Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhi sau tháo lồng ruột cấp tính tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh năm 2023

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Phương pháp nghiên cứu
    • Các khái niệm, tiêu chuẩn, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

      Kết quả chưa tốt nếu thời gian nằm viện >=5 ngày, có biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, nôn, bị lồng ruột lại, tình trạng nặng phải chuyển mổ cấp cứu, chuyển hồi sức hoặc chuyển viện. Thực hiện đạt (10 điểm): theo dừi cỏc dấu hiệu sinh tồn theo đỳng quy định: 15 phút/lần trong giờ đầu; 30 phút/lần trong giờ 2 và sau đó 1 giờ/lần đến khi trẻ tỉnh hoặc nhiều hơn theo tình trạng trẻ bệnh; phát hiện kịp thời biến chứng của tháo lồng, biến chứng của gây mê hoặc tiền mê như suy hô hấp, hạ thân nhiệt, trào ngược. Thực hiện đạt (10 điểm): hướng dẫn bà mẹ cách bế trẻ, hạn chế vận động quá nhiều, ăn uống hợp vệ sinh đầy đủ chất dinh dưỡng bổ sung thêm rau củ quả để tránh bị táo bón cũng như tiêu chảy, hạn chế đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh để tránh lồng ruột lại, trẻ không bị lồng lại trong thời gian nằm viện.

      Thực hiện chưa đạt ( 5 điểm)khi không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không chu đáo, đầy đủ bà mẹ cách bế trẻ, hạn chế vận động quá nhiều để tránh lồng ruột lại, trẻ bị lồng lại trong thời gian nằm viện. Không thực hiện: 0 điểm. Đánh giá thực hành chăm sóc:. - Những vấn đề không có trên trẻ bệnh đồng nghĩa không cần chăm sóc sẽ ghi là không áp dụng. - Tính điểm của những vấn đề cần chăm sóc. - Tính tỷ lệ điểm đạt so với điểm tối đa. Đánh giá kết quả chăm sóc chung: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả chăm sóc, điều trị dựa vào 2 tiêu chí:1). Thực hiện chăm sóc của điều dưỡng và 2). Bước 2: Sử dụng bệnh án nghiên cứu được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin của đối tượng nghiên cứu bao gồm: triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. Điều dưỡng tại bệnh phòng thực hiện chăm sóc bệnh nhân và nghiên cứu viên trực tiếp quan sát, ghi chép, đánh giá lại các vấn đề đó theo quy trình chăm sóc bệnh nhân do bệnh viện ban hành.

      Sai số: việc thu thập thông tin chủ yếu dựa vào bệnh án nghiên cứu được thiết kế sẵn và tương đối dài nên có thể gặp sai số do không đồng nhất giữa các lần phỏng vấn điều dưỡng cũng như thái độ hợp tác của các điều dưỡng, thời điểm phỏng vấn.

      Bảng 2.1: Biến số trong nghiên cứu
      Bảng 2.1: Biến số trong nghiên cứu

      BÀN LUẬN

      Đặc điểm và kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhi lồng ruột tại khoa ngoại nhi bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh năm 2023

      Điều này có thể là do cha mẹ và người chăm sóc trẻ bị lồng ruột tái phát có thể quen thuộc hơn hoặc quen với các dấu hiệu và triệu chứng tinh vi hơn của lồng ruột và có thể đến bệnh viện trước khi nôn mửa, phân có máu hoặc sốt phát triển, mặc dù chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt trong những ngày trung bình. Một lời giải thích có thể cho sự khác biệt này là trẻ bị lồng ruột lần đầu ở độ tuổi lớn hơn có ít thời gian để bị lồng lần thứ hai trước sinh nhật thứ hai của chúng, tuy nhiên độ tuổi của các lần bị lồng ruột lần đầu là tương tự nhau ở cả hai nhóm và bao gồm cả trẻ em từ 23 tuổi trở xuống tháng tuổi. Theo Nguyễn Thị Thu Thủy, đối với trẻ trên 24 tháng tuổi siêu âm không những rất có giá trị trong chẩn đoán xác định lồng ruột mà còn giúp chẩn đoán nguyên nhân, chẩn đoán được lồng đơn hay lồng kép và tiên lượng được khối lồng chặt hay lỏng để giúp chỉ định điều trị được chính xác hơn [22], tuy nhiên thực tế chẩn đoán nguyên nhân qua siêu âm vẫn còn hạn chế.

      Do trong giờ thứ nhất phần đa trẻ chưa thoát tiền mê nên vẫn còn lơ mơ, bụng chướng do mới bơm hơi vào trong ổ bụng để tiến hành tháo lồng lượng hơi đó chưa thoát ra được hết bằng ợ hơi hoặc trung tiện, ăn kém do trẻ chưa tỉnh táo hoàn toàn cùng với bụng chướng và tình trạng lúc mới vào chủ yếu là mệt mỏi do nôn chớ, quấy khóc nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ình trạng đau bụng của trẻ tang dần từ giờ thứ nhất đến ngày thứ 4 là do sau khi bơm hơi tháo lồng phần ruột ở khối lồng bị tổn thương dẫn đến bệnh nhi dễ bị các bệnh rối loạn tiêu hóa gây nên đau bụng như tăng nhu dộng rột, tiêu chảy…… Vì vậy việc chăm sóc dinh dưỡng sau bơm hơi tháo lồng ruột cũng rất quan trọng, giúp cho bệnh nhi có một chế độ ăn hợp lý tránh bị các bệnh đường tiêu hóa làm thay đổi nhu động ruột dẫn đến bị lồng ruột lại. Trong nghiên cứu của chúng tôi việc tư vấn chế độ ăn cho trẻ chỉ đạt 65% do phần đa người chăm sóc là ông bà nên việc tư vấn gặp nhiều khó khăn do việc tiếp thu cũng như tiếp cận các nguồn thông tin về chế độ ăn cho bệnh nhi lồng ruột, dẫn đến việc tuân thủ thực hiện chế độ ăn đạt hiệu quả thấp, ngoài ra các ông, bà khi chăm cháu thường chiều cháu không tuân thủ điều trị cho trẻ ăn những đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ…….

      Trong nghiên cứu này của Nguyễn Thị Thu Hương [10] nhận thấy, có 34,4% đối tượng tham gia nghiên cứu nhận thức được rằng sau tháo lồng bằng hơi thì phải cho trẻ ăn lỏng dễ tiêu, tăng dần về số lượng, tuy nhiên vẫn còn 26,2% bà mẹ cho rằng trẻ phải nhịn ăn, trong khi đó 21,3% bà mẹ lại cho trẻ ăn nhiều thịt, hoa quả và 18% bà mẹ cho trẻ ăn bình thường.

      Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc trẻ sau tháo lồng 1.Một số yếu tố liên quan từ phía trẻ bệnh

      Vì vậy, nhiệm vụ của người nhân viên y tế nói chung và của điều dưỡng nói riêng là phải hướng dẫn cho người nhà về cách phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lồng ruột cấp tính đặc biệt là các người nhà có con có nguy cơ bị mắc bệnh lồng ruột cấp tính cao để từ đó có thể phát hiện sớm và có những biện pháp xử trí kịp thời, phòng chống được các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra giúp cho việc điều trị cũng như chăm sóc bệnh nhi lồng ruột đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên theo thực tế trẻ đã từng có tiền sử lồng ruột nên người nhà đã biết được các triệu chứng sớm của lồng ruột cũng như cảnh giác hơn với lồng ruột nên khi trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như đau bụng, nôn, quấy khóc cơn, đột ngột đi ngoài phân máu thì sẽ được người nhà cho đi khám sớm ở các cơ sở y tế từ đó giúp trẻ nhập viện sớm hơn giúp cho kết quả điều trị và chăm sóc tốt hơn các trẻ chưa từng bị lồng ruột đến muộn hơn. Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc là tình trạng nặng nề do trẻ phát hiện muộn, chậm trễ đưa đến bệnh viện điều trị và chăm sóc làm cho kéo dài ngày điều trị, mất thời gian phục hồi hơn, dễ mắc các tai biến biến chứng như tiêu chảy, viêm ruột, nặng nề hơn có thể sốc, tử vong, từ đó làm cho kết quả chăm giảm.

      Qua kết quả nghiên cứu cho thấy những khó khăn xuất phát từ trẻ nhi là thời gian xuất hiện triệu chứng trước khi vào viện; vị trí và cách thức lồng ruột; toàn trạng trẻ bệnh trước khi tháo lồng. Những khó khăn trong chăm sóc trẻ nhi lồng ruột đến từ phía điều dưỡng do một số điều dưỡng trẻ mới về khoa nờn chưa hiểu rừ về bệnh dẫn đến việc tư vấn giỏo dục sức khỏe chưa được hiệu quả, khoa phòng bố chí bất tiện, bệnh nhân sau tháo lồng sẽ được chuyển sang khu vực khỏc để theo dừi phải đi lại khú khăn, cựng với việc đụng bệnh nhõn dẫn đến việc bàn giao tư vấn theo dừi bệnh nhõn cũng chưa được sỏt sao. Những khó khăn trong chăm sóc trẻ nhi lồng ruột đến từ phía bệnh nhi: Trẻ thể trạng bũ bẫm gây khó khăn hơn trong việc bơm hơi tháo lồng, những trẻ bé thường phát hiện muộn cũng làm cho việc chăm sóc trở nên khó khăn hơn do khối lồng chặt, phù nề, toàn trạng bệnh nhân mệt mỏi, mất nước có trường hợp sốc nhiễm trùng từ đó ta thấy được việc phát hiện sớm các triệu chứng của trẻ, đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm sẽ giúp cho việc chăm sóc sau bơm hơi tháo lồng tốt hơn so với việc phát hiện muộn.

      Những khó khăn trong chăm sóc trẻ nhi lồng ruột đến từ phía bệnh viện chủ yếu do thiết kế phòng bệnh chưa hợp lý quãng đường di chuyển nhiều bất tiện cho việc chăm sóc, điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng cho bệnh nhi sau tháo lồng chưa tốt, những yếu tố này hiện tại là những yếu tố không thay đổi được.