Phân tích các biện pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của điểm đến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa

MỤC LỤC

Thực trạng việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại điểm đến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa

Phát triển hiệu quả về kinh tế

Với cơ chế cho vay linh hoạt, đa dạng với từng doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các gói cho vay tín chấp dựa trên thời gian hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp du lịch; các hợp tác, kết nối khác trong thanh toán, khuyến mãi kích cầu tiêu dùng du lịch, giao dịch du lịch… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngành du lịch giải tỏa cơn khát vốn để phục hồi, tiếp tục phát triển là ngành kinh tế mũi nhọn với tỷ lệ đóng góp hơn 15% vào GRDP của thành phố. Ông Hồ Văn Mừng - Bí thư Thành ủy Nha Trang cho biết: Giai đoạn 15 năm là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa (2009 - 2024), kinh tế - xã hội thành phố có sự phát triển vượt bậc, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có mức tăng trưởng cao nhất với tổng doanh thu du lịch và dịch vụ tăng hơn 54 lần so với năm 2009.Mặc dù qua số liệu báo cáo tổng kết năm 2023 cho thấy tổng thu tăng đều, tuy nhiên trên thực tế tại Nha Trang Khánh Hòa rất nhiều hoạt động mà người nước ngoài thuê người Việt Nam và núp bóng kinh doanh từ A đến Z không kiểm soát được do đó ảnh hưởng đến nguồn thu của tỉnh. Ngoài các chương trình đã được tổ chức tại các điểm ca nhạc, câu lạc bộ, các sân khấu nhỏ, chương trình nghệ thuật đường phố biểu diễn vào các đêm thứ bảy, chủ nhật hằng tuần để phục vụ khách du lịch, kể từ năm 2014 một số chương trình nghệ thuật tuồng, dân ca, múa rối nước, nhạc cụ dân tộc cũng đã được tổ chức tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống, Trung tâm văn hóa tỉnh để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá tinh thần của cộng đồng người dân và kết hợp phục vụ khách du lịch.

UBND thành phố Nha Trang cũng đã giao cho Phòng Văn hóa Thông tin thành phố chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và xã phường có liên quan để triển khai thực hiện, với mục tiêu đến năm 2030 du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, mang tính chuyên nghiệp cao, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống; Nha Trang - Khánh Hòa thực sự trở thành Trung tâm du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là điểm đến du lịch đẳng cấp, hấp dẫn với tính cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và quốc tế. Ngành du lịch Khánh Hòa tích cực triển khai đa dạng, liên tục xuyên suốt trong năm 2023 với nhiều hoạt động truyền thông, xúc tiến quảng bá, kích cầu thu hút khách du lịch đến với Nha Trang – Khánh Hòa: tổ chức đón 07 đoàn doanh nghiệp của nước ngoài đến khảo sát du lịch Khánh Hòa (Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc (2 đoàn), Malaysia, Pháp ….); hỗ trợ cho các đoàn thông tấn báo chí trong nước và quốc tế VTV, VTC, VOV, Kênh truyền hình MBN (Hàn Quốc), KBS (Hàn Quốc), BS Ashahi (Nhật Bản), 2RAW Aerials (Thụy Sĩ), Redseven Entertainment Gmbh (Đức).

Phát triển hài hòa về văn hóa – xã hội

Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Nha Trang Khánh Hòa, tạo sự gắn kết với phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước… Tuy nhiên, đánh giá một cách toàn diện, việc phát huy giá trị của di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội (nhất là hoạt động du lịch) còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu sự đồng bộ giữa các vùng, miền. Trong đó có việc một số cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về vai trò, ý nghĩa của công tác giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, nhất là trong bối cảnh mới hiện nay; phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa chậm đổi mới, chưa thích ứng kịp thời với sự vận động và phát triển văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, Sở Du lịch đã kêu gọi các doanh nghiệp du lịch và người dân cùng chung tay xây dựng hình ảnh đẹp về du lịch Nha Trang – Khánh Hòa: Nói không với dịch vụ kém chất lượng; phát động phong trào, người dân ứng xử văn minh, phong trào mỗi người dân là một hướng dẫn viên, niềm nở với khách du lịch; mỗi hướng dẫn viên luôn có thái độ ứng xử đúng mực, thân thiện, văn minh, nhiệt tình, tinh thần tận tụy… để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi du khách, góp phần tạo thương hiệu cho du lịch Nha Trang – Khánh Hòa.

Cải thiện môi trường sinh thái

Để đảm bảo sự đa dạng về sinh học, khai thác tài nguyên phục vụ du lịch nhưng phải có ý thức bảo vệ và tái tạo do đó Ban quản lý Vịnh Nha Trang đã thành lập Đội công tác tuyên truyền tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về bảo vệ môi trường, cảnh quan Vịnh Nha Trang, biển, hải đảo Việt Nam và các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học cho các đối tượng là người dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các đoàn thể quần chúng trong thành phố. Đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch xanh, thân thiện, bảo vệ môi trường biển, thích ứng với biển đổi khí hậu, khai thác văn hóa bản địa và cộng đồng địa phương; các sản phẩm du lịch có tính liên kết với các ngành kinh tế khác là thế mạnh của Nha Trang (kinh tế biển, nuôi trồng thuỷ hải sản, vùng sản xuất muối…) để đa dạng giá trị trải nghiệm và xây dựng chuỗi giá trị du lịch với các ngành khác. Đó là duy trì được nguồn vốn tự nhiên biển cho phát triển du lịch; Bảo tồn được thiên nhiên biển, bao gồm các hệ sinh thái và cảnh quan biển, ven biển và đảo; Bảo vệ được môi trường biển khỏi ô nhiễm và suy thoái; Phát triển hiệu quả du lịch biển dựa trên nền tảng của chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn; Thực thi nghiêm túc pháp luật về biển, về du lịch và môi trường; Truyền thông nâng cao nhận thức và kiến thức về du lịch biển xanh và bền vững cho du khách, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư ven biển và trên đảo.

Đánh giá chung

Ưu điểm và nguyên nhân a. Ưu điểm

Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, disản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Thông qua du lịch các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.

Nhược điểm và nguyên nhân a. Nhược điểm

Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm xây dựng lực lượng tự vệ, chấp hành tốt qui định về sĩ quan dự bị, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của trường trực tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ban ngành hướng dẫn chỉ đạo giúp đỡ thường xuyên của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, sự năng động của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và sự thân thiện mến khách của các tầng lớp nhân dân TP Nha Trang. Mặt khác, việc đầu tư vào một khu du lịch, khu vui chơi giải trí ấn tượng, một nhà hàng khách sạn tầm cỡ đòi hỏi phải có diện tích đất rộng, vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, do đó nếu huyện không có chính sách ưu đãi đầu tư thật tốt thì khó có thể thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của ĐĐDL Nha Trang - Khánh Hòa

    Chủ động, tích cực triển khai thực hiện pháp luật, chính sách phát triển du lịch trong phạm vi được phân cấp; Quan tâm bảo đảm trật tự, an toàn, ứng xử văn minh du lịch thông qua việc thiết lập và duy trì trật tự kỷ cương đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ; tăng cường quản lý giá cả, chất lượng dịch vụ; bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trọng tâm ban đầu sẽ là nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe, du lịch kết hợp khám chữa bệnh, các tour tham quan gắn liền với thiên nhiên, trải nghiệm giải trí về đêm và thưởng thức ẩm thực… Mọi thông tin kích cầu du lịch sẽ được đăng tải trên website của doanh nghiệp để hỗ trợ du khỏch nắm rừ mọi chương trỡnh khuyến mói cỏc doanh nghiệp uy tín trên địa bàn tỉnh và dễ dàng lựa chọn chương trình phù hợp. Ngoài ra, dự án “Chương trình phát triển đô thị thành phố Nha Trang” còn quy hoạch hệ thống các trung tâm chuyên ngành đảm bảo các tiêu chí quy hoạch hạ tầng xã hội đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống như trung tâm văn hóa, sự kiện, dịch vụ, hội chợ, bảo tàng đa năng tích hợp vào Quảng trường Đại Dương; trung tâm văn hóa, sự kiện tại khu đô thị Nam đường Phong Châu và trong các khu đô thị đáp ứng nhu cầu thực tế; quy hoạch mới khoảng 53ha đất giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề tại Hòn Nghệ và Phước Đông….Quy hoạch trên đã nhận được ý kiến, đề xuất của các chuyên gia, chuyên gia tư vấn, tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước và được nhận định rằng Nha Trang sẽ có những bước phát triển đột phá, xứng đáng là mô hình thành phố thông minh, bền vững, có bản sắc văn hóa độc đáo.