Thiết kế Mô Hình Lớp Học Tích Cực: Tạo Môi Trường Học Hành Thân Thiện Và Xây Dựng Quy Tắc Ứng Xử Hiệu Quả

MỤC LỤC

Xây dựng lớp học tinh thần

Bố trí chỗ ngồi hợp lí cho học sinh trong lớp có ảnh hưởng tới sự tham gia tích cực của các em. Quan tâm về giới: Phân công các nhiệm vụ, giáo viên lưu tâm đến tính công bằng giới giữa học sinh nam và học sinh nữ, không nên phân công các công việc có tính khuôn mẫu về giới. Học sinh tham gia quyết định trang trí và sử dụng không gian lớp học cho phép các học sinh bày tỏ ý kiến về những quyết định có ảnh hướng đến môi trường học tập thân thiện.

Ngôn ngữ của giáo viên: Gần gũi, thân thiện với trẻ, không quát mắng hoặc xúc phạm miệt thị trẻ,….

Một số góc học trong lớp

Góc bảng tin: Chúng ta có gì hum nay?

Góc bản tin: Thông báo học sinh nhiệm vụ cũng như những việc cần làm trong tuần. Ngoài ra còn có để ảnh sinh nhật các bạn khác trong lớp để lớp cùng chúc mừng. Việc thông báo sinh nhật giúp học sinh vui vẻ đến trường hơn và thông báo giỳp học sinh rừ những việc cần làm trong tuần.

Góc time out là góc để học sinh vào trong đó suy nghĩ sau khi có những hành vi, vi phạm chuẩn mực đạo đức, hoặc trong trường hợp học sinh quá nhiều lần vi phạm nội quy trường. Mỗi lần học sinh vi phạm thì sẽ bị phạt vào góc timeout tùy mức độ mà dao động từ 3-10p. Tuy nhiên góc timeout không phải là để phạt học sinh ( điều này giỏo viờn phải thụng bỏo rừ dến cỏc em và giỳp cỏc em hiểu là đứng góc timeout không phải là xấu mà là suy nghĩ lại về hành động của mình, tuy nhiên việc đứng góc timeout tức là em đã làm ra lỗi nên học sinh không phải là cảm thấy hạnh phúc khi vào góc time out.

Sau khi học sinh hết thời gian trong góc timeout giáo viên sẽ tâm sự với học sinh để xem học sinh sau khi vào góc timeout đã suy nghĩ gì trong đó. Đối với học sinh vào góc timeout quá nhiều thì giáo viên sẽ có biện pháp khác như là trực vệ sinh, gọi phụ huynh và hỏi thăm tình hình ở nhà có chuyện gì xảy ra( không vức con lại cho phụ huynh) để cùng nhau giải quyết vấn đề. Góc timeout, học sinh sẽ đi vào miếng vải để suy nghĩ về chuyện của mình, có thể là sẽ có cái ghê cho học.

Mục đích nghiên cứu

Nhưng học sinh vẫn chưa thể có được những hành động thống nhất trong việc thể hiện những nề nếp, tác phong trong lớp cũng như ngoài lớp. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng nên một bộ các quy tắc ứng xử trong lớp học nhằm giúp học sinh dễ dàng có được khuôn khổ nề nếp tác phong, kỷ luật trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và tích cực. Qua việc tìm hiểu tình hình chung về công tác của giáo viên trong quản lý và thực trạng của học sinh khi thực hiện quy tắc ứng xử từ đó chúng tôi xây dựng quy tắc ứng xử trong lớp nhằm giúp giáo viên dễ dàng quản lí lớp học và hình thành cho học sinh thói quen tự quản lý bản thân.

Giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm thời gian thực hiện hành vi và xử lý vấn đề, có nhiều thời gian để học tập và xây dựng văn hóa học đường, đảm bảo giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG LỚP HỌC 1. Khái niệm về quy tắc ứng xử

Mục đích của quy tắc ứng xử

-Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong nhà trường theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của nhà trường; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hậu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong nhà trường. -Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.

Nguyên tắc xây dựng quy tắc ứng xử

Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục;. Dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, cấp học và đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền;. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong lớp học.

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG LỚP HỌC

    Ngoài ra, ở giai đoạn Tiểu học các em thường hay bắt chước các hành động đã thấy trên mạng, nếu không có sự giám sát và đồng hành của cha mẹ, các bé sẽ rất dễ học theo cách nói chuyện, hành xử của những video không lành mạnh hoặc các trò chơi bạo lực. Dựa vào đặc điểm tính cách ngoại hình của học sinh( giáo viên tìm hiểu thông qua hồ sơ năm học trước và lý lịch học tập cũng như hỏi thăm từ các giáo viên năm trước) giáo viên từ đó xây dựng sẵn một quy tắc ứng xử trước khi gặp mặt lớp vào ngày đầu tiên. - Giáo viên nên làm quen với học sinh nhằm hiểu hơn về tính cách cũng như quan sát vẻ bề ngoài của học sinh, không chỉ thế còn tạo sự thân thiện với học sinh giúp học sinh có thể tự tin nêu được suy nghĩ cũng như quan điểm của mình trong lớp học.

    Việc cho học sinh biết được lợi ích khi thực hiện quy tắc ứng xử thu hút các em cùng nhau tham gia xây dựng các quy tắc cũng như cho các em hiểu những quy tắc giúp đỡ các em trong đời sống thực tiễn, không phải là những ràng buộc khiên các em khó chịu khi bắt buộc thực hiện các quy tắc. - Tiếp theo giáo viên trình bày cho các em những phạm trù để các em xây dựng quy tắc ứng xử và cho phép các em trình bày những suy nghĩ của mình đồng thời yêu cầu các em nờu rừ lớ do tại sao chỳng ta nờn ỏp dụng quy tắc ấy. Giáo viên không nên nói trước quy tắc ứng xử mà mình đã chuẩn bị trước để đảm bảo các em học sinh xây dựng quy tắc ứng xử, nếu học sinh biết trước những quy tắc ứng xử mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn thì các em sẽ không tự tin để nêu ý kiến của mình.

    Giáo viên có thể mở một cuộc khảo sát đối với những quy tắc ứng xử mà nhiều học sinh không đồng ý, tuy nhiên với vị trí là một giáo viên chủ nhiệm thì người giáo viên phải đưa ra quyết định cuối cùng cũng như cân nhắc thật kĩ. Giáo viên giải thích với các em học sinh về quy tắc đưa ra những ví dụ cụ thể về quy tắc đấy để các em dễ dàng hiểu được sau đó giải thích sự cần thiết cũng như những lợi ích mà nội quy và quy tắc đó mang lại để các em hiểu được giá trị và tăng sức thuyết phục với các em học sinh. Những ngày đầu năm học là những ngày giáo viên và học sinh làm quen và cùng nhau bước vào nề nết, giáo viên không nên áp dụng hình phạt liền vì các em học sinh có thể chưa quen với quy tắc đó cùng như thường xuyên quên việc thường xuyên củng cố lại giỳp cỏc em nhớ rừ cỏc quy tắc và hỡnh thành cỏc hành vi phự hợp với quy tặc mà không cần phải đọc lại.

    Nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện các quy tắc ứng xử trong lớp học Theo bài báo của Quân đội Nhân dân, phóng viên có một cuộc phỏng vấn với TS.Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về vấn đề thực hiện các quy tắc ứng xử trong lớp học. Những vấn đề đối với cha mẹ, ông bà phải kính trọng lễ phép, đối với nhân viên bảo vệ phải đúng mực..Bộ GD&ĐT sẽ ban hành một bộ quy tắc khung để trên cơ sở đó tất cả các cơ sở giáo dục cụ thể hóa thành những nội dung phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa tại các vùng miền. Giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cũng cần có trách nhiệm cao trong việc giúp nhà trường nắm bắt tâm lý học sinh từ đó phối hợp với gia đình, nhà trường để quản lý và định hướng hoạt động của các em.”.