MỤC LỤC
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng mô hình dạy học Blened Learning trong trường đại học. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng vận dụng mô hình Blended Learning trong dạy học ở trường Đại học Sư phạm Tp.
Theo Robbins Harvey B.Alvy – Nguyễn Trường dịch (2004), "Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường nào và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất, với nội dung và tính chất của nó dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuận lợi nhất giúp cho học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức, có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩm chất, năng lực trí tuệ của bản thân" (Robbins Harvey B.Alvy, 2004). Các hình thức học tập như m-Learning (học thông qua thiết bị di động: điện thoại thông minh, máy tính bảng, màn hình tương tác), u-Learning (học thông qua các phương thức tương tác thực tế ảo diễn ra bất kỳ nơi nào), hay smart-Learning (phương tiện học tập thông minh) đều là các hình thái của học tập điện tử e-Learning” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).
Mục tiêu của mô hình dạy học B-Learning đáp ứng mục tiêu của giáo dục đại học được mô tả cụ thể hóa như sau: (1) Đáp ứng mục tiêu chương trình đào tạo phát triển phẩm chất, năng lực SV; (2) Đáp ứng CĐR theo các học phần trong chương trình đào tạo; (3) Phát huy cao tính tích cực, chủ động học tập của SV; (4) Tạo điều kiện cho người học chủ động tự học; (5) Phát triển năng lực thực hành, vận dụng sáng tạo trong môn học; (6) Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ trong học tập; (7) Phát triển năng lực hợp tác cho sinh viên; (8) Đáp ứng nhu cầu ngành nghề trong thực tiễn xã hội. Đối với GV, phải có trình độ, có năng lực, có niềm tin, được tập huấn, có thái độ khoa học, tầm nhìn rộng, quan điểm tích cực trong sự thay đổi, dành thời gian cho việc xây dựng và phát triển khóa học kết hợp, giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên, theo dừi, hỗ trợ người học thường xuyờn, tụn trọng cỏc ý kiến cỏ nhõn, khuyến khớch trao đổi và phản hồi của người học, can thiệp thích hợp vào các hoạt động học tập của sinh viên, đánh giá và đưa ra nhận xét.
Đối với lãnh đạo nhà trường và các khoa – phòng – ban phụ trách đào tạo, cũng cần phải có nhận thức và tầm nhìn đầy đủ về hình thức B-Learning trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo, có các chính sách triển khai phù hợp, tổ chức cập nhật chương trình đào tạo phù hợp dạy học B-Learning, thay đổi đề cương học phần theo hướng kết hợp linh hoạt giữa học tập trực tiếp với học tập trực tuyến, đồng thời thay đổi cách đánh giá cho phù hợp với sự phân bổ mới này. Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện giáo dục: Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện giáo dục được hiểu là tất cả những phương tiện được sử dụng cho mục đích giảng dạy, học tập và các hoạt động khác liên quan đến bồi dưỡng, đào tạo tại trường nhằm giúp GV nâng cao chất lượng giảng dạy và SV nâng cao khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, đồng thời rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập tại trường.
Nội dung khảo sát chủ yếu tập trung vào khảo sát thực trạng: Hiểu biết về mô hình B-learning ở trường ĐHSP Tp.HCM; tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình B- Learning ở trường ĐHSP Tp.HCM; Khó khăn của dạy học giáp mặt ở trường ĐHSP Tp.HCM; Nhu cầu về dạy học kết hợp theo mô hình B-Learning ở trường ĐHSP Tp.HCM; Lựa chọn tỉ lệ kết hợp trực tuyến và giáp mặt ở trường ĐHSP Tp.HCM; và Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng vận dụng mô hình B-Learning trong dạy học ở trường ĐHSP Tp.HCM. - Bước 1: Loại bỏ các phiếu không hợp lệ (phiếu không đánh đủ các câu hỏi). - Bước 2: Thống kê câu hỏi theo từng nội dung khảo sát. - Bước 4: Phân tích số liệu đã có từ đó rút ra kinh nghiệm, đánh giá. Công cụ xử lí số liệu là phần mềm ứng dụng Microsoft Excell 2016, các thuật toán thống kê thông dụng. Các tiêu chí đánh giá dựa trên 4 mức độ thang đo các phép thống kê mô tả:. trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Câu 2. Không thực hiện KTH).
Việc xác định mục tiêu tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình B-Learning ở trường ĐHSP Tp.HCM là rất quan trọng giúp cho GV định hướng được các hoạt động dạy học và cũng là cơ sở để GV lựa chọn các nội dung giảng dạy, các phương pháp giảng dạy, kỹ thuật dạy học, lựa chọn các thiết bị, phương tiện dạy học cũng như kiểm tra đánh giá hiệu quả của bài học từ đó giúp SV tiếp thu bài tốt và hiệu quả nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực cho SV. Tất cả các GV được phỏng vấn trả lời đồng quan điểm là đang rất quan tâm tới mô hình này khi đề cương chi tiết học phần cũng như xây dựng kế hoạch bài dạy đều thực hiện theo công văn số: 1851/QĐ-ĐHSP: GV1, GV2 cho biết: “Mục tiêu tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình B-Learning ở trường ĐHSP Tp.HCM sẽ giúp SV phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết; năng lực tự chủ tự học, phát triển giao tiếp hợp tác thông qua hoạt động nhóm, trình bày các báo cáo, Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp và học tập và đặc biệt là giải quyết vấn đề sáng tạo cho SV khi được nghiên cứu tạo ra sản phẩm”.
GV cho biết: “Nhà trường đang rất quan tâm đến việc đổi mới các hình thức, PPDH, đặc biệt là dạy học theo mô hình kết hợp sau dịch Covid - 19 nhà trường thường xuyên đã triển khai cho GV tập huấn về đổi mới PPDH và đang chuyển từ các PPDH truyền thống sang các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học lấy người học làm trung tâm, kích thích sự hứng thú học tập của SV trong các học phần môn học.” Một GV khác cho biết thêm: “Chúng tôi dạy theo lối truyền thống quen rồi, thay đổi các PPDH và các kỹ thuật dạy học là việc đang mong muốn nhưng đang gặp nhiều khó khăn. Như vậy, kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy, trong các nguyên nhân gây khó khăn cho việc dạy học theo mô hình B-Learning nhằm giúp SV hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, chủ động, tính tự học thì nhiều GV đồng ý với lí do không đủ thời gian để tổ chức giải quyết các vấn đề thực tiễn, điều kiện cơ sở vật chất tuy đã được quan tâm và đầu tư nhưng chưa đáp ứng.
Thực trạng khó khăn nhiều nhất của dạy học giáp mặt là khó giúp đỡ SV hiểu được bài khi vắng học; khó minh họa các ví dụ có sử dụng video hoặc thực hành do không đủ thời gian. Phân tích kết quả thực trạng khảo sát ở chương 2 là cơ sở để tiến hành thực nghiệm và đề xuất khuyến nghị ở chương 3.
Cá nhân hóa việc học cho phép người học tiếp cận với học liệu không giới hạn số lần thực hiện cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhằm khuyến khích sự nỗ lực cố gắng của người học ở các trình độ năng lực khác nhau; sao cho người học có thể tự kiểm tra – đánh giá kiến thức của mình sau mỗi nội dung bài học, giúp người học phát huy hết khả năng học tập. Hiện nay, định hướng đổi mới giáo dục toàn diện theo thông tư số 12/2016/TT- BGD&ĐT “ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng là việc sử dụng các trang thiết bị điện tử, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông, hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, một số mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng phổ biến là : Đào tạo kết hợp – Blended learning, học tập điện tử - E learning”.
Vì vậy, việc ứng dụng mô hình dạy học kết hợp đối với giáo dục đại học nói chung và học phần “Làm bánh” tại trường ĐHSP Tp.HCM là cần thiết và khả thi. Phần thực hành, SV hoàn thành được một số loại bánh Âu: vận dụng kiến thức lý thuyết và kỹ năng sử dụng dụng cụ để chế biến và trang trí cho từng loại bánh cụ thể, nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên và phát triển năng lực thực hành sáng tạo.
Phần lý thuyết, SV được trang bị kiến thức nền tảng về bánh Âu: phân biệt được các nguyên liệu, dụng cụ cho bánh Âu, phối hợp màu sắc trang trí bánh. Lập kế hoạch hoàn thành các món bánh Âu; hoàn thành các món bánh Âu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, trang trí sáng tạo, họa tiết sắc nét, màu sắc hài hòa.
Xác định công cụ công nghệ dạy học học phần “Làm bánh” theo mô hình B- Learning gồm: sử dụng Ms Team dạy học trực tuyến; tạo mã lớp cho SV; upload và lưu trữ học liệu: đề cương chi tiết học phần, tài liệu học tập, bài giảng Powerpoint, clip hướng dẫn thực hành, link tài liệu tham khảo; công cụ lập kế hoạch: thời gian hoàn thực hiện bài tập; tạo bài tập: bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận; công cụ chấm bài: chấm bài, nhận xét cho SV. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng thêm tính khả thi và hiệu quả của mô hình dạy học kết hợp và quy trình dạy học trong học phần “Làm bánh” ở trường ĐHSP Tp.HCM nhằm khẳng định tác động tích cực của mô hình dạy học; quy trình dạy học và các PPDH theo mô hình dạy học kết hợp trong học phần “Làm bánh” ở trường ĐHSP Tp.HCM.