nghĩa và chiến tranh yêu nước do Người và Đảng ta lãnh đạo là lật đổ nền thống trị của CNTD, phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân; chống đế quốc xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ q uốc.
Hệ quả của sự phân tích mối quan hệ giữa chính trị và mục đích chính trị của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân ở Việt Nam cho thấy, một trong những điểm nổi bật của di sản quân sự Việt Nam mang đậm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là tính chất chính nghĩa ngày càng cao và mục đích chính trị giải phóng dân tộc, giải phóng con người ngày càng triệt để phù hợp với xu thế phát triển của loài người tiến bộ của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân do Đảng ta và Người lãnh đạo.
Trong chỉ thị đú ghi rừ chức năng "đội tuyờn truyền /10, tr.377, chỉ ra hành động của nú là nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng, thúc đẩy việc tập hợp lực lượng đông đảo quần chúng dưới lá cờ khởi nghĩa của Đảng và hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân, tiến tới khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền, "nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự" /10, tr.377, "tuyên truyền trọng hơn tác chiến", dùng hoạt động chính trị và vũ trang mà củng cố, phát triển và bảo vệ cơ sở chính trị. Và để bảo vệ đồng bào, giữ gìn Tổ quốc, Vệ quốc quân (tên gọi của Quân đội quốc gia) khắc phục nhiều khó khăn về cán bộ, vũ khí, kỹ thuật, lương thực, tài chính… những khó khăn tất yếu trong hoàn cảnh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới ra đời, bốn bề bị bao vây, của cải quốc gia khánh kiệt, kẻ thù đang ngày đêm rình rập tiêu diệt cách mạng Việt Nam, tiêu diệt nhà nước công nông đang còn trứng nước. Thực hiện tốt các chức năng đó, quân đội ta không chỉ là công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu của của nhà nước mà còn là một lực lượng chính trị đặc biệt, tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững chắc của chế độ, của đất nước; một lực lượng lao động tham gia sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, không chỉ là những đơn vị chiến đấu mà còn là một lực lượng xung kích trong việc thực hiện một số nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội đột xuất, cấp bách, góp phần giáo dục, tổ chức tuyên truyền vận động giác ngộ quần chúng nhân dân tự giác đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng cả bản thân mình.
Một nét đặc trưng nữa phản ánh bản chất, chức năng chính trị - xã hội của quân đội kiểu mới, của quân đội ta là không chỉ chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam mà còn góp phần chiến đấu cho sự ngiệp cách mạng của nhân dân thế giới… Quân đội ta không chỉ là quân đội cách mạng của giai cấp công nhân và những người lao động của nước ta, của dân tộc ta mà còn là một đội quân của tình hữu nghị và anh em giữa các dân tộc đang đấu tranh vì tự do, độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình, tiến bộ và CNXH một đội quân của chủ nghĩa quốc tế vô sản. Những lời chỉ bảo, dặn dò của Hồ Chí Minh nhắc nhở các lực lượng vũ trang ta làm tốt hơn nữa nhiệm vụquốc tế của mình, để luôn xứng đáng với lời khen của Người: "Quân đội ta có tinh thần yêu nước chân chính, lại có tinh thần quốc tế vô sản cao cả, luôn luôn đoàn kết với nhân dân và quân đội các nước xã hội chủ nghĩa anh em, với nhân dân các nước đang đấu tranh giải phóng dân tôc và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới" /16, tr.814/. Rừ ràng, tư tưởng nhõn văn Hồ Chớ Minh, tư tưởng về giải phúng dõn tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, giải phóng nhân dân lao động trong chức năng chính trị- xã hội của Quân đội nhân dân- công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu của Đảng và Nhà nước ta là biểu hiện của sự thống nhất biện chứng giữa tư tưởng nhân văn và tư tưởng về sử dụng công cụ bạo lực vũ trang cách mạng.
Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Đảng ta, nhân dân ta đã vận dụng khéo léo việc kết hợp với các hình thức và lực lượng đấu tranh trên đây tùy theo tình hình cụ thể, khi thì lực lượng chính trị đóng vai trò chủ yếu, có lực lượng vũ trang làm chỗ dựa, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để đi đến khởi nghĩa vũ trang trong cả nước; khi thì lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, có lực lượng chính trị phối hợp, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao tạo thành sức mạnh tổng hợp cho toàn dân đánh giặc. Dựa vào ưu thế của toàn dân đánh giặc ở khắp nơi, bằng mọi lực lượng có trong tay, với các hình thức đấu tranh, các loại vũ khí, phương tiện thích hợp nhân dân ta đã tạo được thế trận chiến tranh rất có lợi, phát huy được cao độ thế tiến công, luôn giành và giữ quyền chủ động đánh địch trên các vùng, bắt buộc địch phải bị động đối phó với cách đánh của ta;. Trong các cuộc chiến tranh đó, nhân dân ta đã sáng tạo nhiều hình thức chiến đấu rất độc đáo, thần kỳ, vừa tiến công, vừa phản công và phòng ngự, trong đó tiến công làm chủ yếu, chiến đấu hợp đồng và độc lập; chiến đấu tiêu diệt địch bằng cả ba thứ quân; kết hợp chiến đấu nhỏ, vừa và lớn; kết hợp chiến đấu bằng lối đánh du kích và lối đánh chính quy, tiến công bằng quân sự và nổi dậy của quần chúng, vừa đánh vừa đàm….
Đó là những quân nhân cách mạng được giác ngộ chính trị, có lý tưởng cách mạng, có chiến thuật kỹ thuật giỏi, bản lĩnh chiến đấu cao…Chiến lược trồng người của Hồ Chí Minh đã tạo nên những con người mới Việt Nam, một đội ngũ cán bộ trung thành, thông minh, một lớp chiến sĩ dũng cảm, kiên quyết, đáp ứng mọi yêu cầu và thử thách của chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước.