Lịch sử hội họa thế giới: Chân dung của nghệ thuật qua màu sắc

MỤC LỤC

Hội họa Trung Quốc

Điển hình cho trí tuệ và văn hóa truyền thống của quốc gia này.Hội họa truyền thống Trung Hoa không chỉ lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên xung quanh mà còn phản ánh thế giới nội tâm của người nghệ sỹ. Những ví dụ sống động nhất về các tác phẩm hội họa Trung Quốc đầu tiên từ thời Chiến Quốc (481 - 221 TCN) với các bức tranh trên lụa hoặc tranh mai táng trên tường đá, tường gạch hoặc các khối đá. Các tác phẩm trong thời kỳ này và sau đó là thời nhà Tần (221 - 207 TCN) và nhà Hán (202 TCN - 220 CN) không chỉ mang ý nghĩa nội hàm và cho riêng chúng mà còn thể hiện cho một nhân vật cấp cao, hơn nữa các tác phẩm nghệ thuật tạo ra để tượng trưng và tôn vinh các nghi thức tang lễ, đại diện của các vị thần trong thần thoại hoặc linh hồn của tổ tiên, vân vân.

Các bức tranh trên lụa về các vị quan triều đình và phong cảnh trong nước có thể tìm thấy tại triều nhà Hán, bên cạnh đó là cảnh đàn ông săn bắt trên lưng ngựa hoặc tham dự vào các cuộc diễu binh. Cũng có những tác phẩm 3 chiều như các bức tượng nhỏ và các pho tượng lớn, chẳng hạn như màu sắc ban đầu bao phủ lên tượng các binh lính mà ngựa chiến của Đội quân Đất nung (trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng). Trong môi trường xã hội và văn hóa của triều đại Đông Tấn (316 - 420 CN) thủ phủ tại Nam Kinh ở phía nam, hội họa trở thành thú tiêu khiển chính của quý tộc và quan lại Nho học (cùng với âm nhạc được của đàn Tam thập lục, nghệ thuật thư pháp huyền ảo, ngâm và viết thơ).

Giống như những bức tranh phong cảnh cuộn dài của Kaizhi, họa sĩ thời Đường (618 - 907 CN) Ngô Đạo Tử đã vẽ những tác phẩm nghệ thuật sống động và chi tiết trên các cuộn giấy dài theo chiều ngang (nguyên liệu phổ biến tại thời nhà Đường), ví dụ như bức "Bát thập thất thần tiên đồ quyền" của ông. Các tác phẩm hội họa trong thời nhà Đường gắn liền với những ảnh hưởng của ý tưởng về cảnh quan môi trường, với số lượng thưa thớt của các đối tượng, con người, hoặc hoạt động, cũng như đơn sắc trong tự nhiên. Trong thời kì này, có một vài họa sĩ tranh phong cảnh đặc biệt như Dong Yuan (tham khảo bài viết này cho một ví dụ về tác phẩm nghệ thuật của ông), và những họa sĩ vẽ các bức tranh phong cảnh miêu tả sinh động và thực tế hơn, giống như Cố Hoành Trung và bức "Hàn Hi Tái dạ yến đồ" của ông.

Từ cuối thế kỷ XIII và nửa đầu thế kỷ XIV, người Trung Quốc nằm dưới sự đô hộ của người mông cổ triều đại Nguyên Mông không được phép nắm giữ các vị trí cao trong bộ máy chính quyền (chỉ dành cho người Mông Cổ hoặc những dân tộc khác từ Trung Á), và kì thi của Hoàng gia đã được xóa bỏ vào thời kì đó. Nhiều người Trung Quốc theo Khổng giáo đang thất nghiệp cũng chuyển sang nghề hội họa và hát kịch, giống như việc thời nhà Nguyên đã trở thành một thời kì sôi động và phong phú của các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc. Một ví dụ điển hình có được biết đến chính là Qian Xuan (1235 - 1305 CN), người đã từng làm quan thời nhà Tống, như vì lòng yêu nước, ông đã từ chối phục vụ trong chiều đinh nhà Nguyên và dành riêng thời gian cho mình để vẽ tranh.

Trong thời nhà Tống các họa sĩ cũng có thể tự tập trong các đạo quán hoặc các cuộc gỡ và bàn luận về các tác phẩm nghệ thuật của người khách hoặc chính họ, các tác phẩm nhận được những lời khen thường có sức thuyết phục đối với thương mại và rao bán các như các tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Trong thời Càn Long và được tiếp tục trong thế kỳ 19, phong cách hội họa Baquero châu Âu có những ảnh hưởng đáng kể đến hội họa chân dung Trung Quốc, đặc biệt với hiệu ứng hình ảnh về ánh sáng và bóng.

Nghệ Thuật thời kỳ phục hưng

Những tấm tranh pa-nô đặt sau bệ thờ và những tranh tường là hình thức trang trí nghệ thuật phổ biến nhất, thường mô tả cảnh sacra conversazione, đó là cảnh Đức Mẹ và Chúa Hài đồng vây quanh bởi các thánh và người chúc tụng. Những nhà bảo trợ tư nhân như các giáo hoàng, Hoàng đế La Mã Thần Thánh, các nhà vua, và công tước tất cả đều thấy lợi ích trong việc làm đẹp thành phố và lâu dài của mình, nhưng họ cũng rất quan tâm muốn được tiếng tăm là người mộ đạo và người am hiểu nghệ thuật và lịch sử. Một khi nhà bảo trợ tìm được những hoạ sĩ mình ưa thích, ông ta thường thuê họ dài hạn với tư cách nghệ sĩ tại gia chính thức, đặt họ làm đủ mọi thể loại từ tranh chân dung đến tranh phong cảnh sống động.

Vì lý do đó, sự tiến hóa trong nghệ thuật tương đối chậm, nhưng khi một số nghệ sĩ đã tiếng tăm lừng lẫy, họ có thể phát huy những ý tưởng mới mẻ, khiến nghệ thuật trở nên khác biệt với những cách đã được thể hiện trước đây. Như một đặc điểm mà bây giờ chúng ta gọi là chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng, văn chương, kiến trúc, và nghệ thuật cổ điển tất cả đều được tham khảo nhằm trích xuất ra những ý tưởng có thể được biến đổi cho thế giới đương đại. Những hình ảnh này một lần nữa được tưởng tượng lại và, trong một số trường hợp, chúng thậm chí còn vượt qua nghệ thuật cổ đại để chiếm lĩnh tâm trí chúng ta mỗi khi chúng ta nghĩ về một chủ đề nào đó.

Cuối cùng, việc mô tả kiến trúc và tàn tích cổ đại là một đề tài ưa chuộng đặc biệt của nhiều nghệ sĩ Phục Hưng để đem lại không khí hậu cảnh cho những tác phẩm thần thoại lẫn tôn giáo của họ. Chẳng hạn, kỹ thuật colorito thịnh hành ở Venice (nơi những màu sắc tương phản được sử dụng để tạo hiệu ứng và xác định một bố cục hài hòa) trong khi kỹ thuật disegno được ưa chuộng hơn ở Florence (nơi việc vẽ nét bao quanh hình thể chiếm ưu tiên). Một cảm xúc về chuyển động dữ dội được tạo ra khi nghệ sĩ sử dụng contrapposto (đó là sự bất đối xứng giữa bộ phận phía trên và phía dưới của nhân vật, một kỹ thuật cũng được Leonardo và nhiều người khác sử dụng.

Các nghệ sĩ nỗ lực vươn tới một ý thức thậm chí lớn hơn về thực tại trong tác phẩm của mình, và điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo ra phối cảnh người ta mong đợi được nhìn thấy trong không gian ba chiều. Một số nhà phê bình cảm thấy rằng một vài nghệ sĩ đi quá xa trong việc sử dụng phối cảnh khiến cho cảm xúc căn nguyên của họa phẩm bị đánh mất; Paolo Uccello (1397-1475) là một nạn nhân đặc biệt của lời phê phán này. Các nghệ sĩ thậm chí còn bắt đầu đùa với người xem tranh như tấm gương tròn trong bức Chân Dung Lễ Cưới Arnolfini (1434) của Jan van Eyck cho thấy cả những hình phản chiếu rất nhỏ của những người khách chứng kiến đôi vợ chồng mới cưới.

Các nghệ sĩ Hà Lan là những bậc thầy đặc biệt cho những chân dung hiện thực, và ý tưởng của họ lan truyền đến Ý, nơi chúng có thể được chiêm ngưỡng trong tác phẩm của Piero della Francesca, chẳng hạn, nổi bật nhất là bức chân dung của ông vẽ Federico da Montefeltro, Công tước vùng Urbino. Sưu tập các tác phẩm nghệ thuật trở thành sở thích của người giàu có, nhưng khi tầng lớp trung lưu trở nên khấm khá hơn, họ cũng có thể tậu được những nghệ phẩm, cho dù không thật sự xuất sắc. Mannerism lúc đó mang một ý nghĩa tích cực – tính phong cách, tính đa nghĩa của thông điệp, tính tương phản, và nói chung đùa cợt với những kỹ thuật và những tiêu chuẩn hóa mà trước đây các nghệ sĩ Phục Hưng đã đặt ra.

Từ Mannerism sẽ đến phong cách chủ yếu tiếp sau trong nghệ thuật Âu châu, trường phái Ba-rốc đậm chất trang trí, chuyên sử dụng màu sắc rực rỡ, hoạ tiết đẹp, và những tư thế sống động, đưa nghệ thuật Phục Hưng lên một mức độ cao tột mới của xúc cảm và tính trang trí bao trùm.