Phân tích nguồn lực và hiệu quả sử dụng nguồn lực tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nam Thái

MỤC LỤC

Các lĩnh vực hoạt động của đơn vị thực tập Công ty có các ngành chính như

- Gia công cơ khi; xử lý và tráng phủ kim loại - Sản xuất các cấu kiện kim loại. - Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu - Xây dựng nhà các loại. - Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác - Xây dựng công trình công ích.

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí - Lắp đặt hệ thống xây dựng khác. - Bán buôn đồ dùng cho gia đình khác - Bán buôn kim loại và quặng kim loại - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ - Quảng cáo. - Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh.

- Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác - Sản xuất đồ gỗ xây dựng. - Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.

NGUỒN LỰC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC 2.1. Nguồn nhân lực

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hoặc tác động của các chiến lược tiêu thụ và cải tiến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên trong năm 2021 thì lại giảm do quá trình kinh doanh chịu tác động bởi đại dịch, mặc dù được hưởng các chính sách ưu đãi thuế từ Nhà nước nhưng doanh thu thuần giảm kéo theo cả lợi nhuận sau thuế giảm. Tỷ suất sinh lợi tài sản ROA cho chúng ta biết mức độ hiệu quả của một công ty sử dụng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận.

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả hoạt động, thể hiện tính hiệu quả của các quá trình tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phụ thuộc vào cơ cấu tài chính. Sự sụt giảm ROA trong năm 2021 chủ yếu đến từ lợi nhuận sau thuế giảm 15,63% chứ không phải từ nguồn tài sản bình quân. ROE hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là thước đo hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận, cụ thể hơn là doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận khi đầu tư 1 đồng vào vốn chủ sở hữu.

Hệ số này phản ánh tình hình khá khả quan, công ty nên tiếp tục cân đối nợ phải trả hợp lý để có thêm nhiều lợi ích từ nguồn vốn vay. Nguyên nhân là năm 2021 tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng tỷ lên tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn so với tài sản ngắn hạn là 13,66%. Đôi khi tỷ số này không phản ánh chính xác khả năng thanh khoản: nợ nhiều nhưng khó đòi, hàng tồn kho là hàng hư hỏng, chất lượng kém,… Vì vậy nhà quản trị cần kiểm tra các yếu tố này để điều chỉnh lại hệ số này để có biện pháp quản lý.

Từ những tính toán trên ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty ở năm 2020 là thấp, nguyên nhân là lượng tiền mặt so với nợ ngắn hạn thấp hơn rất nhiều. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của công ty đã xấu đi ở năm 2020 và có khuynh hướng tăng hơn ở năm 2021. Trong vài năm tới, công ty sẽ cần thực hiện các biện pháp khắc phục để tăng dự trữ tiền mặt ở mức có thể chấp nhận được và giảm các khoản nợ ngắn hạn xuống giới hạn cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời.

Hệ số thanh toán lãi vay của công ty qua các năm nhìn chung là cao, chứng tỏ công ty sử dụng vốn vay hiệu quả, đặc biệt ở năm 2020. Hệ số này giảm xuống trong năm 2021 là do trong năm công ty tăng cường thêm khoản vay ngắn hạn làm cho chi phí lãi vay tăng cao và tình hình kinh doanh của công ty bị gián đoạn do dịch bệnh. Khả năng thanh toán lãi vay cao là cơ sở tốt để ngân hàng, những người cho vay vốn an tâm trong việc cho công ty vay thêm vốn để mở rộng kinh doanh.

Bảng 2.10: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT DOANH LỢI TÀI SẢN ROA
Bảng 2.10: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT DOANH LỢI TÀI SẢN ROA

Nhận xét và đánh giá tình hình Công ty

Khai thác tiềm năng từ vốn bên ngoài: Qua bảng cân đối kế toán các năm ta dễ dàng thấy rằng nợ phải trả (hay còn gọi là vốn vay bên ngoài) của Công ty tăng nhẹ ở năm 2020 và tăng tương đối cao ở năm 2021 so với cuối năm 2019 điều này chứng tỏ công ty đang khai thác chiếm dụng vốn từ bên ngoài để tận dụng thu lợi nhuận trên đồng vốn vay. Sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản: điều này được thể hiện ở chỗ là tài sản ngắn hạn quá nhiều và đang trên đà tăng lên trong khi tài sản dài hạn lại quá ít và đang trên đà giảm xuống trong giai đoạn phân tích. Như chúng ta đã biết, việc đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ thể hiện tầm quan trọng của tài sản trong tổng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động, phản ánh tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển dài hạn như cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn quá lớn, tỷ trọng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả, chưa phát huy hiệu quả từ nguồn vốn vay bên ngoài đem lại. Thực tế, hơn 3 năm qua, công ty đã rất thành công trong việc huy động nợ ngắn hạn, nhưng việc sử dụng vốn vay trung và dài hạn còn rất ít, đồng thời, công ty cần nguồn vốn dài hạn để đầu tư tài sản cố định. Trong tương lai, để huy động được nguồn vốn này và đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của công ty, biện pháp quan trọng nhất là phải tính toán, lựa chọn và lập phương án kinh doanh, phương án đầu tư có tính khả thi cao.

Nếu công ty áp dụng và thực hiện các biện pháp trên thì nợ ngắn hạn chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều, công ty có khả năng vay vốn trung và dài hạn, sử dụng nợ ngắn hạn có hiệu quả, vốn dài hạn mang lại lợi ích thiết thực, khả năng tiếp thị tốt của sản phẩm, quá trình sản xuất liên tục, đảm bảo vốn luân chuyển bình thường, tạo điều kiện bảo toàn giá trị và phát triển vốn. Vì vậy công ty cần tìm thị trường sao cho chất lượng cao nhất, tỉ lệ thành phẩm bị lỗi do vận chuyển thấp nhất cũng như liên kết với các đơn vị vận chuyển có chính sách bảo hiểm hàng hoá phù hợp. Đối với mỗi đơn hàng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành đơn hàng đó, kế toán công ty căn cứ vào bảng kê chứng từ phát sinh bên có tài khoản 152 và sổ chi phí sản xuất kinh doanh chi tiết tài khoản 154 cho từng đơn hàng.

Giảm vật tư, công cụ dụng cụ, nhiên liệu tồn kho: Vật tư, công cụ, nhiên liệu phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty có sẵn trên thị trường, trong khi đó điều kiện vốn kinh doanh hạn hẹp, dự trữ nhiều công cụ tồn kho sẽ làm gia tăng chi phí đáng kể. Tuỳ thuộc vào tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, khả năng sử dụng công suất máy móc thiết bị và yêu cầu kinh doanh để xác định lượng vật tư dự trữ phù hợp, đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí vốn trong kinh doanh. Thị trường hàng hoá luôn có những biến động lớn do là thị trường vật liệu đầu vào mà cụng ty cũng đó thường xuyờn theo dừi, phõn tớch đỏnh giỏ hiệu quả hoạt động dự trữ, nhưng công tác dự trữ vẫn chưa phát huy được hiệu quả cần thiết như đúng nhu cầu thị trường, đúng thời điểm.

Song có lẽ, mô hình quản lý dự trữ có lựa chọn A, B, C lại phù hợp với thực trạng quản lý ở công ty hiện nay hơn, bởi trước hết nó dễ thực hiện, dễ phổ biến, đồng thời từng bước đưa quản lý dự trữ theo hướng hiện đại. Quản lý dự trữ còn tạo điều kiện sản xuất linh hoạt và an toàn, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất theo dự báo, đón trước những rủi ro trong cung ứng nguyên vật liệu hoặc chậm hàng nhập, tạo sự ổn định và an toàn trong sản xuất kinh doanh. Phát triển kênh phân phối: Công ty có thể mở thêm các văn phòng đại diện hay chi nhánh tại các thành phố lớn nơi có mức độ tiêu thụ sản phẩm cao, hay các vùng xa nhưng mức độ phát triển công nông nghiệp đang ngày một tăng.